Lần đầu tiên ITU World được tổ chức online trên nền tảng thực tế ảo do Viettel phát triển
Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Phan Tâm cho biết: mấy năm qua, Việt Nam là ngôi sao đang lên về công nghệ nhưng trong mắt thế giới vẫn chỉ là “địa chỉ gia công”.
Hội nghị và Triển lãm thế giới số 2020 ( ITU World 2020) được tổ chức trực tuyến là cơ hội để thế giới có cái nhìn khác.
Chia sẻ bên lề sự kiện tổng duyệt lễ khai mạc Hội nghị và Triển lãm thế giới số 2020 ( ITU World 2020) sáng 20/10, Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Phan Tâm cho biết, do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 nên Việt Nam đã chủ động đề xuất tổ chức sự kiện theo hình thức trực tuyến. Và Viettel là một trong những đơn vị công nghệ đã đóng góp tích cực để hiện thực hóa ý tưởng này.
“Việt Nam muốn thể hiện vai trò chủ động, tiên phong, dẫn dắt của công nghệ Việt trên trường quốc tế. Chủ động đề xuất tổ chức hội nghị theo hình thức trực tuyến, Việt Nam muốn thay đổi cách nhìn của thế giới về vai trò của công nghệ Việt, mang lại trải nghiệm hấp dẫn, thú vị hơn cho những người tham gia”, Thứ trưởng Phan Tâm chia sẻ.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai Hội nghị và Triển lãm Thế giới số nhưng cũng là lần đầu tiên trong 50 năm lịch sử của ITU, công nghệ thực tế ảo được đưa vào các gian hàng.
“Những năm qua, Việt Nam là ngôi sao đang lên về công nghệ nhưng trong mắt nước khác thì Việt Nam vẫn chỉ là địa chỉ gia công. Cùng những sản phẩm Make in Vietnam, chúng ta muốn thế giới thay đổi nhận định của thế giới về Việt Nam, quốc gia đang tiến nhanh trên con đường làm chủ công nghệ, sáng tạo công nghệ”, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết.
Chia sẻ ở buổi tổng duyệt, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết, trong công tác chuẩn bị, Viettel đã phối hợp rất tốt với các đơn vị như Cục Bưu điện Trung ương, Cục An toàn Thông tin… rà soát, triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống. Trước những nỗ lực này, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết Bộ Thông tin Truyền thông rất tin tưởng mức sự kiện sẽ có mức độ an toàn bảo mật cao nhất.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm tại lễ tổng duyệt sáng 20/10.
Anh Bùi Huy Bình, cán bộ Viettel có mặt tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, nơi Hội nghị và Triển lãm Thế giới số 2020 diễn ra, cho biết phía Viettel chỉ có khoảng 1 tháng để xây dựng hệ thống phục vụ sự kiện dựa trên những gì đã có.
Dựa trên nền tảng 3D có sẵn đã được xây dựng và phát triển qua nhiều năm, liên tiếp nâng cấp và cải tiến qua các dự án thực tế, Viettel đã tinh chỉnh để có một nền tảng hoàn chỉnh trong vòng 1 tháng.
Với kinh nghiệm từ APEC 2017, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều 2019 và Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 3 năm 2020, chỉ Viettel có thể hỗ trợ về mặt tài nguyên hạ tầng, đảm bảo an toàn thông tin cho sự kiện.
“Hệ thống cũng phải được thiết kế để không giới hạn lượt truy cập nên hạ tầng phải được cung cấp, bổ sung và thử nghiệm liên tục”, anh Bình cho biết.
Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam áp dụng công nghệ triển lãm 3D. Công nghệ này rất mới và Việt Nam chưa có kinh nghiệm nên phải tham khảo nhiều. Tuy nhiên, việc làm chủ công nghệ và đưa vào thực tế giúp người tham gia triển lãm có những trải nghiệm thú vị và độc đáo so với phương thức truyền thống hay gian hàng 2D.
Gian hàng ảo 3D của Tập đoàn Viettel tại ITU Digital World 2020.
Diễn ra trong 3 ngày 20-22/10, ITU World 2020 đã được chuyển từ tổ chức offline sang online vì những điều kiện bất khả kháng khi đại dịch Covid-19 bùng lên toàn cầu. Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức ITU, thành bại của sự kiện chủ yếu dựa vào nền tảng Platform 3D mà Viettel phát triển trong quãng thời gian kỷ lục.
Nền tảng 100% Make in Vietnam sẽ giúp thay thế hoàn toàn hình thức triển lãm, phương thức trao đổi thông tin và cách tổ chức các phiên hội thảo. Dù được xây dựng trong thời gian ngắn nhưng Platform 3D không chỉ phải đáp ứng được các tính năng mà Bộ Thông tin và Truyền thông và ITU đưa ra mà còn đáp ứng các quy chuẩn xây dựng hệ thống phần mềm từ việc test tải, cho tới an toàn thông tin, hạ tầng triển khai, các phương án ứng phó nếu xảy ra sự cố.
Tuy nhiên, nhờ kinh nghiệm từ các sự kiện lớn như APEC 2017, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều 2019 hay Hội nghị Cấp cao ASEAN và ASEAN 3 vừa diễn ra giúp Viettel có thể đảm bảo an toàn thông tin cho các buổi họp trực tuyến và cả gian hàng của các nước. Bên cạnh đó, Viettel cũng đã tiến hành các cuộc tấn công giả lập để lên phương án bảo vệ an toàn cho sự kiện.
158 đội sắp thi online vòng khởi động Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020
Vòng Khởi động cuộc thi "Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020" sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến vào ngày 17/10 tới, với sự góp mặt của 158 đội thi.
Sinh viên 7 nước ASEAN đua tài tại vòng Khởi động
Là một hoạt động trong chuỗi sự kiện thường niên "Ngày An toàn thông tin Việt Nam" năm 2020, cuộc thi "Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020" do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) chủ trì, phối hợp với Cục CNTT (Bộ GD&ĐT) và Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) tổ chức, dưới sự bảo trợ của 2 Bộ. Cuộc thi còn nhận được sự hỗ trợ của các doanh nghiệp công nghệ lớn, uy tín trong ngành là Viettel, VNPT và NetNam.
Năm 2020 là năm thứ hai cuộc thi sinh viên với an toàn thông tin được mở rộng ra các nước khác trong khu vực ASEAN. (Ảnh thi Chung khảo Sinh viên với An toàn thông tin 2019)
Thông tin về kế hoạch tổ chức vòng thi khởi động - một điểm mới của cuộc thi "Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020" vừa được VNISA công bố hôm nay, ngày 15/10. Đây là vòng thi nhằm tạo điều kiện cho các thí sinh, nhất là thí sinh ở những nước ASEAN khác làm quen với cách thức tổ chức, thể lệ và dạng đề thi.
Theo đại diện Ban tổ chức, vòng Khởi động cuộc thi "Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020" sẽ được tổ chức vào sáng ngày 17/10/2020 dưới hình thức thi trực tuyến (online), với 121 đội thi của 31 cơ sở đào tạo Đại học, Cao đẳng của Việt Nam và 37 đội thi từ các trường Đại học của 6 nước ASEAN.
Đề thi vòng này được xây dựng bằng hình thức vượt qua thử thách theo chủ đề (jeopardy). Thí sinh sẽ làm bài trong 4 giờ liên tục bắt đầu từ 8h sáng. Vòng Khởi động không giới hạn số đội tham dự thi của mỗi trường. Kết quả vòng thi giúp các trường có căn cứ để lựa chọn những đội cử vào vòng Sơ khảo.
Chọn 10 đội sinh viên Việt Nam vào vòng Chung khảo
Năm 2020 là năm thứ mười ba cuộc thi sinh viên với an toàn thông tin được tổ chức tại Việt Nam và là lần thứ hai cuộc thi mở rộng tới các nước khác trong khu vực ASEAN.
Cuộc thi "Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020" nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin ở các cơ sở giáo dục và đào tạo bậc đại học; đồng thời đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức công nghệ hiện đại trong lĩnh vực an toàn thông tin.
Bên cạnh đó, cuộc thi cũng hướng tới việc phát hiện những tài năng trong lĩnh vực an toàn thông tin, thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về an toàn thông tin và tạo sân chơi để tăng cường khả năng giao lưu, trao đổi kiến thức của sinh viên các trường đại học, học viện kỹ thuật trong khối ASEAN.
Đối tượng tham dự cuộc thi là sinh viên, học viên đại diện cho các trường cao đẳng, đại học, học viện trên toàn quốc và một số trường của các nước ASEAN (mỗi đội thi gồm không quá 4 sinh viên).Cuộc thi có 3 vòng: Khởi động, Sơ khảo và Chung khảo.
Theo thể lệ, tại Vòng Sơ khảo sẽ diễn ra ngày 31/10/2020, các đội thi thực hành về an toàn thông tin bằng hình thức vượt qua thử thách theo chủ đề (jeopardy), trong thời gian 8 giờ liên tục. Thí sinh dự thi online tập trung (với các đội Việt Nam) và online hoàn toàn (với các đội ASEAN).
Các đội Việt Nam sẽ tập trung thi tại 2 địa điểm là Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Hà Nội) và Đại học Quốc tế Sài Gòn (TP.HCM). Mỗi trường có không quá 3 đội thi tham gia vòng Sơ khảo.
Vòng Chung khảo được tổ chức vào ngày 28/11/2020 với sự có mặt của 10 đội Việt Nam xuất sắc nhất Vòng Sơ khảo và 6 đội đại diện các nước ASEAN.
Đề thi được xây dựng theo cách thức đối kháng (tấn công và phòng thủ trực tiếp). Các đội sẽ thi trong 8 tiếng, với hình thức online hoàn toàn (với các đội ASEAN) và online tập trung (với các đội Việt Nam). Vòng Chung khảo cho các đội Việt Nam và lễ tổng kết, trao giải cuộc thi sẽ được tổ chức tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Hà Nội).
Theo kế hoạch, lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho các đội thi xuất sắc trong cuộc thi "Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020" sẽ diễn ra trong khuôn khổ hội thảo quốc tế "Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2020" vào ngày 02/12/2020 tại Hà Nội. Thông tin về cuộc thi được cập nhật trên website: sv-attt.vnisa.org.vn và ascis.vnisa.org.vn (tiếng Việt và tiếng Anh).
Tốc độ 5G tại Việt Nam phải đạt tối thiểu 100 Mbps Đây là yêu cầu cơ bản trong Bộ chỉ tiêu chất lượng mạng 5G vừa được ban hành. Thực tế, tốc độ 5G được thử nghiệm tại Việt Nam đã đạt mức 400Mbps và sẽ còn tăng lên trong thời gian tới. Theo đề nghị của Cục Viễn thông, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đã ra...