Lần đầu tiên sau nhiều năm, HPG vượt qua MWG trở thành khoản đầu tư lớn nhất trong danh mục VEIL Dragon Capital
Từ đầu năm tới nay, HPG là cổ phiếu được VEIL tăng tỷ trọng mạnh nhất trong danh mục. Nếu như vào đầu tháng 1, HPG chỉ chiếm tỷ trọng 5,15% (khoảng 76,5 triệu USD) và đứng thứ 5 trong danh mục thì đến nay, khoản đầu tư của VEIL vào HPG đã tăng hơn 2 lần.
Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL), quỹ lớn nhất do Dragon Capital quản lý vừa công bố danh mục định kỳ với nhiều điểm đáng chú ý.
Tại ngày 3/12, tổng quy mô danh mục VEIL đạt 1,69 tỷ USD và đây cũng là con số lớn nhất trong nhiều năm qua.
Top 10 khoản đầu tư lớn nhất của VEIL có nhiều biến động khi HPG vượt qua MWG trở thành khoản đầu tư lớn nhất danh mục quỹ với tỷ trọng 10,37% (khoảng 175 triệu USD). Trong khi đó, khoản đầu tư thường xuyên đứng số 1 trong danh mục VEIL trong nhiều năm qua là MWG đã lui xuống vị trí số 2 với tỷ trọng 9,87% (khoảng 167 triệu USD).
HPG vượt qua MWG trở thành khoản đầu tư lớn nhất của VEIL
Từ đầu năm tới nay, HPG là cổ phiếu được VEIL tăng tỷ trọng mạnh nhất trong danh mục. Nếu như vào đầu tháng 1, HPG chỉ chiếm tỷ trọng 5,15% (khoảng 76,5 triệu USD) và đứng thứ 5 trong danh mục thì đến nay, khoản đầu tư của VEIL vào HPG đã tăng hơn 2 lần.
Video đang HOT
Giá trị khoản đầu tư của VEIL vào HPG tăng mạnh thời gian qua bên cạnh việc quỹ đã mua thêm cổ phiếu còn đến từ việc thị giá HPG bứt phá mạnh. Tại ngày 3/12, thị giá HPG đạt 36.850 đồng/cp, tăng 92% so với đầu năm.
Trong năm 2020, hoạt động kinh doanh HPG tăng trưởng khá mạnh trong cả lĩnh vực thép lẫn nông nghiệp. 9 tháng đầu năm, Hòa Phát đạt 8.845 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất sau thuế, tăng 56% so với cùng kỳ năm trước. Mới đây, Hòa Phát đã có quyết định thoái vốn khỏi mảng nội thất, thành lập 4 tổng công ty, bao gồm Tong cong ty Gang Thep, Tong cong ty Ong thep va Ton ma mau, Tong cong ty Phát triển Nong nghiệp, Tong cong ty Phát triển Bat động san.
Thời gian gần đây, giá thép cán nóng (HRC) tăng “phi mã” cũng góp phần hỗ trợ đà tăng của nhóm cổ phiếu thép nói chung và HPG nói riêng.
Biến động cổ phiếu HPG từ đầu năm tới nay
Trong top 10 khoản đầu tư lớn nhất của VEIL tại ngày 3/12 đã không còn sự xuất hiện của DIG khi quỹ đã thoái vốn trong ngày 2/12 cho Địa ốc Him Lam. Ngoài ra, SAB cũng không còn nằm trong top 10 khoản đầu tư lớn nhất của VEIL. Thay thế DIG và SAB trong top 10 là VPB (tỷ trọng 3,26%) và MBB (tỷ trọng 3,22%).
Tại ngày 3/12, giá trị tài sản ròng trên chứng chỉ quỹ (NAV/Share) của VEIL đạt 7,78 USD, tăng 1,83% so với tuần trước đó và tăng 15,09% so với đầu năm (tính theo USD). Đây là mức tăng vượt trội so với VN-Index khi chỉ số này chỉ tăng 8,03% từ đầu năm.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 25/11: Đẩy mạnh xả HPG, khối ngoại quay ra bán ròng 144 tỷ đồng
Sau 5 phiên mua ròng liên tiếp, nhà đầu tư nước ngoài đã quay ra bán ròng 144 tỷ đồng trong phiên 25/11, với tâm điểm bán ra tập trung vào cổ phiếu HPG.
Trên sàn giao dịch HOSE, khối ngoại đã mua vào với khối lượng 23,28 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 670,82 tỷ đồng, giảm 25,21% về lượng và 30,7% về giá trị so với phiên hôm qua ngày 24/11.
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 29,02 triệu đơn vị với giá trị tương ứng 833,59 tỷ đồng, đạt xấp xỉ cả về lượng và giá trị so với phiên trước đó.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 5,74 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 162,77 tỷ đồng, trong khi phiên trước đó mua ròng 1,95 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng 141,79 tỷ đồng.
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu VRE với giá trị đạt 56,6 tỷ đồng, tương đương khối lượng gần 2 triệu đơn vị. Còn LPB dẫn đầu danh mục mua ròng mạnh về khối lượng, đạt hơn 2,42 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 29,59 tỷ đồng.
Trái lại, cổ phiếu HPG bị khối ngoại xả bán mạnh với khối lượng bán ròng đạt gần 5,1 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị bán ròng 182,27 tỷ đồng.
Tiếp theo đó, HDB bị bán ròng 32,31 tỷ đồng, VHM bị bán ròng 28,17 tỷ đồng, DCM bị bán ròng 19,28 tỷ đồng, CII bị bán ròng 18,5 tỷ đồng, còn lại các mã bị bán ròng dưới 10 tỷ đồng.
Trên sàn giao dịch HNX, khối ngoại mua vào với khối lượng 1,68 triệu đơn vị với tổng giá trị 35,7 tỷ đồng, tăng 102,78% về lượng và 61,32% về giá trị so với phiên 24/11.
Trong khi đó, bán ra 654.830 đơn vị, giá trị 10,89 tỷ đồng, giảm 76,79% về lượng và 73,78% về giá trị so với phiên trước đó.
Như vậy, khối ngoại đã mua ròng hơn 1 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng 24,81 tỷ đồng; trong khi phiên trước đó bán ròng gần 2 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 19,41 tỷ đồng.
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng 38 mã và mạnh nhất là ACB được mua ròng 815.800 đơn vị, giá trị tương ứng 22,27 tỷ đồng. Tiếp theo đó, PVS được mua ròng 9,07 tỷ đồng, SZB được mua ròng 1,27 tỷ đồng.
Ngược lại, danh mục bán ròng 22 mã và AMV dẫn đầu khi bị bán ròng 193.280 đơn vị, giá trị tương ứng 3,17 tỷ đồng. Ngoài ra, BNA, BVS và SLS cùng bị bán ròng hơn 1,3 tỷ đồng.
Giao dịch trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua vào với khối lượng 144.000 đơn vị, giá trị 9,81 tỷ đồng, giảm 55,63% về lượng và 45,92% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 361.930 đơn vị, giá trị 15,85 tỷ đồng, giảm 55,45% về lượng và 56,76% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã bán ròng 217.930 đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 6,04 tỷ đồng, giảm 55,33% về lượng và 67,39% về giá trị so với phiên trước đó.
Trong đó, khối ngoại mua ròng 20 mã, với QNS dẫn đầu khi được mua ròng 1,41 tỷ đồng, tương đương khối lượng 40.500 đơn vị và SIP được mua ròng 1,4 tỷ đồng, tương đương khối lượng 9.400 cổ phiếu.
Mặt khác, khối này bán ròng 22 mã, trong đó NTC bị bán ròng mạnh nhất đạt 5,39 tỷ đồng (17.700 cổ phiếu). Tiếp theo là VTP bị bán ròng 2,04 tỷ đồng và MSR bị bán ròng hơn 1 tỷ đồng.
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 25/11, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 4,93 triệu đơn vị, gấp hơn 9 lần so với phiên giao dịch hôm qua ngày 24/11. Tổng giá trị bán ròng tương ứng là 144 tỷ đồng, trong khi phiên trước đó mua ròng 103,86 tỷ đồng.
Mỗi tuần một doanh nghiệp: Đây có phải là thời điểm vàng đầu tư vào cổ phiếu HPG? Trong báo cáo phân tích về Tập đoàn Hoà Phát (HPG), ACBS Trương Định nhận định HPG đã hoàn tất nền giá thứ 2 vùng 24.000-25.000 đồng/cp thành công. Về phân tích kỹ thuật, có 1 nến xác nhận break phá vỡ nền giá để tiếp tục duy trì xu hướng tăng với đồng thuận trên cả đồ thị ngày và tuần. Đây...