Lần đầu phô diễn F-35, Hàn Quốc “động chạm” cả Nhật Bản lẫn Triều Tiên
Hàn Quốc đã quyết định trình diễn máy bay chiến đấu tàng hình F-35 mới nhân ngày kỉ niệm thành lập các lực lượng vũ trang nước này 1-10.
Bất chấp những lo ngại quan hệ giữa hai miền Triều Tiên sẽ bị ảnh hưởng bởi động thái trên.Ngày 1-10, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã tham dự lễ kỷ niệm ngày thành lập lực lượng vũ trang Hàn Quốc, được tổ chức tại căn cứ không quân thuộc thành phố Daaegu nước này.
Điểm đặc biệt của buổi lễ chính là sự xuất hiện nổi bật của 4 trong số 8 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình Lookheed Martin F-35A được bàn giao trong năm nay. Theo kế hoạch, vào năm 2021, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 40 chiếc F-35A.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Moon Jae-in khẳng định sẽ tiếp tục các nỗ lực nhằm tăng cường sức mạnh phòng thủ của Hàn Quốc, nhấn mạnh những động thái này đều nằm trong nỗ lực hòa bình táo bạo của ông.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in xuất hiện tại lễ kỷ niệm. Ảnh: Reuters
Động thái trang bị vũ khí của Hàn Quốc từng nhiều lần bị Triều Tiên lên tiếng chỉ trích, cùng với các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn, với lập luận rằng đây là sự chuẩn bị cho các cuộc tấn công Bình Nhưỡng.
Giới phân tích cho rằng loạt chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Hàn Quốc sẽ đặt hệ thống phòng thủ tên lửa của Triều Tiên vào vị trí “dễ bị tổn thương”. Triều Tiên cũng từng khẳng định việc Hàn Quốc sử dụng loại máy bay này buộc Triều Tiên phải phát triển tên lửa mới để loại bỏ mối đe dọa.
Video đang HOT
Reuters lại đánh giá rằng, động thái “khoe chiến cơ” của Hàn Quốc nằm trong nỗ lực của Tổng thống nước này, nhằm xoa dịu lo ngại rằng chính sách phối hợp với Triều Tiên có thể đang làm suy yếu cam kết của Seoul trong vấn đề quốc phòng.
Một phi công Hàn Quốc đứng cạnh chiến cơ khủng F-35 tại căn cứ quân sự Daegu. Ảnh: Reuters
Trong bày phát biểu của mình hôm 1-10, Tổng thống Moon cũng khẳng định tình hình an ninh khu vực là không thể lường trước và rất cần sức mạnh cũng như công nghệ tiên tiến, dù ông không đề cập cụ thể đến một quốc gia nào.
Mặc dù vậy, Tổng thống Moon Jae-in trong bài phát biểu cũng đã bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với tiến trình đối thoại để chấm dứt các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên.
Cũng trong sự kiện này, máy bay chiến đấu F-15K của Hàn Quốc đã tiền hành tuần tra dọc khu vực bờ biển, bao gồm cả khu vực đảo mà Hàn – Nhật đang tranh chấp chủ quyền, được Nhật Bản gọi là Takeshima, còn Hàn Quốc gọi là Dokdo.
“Chỉ một vài phút trước, chiếc chiến cơ F-15K, máy bay ném bom chiến đấu mạnh nhất Đông Bắc Á, đã trở về sau khi hoàn thành nhiệm vụ tuần tra trên vùng đất Dokdo của chúng tôi mà không gặp vấn đề gì”, ông Moon tuyên bố.
Quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản bắt đầu xấu đi từ cuối năm ngoái liên quan tới các lao động cưỡng bức thời chiến. Động thái tuần tra của chiến cơ Hàn Quốc được thực hiện trong bố cảnh căng thẳng Nhật-Hàn đang có dấu hiệu leo thang trở lại, xoay quanh các hoạt động của cả hai nước tại hòn đảo tranh chấp.
Lam Ninh
Theo cand.com.vn
Vì sao tư lệnh pháo binh trở thành tân tổng tham mưu trưởng Triều Tiên?
Tướng lục quân Pak Jong Chon, nguyên tư lệnh pháo binh của Quân đội Nhân dân Triều Tiên, vừa được thăng chức làm Tổng tham mưu trưởng, KCNA đưa tin ngày 6/9.
Ông Pak Jong Chon và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Nguồn: PressTV.
Vì ông Pak Jong Chon từng chỉ huy lực lượng pháo binh, tên lửa nên việc ông thăng chức Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Triều Tiên có thể là chỉ dấu cho thấy Triều Tiên sẽ tập trung phát triển vũ khí mới, hãng tin Nhật Bản Jiji Press ngày 7/9 dẫn lời Ahn Chan-il, một người Triều Tiên đào tẩu và hiện là nhà nghiên cứu ở Hàn Quốc.
Quyết định thăng chức cho tướng Chon được đưa ra tại một cuộc họp có sự hiện diện của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin.
Theo đó, tướng Pak sẽ thay Tổng tham mưu trưởng Ri Yong Gil - chuyên gia về các chiến dịch quân sự. Ông Gil từng đảm nhiệm vị trí tổng tham mưu trưởng trong hai giai đoạn khác nhau kể từ năm 2013.
Theo nhà nghiên cứu Ahn Chan-il, Triều Tiên đang rất lo ngại trước việc máy bay Hàn Quốc có thể vượt qua hệ thống radar của mình. Hồi đầu năm nay, Hàn Quốc tiếp nhận từ Mỹ lô máy bay chiến đấu tàng hình F-35. Loại máy bay này có khả năng "tàng hình", radar không phát hiện được.
Theo ông Ahn, tướng Pak thường đi cùng nhà lãnh đạo Triều Tiên trong các lần thử vũ khí mới. Vì vậy, Bình Nhưỡng có thể sẽ ưu tiên phát triển lực lượng pháo binh, tên lửa với hệ thống vũ khí mới.
Hồi tháng 8, tướng Pak có mặt cùng ông Kim khi ông giám sát vụ thử vũ khí mà Triều Tiên gọi là "tên lửa dẫn hướng chiến thuật loại mới".
Hồi tháng 7, tướng Pak cũng có mặt khi ông Kim giám sát vụ thử nghiệm "hệ thống rocket dẫn hướng đa bệ phóng, nòng lớn mới được phát triển", KCNA đưa tin.
Hàn Quốc miêu tả hai vụ phóng tên lửa đó là thử nghiệm "tên lửa đạn đạo tầm ngắn" - loại tên lửa mà Triều Tiên không được phép thử nghiệm theo nghị nguyết của Liên Hợp Quốc.
Bình Nhưỡng nói rằng, hai vụ phóng đó cùng với 5 vụ phóng thử khác trong tháng 7 và 8 là lời cảnh báo cho Mỹ và Hàn Quốc vì hai nước này tập trận chung. Triều Tiên coi các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn là tập dượt xâm lược.
Tháng trước, KCNA đưa tin, vụ phóng tên lửa hôm 6/8 đã chứng tỏ "năng lực chiến tranh" của loại tên lửa mới.
Việc thăng chức cho tướng Pak diễn ra trong thời điểm đàm phán hạt nhân ở cấp nhóm công tác giữa Bình Nhưỡng và Washington vẫn bế tắc dù hồi tháng 6, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí khởi động tiến trình đàm phán.
TÙNG GIA
Theo tienphong
F-22 và F-35 : Người khổng lồ chân đất sét! Đơn giả là nếu như F-22 hay F-35 bị mất tính tàng hình thì nó chỉ là một loại máy bay tầm thường. Máy bay tàng hình F-35 của Mỹ-NATO Chuyện kể rằng có một quan chức triều đình nọ yêu cầu một nhà hóa học phải chế tạo ra một chất lỏng có thể hòa tan tất cả mọi thứ. Nhà hóa...