Lần đầu tiên Nam Cực xuất hiện ca nhiễm nCoV
Nam Cực trở thành châu lục cuối cùng trên thế giới bị Covid-19 tấn công sau khi ghi nhận 36 người Chile dương tính nCoV.
Ngày 21/12, phương tiện truyền thông tiếng Tây Ban Nha đưa tin 36 người liên quan đến căn cứ quân sự Chile Bernardo O’Higgins Riquelme xét nghiệm dương tính virus. Đây là một trong 13 căn cứ của Chile đang hoạt động ở Nam Cực.
Trong số các bệnh nhân, 26 người thuộc quân đội Chile và 10 người là nhà thầu dân sự. Ba thành viên khác từ Nam Cực trở về cũng xét nghiệm dương tính.
Những bệnh nhân mới ghi nhận được cách ly tại thành phố Punta Arenas ở Chile. Tất cả đều trong tình trạng tốt, sức khỏe bình thường.
Video đang HOT
Ủy ban Khoa học về Nghiên cứu Nam Cực đã tiến hành xem xét đại dịch ảnh hưởng thế nào đến châu lục này.
Căn cứ quân sự Chile Bernardo O’Higgins Riquelme ở Nam Cực. Ảnh: Wallpaper Safari
Giáo sư Hanne Nielsen, Đại học Tasmania, cho biết: “Việc phát hiện các trường hợp mắc Covid-19 ở Nam Cực sẽ ảnh hưởng đến hàng loạt lĩnh vực, từ việc lập kế hoạch và hậu cần cho hoạt động của những người trên lục địa, đến việc đưa ra quyết định cấp cao ở quê nhà. Bản chất xa xôi của lục địa sẽ làm tăng rủi ro sức khỏe, các quy định hạn chế có thể kéo dài hơn”.
Để ngăn chặn Covid-19 bùng phát ở Nam Cực, các dự án nghiên cứu lớn đã phải tạm dừng. Công trình của nhiều nhà khoa học trên thế giới bị gián đoạn.
Thông thường, lục địa không có người dân cư trú. Song trong suốt mùa đông vừa qua, 1.000 chuyên gia và các du khách đã ở lại khu vực này.
Đến nay Covid-19 đã lây lan ra hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thế giới ghi nhận hơn 77 triệu ca dương tính và 1,7 triệu trường hợp tử vong. Châu Âu và Mỹ đang đón đợt bùng phát thứ hai của virus, dự kiến số ca nhiễm và người chết tiếp tục tăng cao.
Tảng băng trôi lớn nhất thế giới có thể đâm vào hòn đảo thuộc Anh
Tảng băng A-68A dài 150km, rộng 48km đang trôi về phía hòn đảo South Georgia, nguy cơ phá hủy nền kinh tế và hệ sinh thái của vùng lãnh thổ thuộc Anh này.
Tảng băng A-68A còn cách đảo South Georgia tại Nam Cực gần 500km. Ảnh: EPA
Đài Sputnik đưa tin tảng băng khổng lồ trên tách khỏi thềm Larsen C ở bờ đông Nam Cực hồi tháng 7/2017. A-68A có kích thước to gần bằng đảo South Georgia hay gấp 80 lần quận Manhattan của New York, Mỹ.
Kể từ khi nứt vỡ cách đây 3 năm, tảng băng trôi lớn nhất thế giới đã dịch chuyển gần 1.400km theo hướng Bắc, hiện cách đảo South Georgia khoảng 500km.
"Nó là tảng băng lớn nhất tại Nam Đại Dương. Nó đã tồn tại 3 năm, lâu hơn dự đoán", Tiến sĩ Sue Cook - nhà nghiên cứu song băng tại Chương trình Nam Cực Australia cho biết. Do phần lớn A-68A chìm dưới nước nên nó rất dễ bị mắc cạn hoặc kéo lê trên bề mặt đáy biển. Nó có thể gây gián đoạn đường đi kiếm ăn của các loài động vật hoặc ảnh hưởng đến tàu thuyền.
Giám sát vệ tinh cho thấy A-68A nhiều khả năng trôi nổi gần South Georgia trước khi chìm xuống đáy đại dương. Giáo sư Garaint Tarling tại Viện Khảo sát Nam cực Anh nhận định có khả năng tảng băng sẽ va chạm với hòn đảo này. Theo ông, nếu sự việc xảy ra, loài chim cánh cụt và hải cẩu sinh sống tại đây sẽ chịu tác động to lớn. Còn nếu tảng băng bị nhấn chìm, tất cả sinh vật sống dưới đáy biển sẽ bị nghiền nát.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Có 2 nhiệm vụ phải làm để kiềm chế Trung Quốc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết Bắc Kinh và Nga đang hoạt động ở châu Mỹ, châu Phi, Trung Đông, Bắc Cực và Nam Cực và Mỹ đã có biện pháp kiềm chế. Phát biểu tại Hội đồng Đại Tây Dương mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết, Washington nhận thấy Bắc Kinh và Matxcơva đang tăng cường...