Lần đầu tiên Hà Nội có học sinh đạt giải nhất quốc gia Sử
Với giải nhất của em Nguyễn Thị Anh (học sinh trường THPT Mỹ Đức A), lần đầu tiên Hà Nội vươn lên vị trí thứ ba sau tỉnh Vĩnh Phúc, Nam Định.
Sáng 23/4, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, 217 học sinh THPT đạt giải quốc gia môn Lịch sử đã được tuyên dương và trào thưởng. Đây là chương trình do Quỹ phát triển Sử học Việt Nam tổ chức.
Các học sinh đạt giải nhất quốc gia môn Lịch sử.
Năm nay, Vĩnh Phúc là tỉnh có số lượng học sinh đạt giải nhiều nhất (2 giải nhất, 5 giải nhì), xếp thứ hai là Nam Định (2 giải nhất, 3 giải nhì). Đặc biệt, đây là năm đầu tiên Hà Nội vươn lên vị trí thứ ba và có học sinh đạt giải nhất. Đó là em Nguyễn Thị Anh, học sinh trường THPT Mỹ Đức A (17,25 điểm).
Bên cạnh hoạt động này, Quỹ phát triển sử học Việt Nam cũng sẽ tiến hành trao học bổng cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc và sinh viên nghèo vượt khó học tốt của các trường đại học tại ba miền.
Video đang HOT
Tại buổi tuyên dương, Giáo sư Phan Huy Lê cho rằng: “Việc tổ chức thi, ra câu hỏi và chấm bài hoàn toàn thuộc về Bộ GD-ĐT và chúng tôi dựa trên kết quả thi tuyển để phối hợp làm lễ biểu dương nhằm cổ vũ tinh thần học tập môn Lịch sử của các em. Quả thật chúng tôi chưa có điều kiện đánh giá chất lượng thực sự các kỳ thi và bài làm của học sinh”.
Theo ông nguyên tắc ra đề thi môn học này vẫn gồm nhiều câu hỏi kiểm tra kiến thức về sự kiện và diễn biến lịch sử. Vì vậy, giáo sư này đề nghị Bộ GD-ĐT sớm đổi mới các kỳ thi này. Các chuyên gia sẽ sẵn sàng hợp tác trong xây dựng nguyên tắc thi tuyển, ra đề và chấm bài, đánh giá chất lượng.
Theo Zing
Phương pháp hay rinh điểm cao tốt nghiệp môn Sử
Học bằng sơ đồ 'cây kiến thức', học qua sách báo, phim ảnh... là những cách giúp teen hiểu kiến thức nhanh và nhớ lâu nhất.
Năm nay là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT trao quyền lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT cho học sinh.
Theo khảo sát sơ bộ tại nhiều trường THPT trên cả nước, tỷ lệ chọn môn Lịch sử gần như thấp nhất trong tất cả các môn, thậm chí có trường công bố không có học sinh nào chọn môn này vì tâm lý lo ngại điểm thấp.
Nếu biết cách ôn tập hiệu quả, học sinh hoàn toàn có thể đạt điểm cao ở môn Lịch sử.
Teen nên tập trung ôn luyện để có kết quả thi tốt nhất nhé. Ảnh Neo.
Tự tin đăng ký môn Sử trong kỳ thi sắp tới, bạn Lê Thị Sáng, THPT Nguyễn Hồng Đạo, huyện Phù Cát, Bình Định, chia sẻ: "Mình thấy các bạn toàn học Sử theo kiểu học thuộc lòng, học "vẹt" nên nếu quên một câu là kéo theo quên hết các câu sau. Mình ôn tập theo phương pháp vẽ "cây kiến thức," thân cây có các mốc thời gian chính, tới các nhánh cây biểu diễn các sự kiện phụ, rất dễ nhớ. Việc này cũng giống như lập một đề cương khi viết văn, giúp các ý chính không bị nhầm lẫn, không bị bỏ sót."
Sáng cũng cho biết đây là phương pháp học rất hiệu quả mà thầy giáo môn Lịch sử của trường đã dạy. Nhờ phương pháp này mà mỗi tiết học Lịch sử của thầy không làm cho học sinh căng thẳng, mà kích thích tư duy và khả năng sáng tạo khi vẽ những sơ đồ "cây kiến thức" của riêng mình.
Thầy giáo Trần Ngọc Thạch, người trực tiếp truyền cảm hứng và tình yêu lịch sử cho học sinh Trường THPT Nguyễn Hồng Đạo tâm sự: Là một giáo viên, ai cũng mong muốn các em yêu thích môn học của mình. Khi thấy tâm lý chán học môn Lịch sử của phần lớn học sinh, thầy cũng rất buồn. Nhưng càng buồn, thầy lại càng cố gắng để các em có thể học Lịch sử thật tốt.
Ngoài phương pháp vẽ cây kiến thức, để đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới, thầy nhắc nhở học sinh phải luôn bám sát các vấn đề thời sự hiện nay, vì chúng rất có thể sẽ liên quan tới đề thi.
"Các em học sinh cũng phải luôn nhớ rằng với những đề thi ra theo hướng mở, học sinh phải có lập luận thuyết phục. Chỉ nhớ kiến thức lịch sử chưa đủ để có bài sử đạt điểm cao. Để có kết quả tốt, lời văn rất quan trọng, không thể thiếu trong một bài Lịch sử hay, đặc biệt là cách dẫn dắt vấn đề sao cho hấp dẫn người đọc, người chấm," thầy Thạch đưa ra lời khuyên.
Thí sinh rạng rỡ sau môn thi Lịch sử kỳ thi đại học năm 2013. Ảnh: Trang Chóe.
Cũng sử dụng phương pháp học bằng vẽ sơ đồ thời gian, bạn Nguyễn Thị Thu Ngân, sinh viên năm cuối khoa Lịch sử, H Quy Nhơn (Bình Định) cho rằng như thế là chưa đủ, cần phải bổ sung thêm những kiến thức ngoài sách giáo khoa.
Ngân cho biết ngay từ khi còn là học sinh trung học phổ thông, Ngân đã có niềm say mê đặc biệt đối với môn Lịch sử. Kết hợp với học bài trên lớp, Ngân thường xuyên tìm hiểu thêm qua truyện tranh, ảnh, sách báo, các bộ phim điện ảnh và phim hoạt hình về lịch sử. Điều đó giúp cô bạn hình thành một chuỗi hình ảnh các sự kiện trong trí nhớ. Môn Lịch sử không còn là những sự kiện khô khan mà trái lại rất sinh động.
Theo VNE
TP.HCM: Chưa tới 10% học sinh chọn thi môn sử Trong khi các môn tự nhiên như Vật Lý, Hóa học có hơn 60% học sinh chọn lựa, riêng môn tiếng Anh chiếm 70% - 80%, thì các môn xã hội như Lịch Sử, Địa lý đa số các trường THPT tại TP.HCM chỉ có khoảng 2% - 5% học sinh chọn lựa. Theo lãnh đạo nhiều trường, việc các em HS chọn...