Lần đầu giải trình tự gien chi tiết “con lai của sinh vật ngoài hành tinh”
Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã giải trình tự bộ gien ở cấp độ nhiễm sắc thể của sinh vật dường như “chen ngang” vào cây tiến hóa, làm dấy lên mối nghi hoặc về nguồn gốc ngoài hành tinh.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học G3: Genes, Genomes, Genetics đã vén màn về cách sinh vật “kỳ lạ nhất địa cầu” biến đổi ngoạn mục trong vòng 44 triệu năm và không ngừng gây ngạc nhiên cho giới khoa học.
Chúng thông minh vượt trội so với các loài họ hàng. Chúng đột ngột “chen ngang” vào cây tiến hóa đầy khó hiểu, như một kẻ “trên trời rơi xuống” như nghĩa đen.
Ảnh mô tả “con lai của sinh vật ngoài hành tinh” cổ đại trong giả tưởng – Ảnh đồ họa: REDDIT
Một nghiên cứu công bố năm 2018 của 33 nhà di truyền học, sinh vật học… nổi tiếng khắp thế giới đã chỉ ra chúng có thể là con lai của một sinh vật ngoài hành tinh, với quá trình giao phối “liên hành tinh” xảy ra vào khoảng 540 triệu năm trước.
Trong nghiên cứu mới, nhóm khoa học gia đẫn dầu bởi TS Dalila Destanović từ Đại học Vienna (Áo) đã giải trình tự bộ gien của một con bạch tuộc thuộc loài Octopus vulgaris.
“Với các công nghệ hiện tại, chúng tôi có thể tạo ra một loại bản đồ bộ gien cho bạch tuộc, cho thấy thông tin di truyền được sắp xếp như thế nào ở cấp độ nhiễm sắc thể” – tờ Sci-News dẫn lời TS Destanović.
Họ đã xác định được 30 nhiễm sắc thể trong bộ gien sinh vật được nghiên cứu, trong đó 99,34% trong số 2,8 tỉ cặp base được sắp xếp.
So sánh với bộ gien của 4 loài bạch tuộc khác, họ xác định được các thay đổi về cấu trúc ngoạn mục trong bộ gien trong quá trình tiến hóa. Chúng đã phá vỡ các mảnh nhiễm sắc thể liên tục, sắp xếp lại để rồi kết nối lần nữa trên cùng một nhiễm sắc thể.
Video đang HOT
Sự sắp xếp lại phức tạp này được quan sát ngay cả ở các loài được cho là gần gũi nhất. Điều này cho thấy trong lịch sử 44 triệu năm của loài bạch tuộc, bộ gien của chúng đã có sự tiến hóa năng động bất ngờ.
TS Destanović nhấn mạnh: “Phát hiện này đặt ra câu hỏi về động lực học của bộ gien trong suốt lịch sử tiến hóa của chúng và mở ra cơ hội điều tra xem điều này liên quan như thế nào đến những đặc điểm của chúng”.Nhiều câu hỏi thú vị khác xung quanh những “đứa con lai của sinh vật ngoài hành tinh” vẫn còn bỏ ngỏ, bao gồm câu đố về nguồn gốc từ thế giới khác của chúng.
Đó không phải là một lập luận mang màu sắc viễn tưởng, bởi các nghiên cứu trong những năm gần đây đã chứng minh sự sống trái đất – bao gồm chính chúng ta cũng có nguồn gốc ngoài hành tinh.
Các hạt giống sự sống đã hoài thai đâu đó trong không gian giữa các vì sao, được sao chổi và tiểu hành tinh đưa đến địa cầu non trẻ, và có thể là các thiên thể khác trong Thái Dương hệ.
Nghiên cứu cho rằng bạch tuộc là con lai của sinh vật ngoài hành tinh cũng dựa trên điều đó, bởi bất kỳ lúc nào trong lịch sử tiến hóa của hành tinh, một sao chổi hay tiểu hành tinh khác cũng có khả năng đem hạt giống sự sống ngoại lai mới gieo xuống, từ đó lai tạo với sinh vật có sẵn và tạo ra những dòng họ “chen ngang” vào cây gia phả muôn loài.
Thuật ẩn thân đỉnh cao tựa Ninja của sinh vật vùng Đại Tây Dương: Ngụy trang ngay cả khi đã chết
Chỉ trong một phần nghìn giây, sinh vật này đã có thể 'hòa trộn' với san hô, cát hoặc đá.
Một bước đột phá trong nghiên cứu tại UNCW (Đại học Bắc Carolina, Wilmington, Mỹ) và Trung tâm Khoa học Hàng hải cho thấy một số loài cá thay đổi màu sắc có thể "nhìn thấy" bằng da của chúng.
Nghiên cứu mới tiết lộ rằng cá mõm lợn (Lachnolaimus maximus) sống ở rạn san hô thay đổi màu da của chúng dựa trên môi trường chúng bơi, cảm nhận môi trường xung quanh bằng cách sử dụng các tế bào cảm nhận ánh sáng đặc biệt trên da "ngay cả sau khi chúng chết".
Cá mõm lợn, một loài cá phổ biến tại vùng biển Đại Tây Dương. Ảnh: Uncw.edu
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature tuần này giúp nâng cao hiểu biết của chúng ta về hành vi và sự tiến hóa của những loài cá này cũng như cách một số loài động vật có thể theo dõi sự thay đổi màu da của chính chúng và nhanh chóng thích nghi.
Đồng tác giả nghiên cứu Lori Schweikert cho biết: "Chúng dường như đang quan sát sự thay đổi màu sắc của chính mình".
Sonke Johnsen, một tác giả khác của nghiên cứu giải thích: "Theo một cách nào đó, loài động vật này có thể biết da của nó trông như thế nào, dù chúng không thể thao tác 'cúi xuống' để nhìn da mình trông ra sao".
Các nhà nghiên cứu, bao gồm cả những người đến từ UNCW, cho biết các sinh vật có đặc điểm rất hữu ích có thể dễ dàng thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ môi trường, thu hút bạn tình và ngụy trang.
Các tế bào trên cơ thể chúng được gọi là tế bào sắc tố - chứa các sắc tố, tinh thể hoặc các tấm phản chiếu nhỏ - cho phép những động vật này thay đổi màu sắc nhanh chóng trong vòng vài phút hoặc ít hơn.
Riêng cá mõm lợn thay đổi màu sắc để ngụy trang và trốn thoát kẻ săn mồi hoặc để phát tín hiệu với đồng loại.
Cá mõm lợn thay đổi màu sắc để ngụy trang và trốn thoát kẻ săn mồi hoặc để phát tín hiệu với đồng loại
Cá mõm lợn (kích thước dài tối đa 91cm và trọng lượng khoảng 11kg) phổ biến ở phía Tây Đại Tây Dương từ Bắc Carolina (Mỹ) đến Brazil và được biết đến với da thay đổi màu sắc. Nó nổi tiếng là có thể biến đổi từ màu trắng sang đốm sang nâu đỏ chỉ trong một phần nghìn giây để "hòa trộn" với san hô, cát hoặc đá.
Chúng làm điều này bằng cách di chuyển sắc tố xung quanh các tế bào sắc tố của cơ thể để lộ ra hoặc che phủ các mô trắng bên dưới. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ cá mõm lợn điều chỉnh và cảm nhận những thay đổi màu sắc này như thế nào.
Ngụy trang ngay cả khi đã chết
Điều khiến các nhà khoa học đặc biệt ngạc nhiên trong nghiên cứu là loài cá mõm lợn vẫn tiếp tục ngụy trang ngay cả khi nó không còn sống.
Trong nghiên cứu mới, họ đã sử dụng kính hiển vi để kiểm tra chi tiết da cá mõm lợn bằng cách đo tác động của ánh sáng lên các bộ phận khác nhau của cá. Họ phát hiện ra rằng các cơ quan thụ cảm ánh sáng, được gọi là SWS1, nằm bên dưới tế bào sắc tố có thể tham gia vào quá trình này.
Cá mõm lợn thường sống gần các rạn san hô. Ảnh: Albert Kok
Họ cho biết những tế bào này rất nhạy cảm với ánh sáng chiếu qua các màu sắc được biểu hiện bởi các tế bào sắc tố, đặc biệt là bước sóng ánh sáng có trong môi trường sống rạn san hô của chúng.
Theo các nhà khoa học, những thụ thể này cung cấp phản hồi cho cá về vị trí và cách thức thay đổi màu sắc xảy ra ở các phần khác nhau trên da của chúng.
Các nhà khoa học cho biết: "Bằng cách kiểm tra hình thái, sinh lý và quang học của quá trình tiếp nhận ánh sáng qua da ở cá mõm lợn, chúng tôi mô tả một cơ chế tế bào trong đó hoạt động của sắc tố sắc tố (tức là phân tán và tập hợp) làm thay đổi ánh sáng truyền qua các thụ thể SWS1 trên da".
Tính năng này cho phép cá mõm lợn sống ở rạn san hô theo dõi các tế bào sắc tố và cảm nhận thông tin về hiệu suất thay đổi màu sắc của chính chúng.
Các chuyên gia nhận định rằng việc nghiên cứu các hệ thống như thế này ở loài cá có thể cung cấp thông tin quan trọng trong ứng dụng thực tế cho con người.
Phát hiện sinh vật như 'ngoài hành tinh', với 20 'cánh tay' Trong quá trình nghiên cứu vùng biển gần Nam Cực, các nhà khoa học đã tìm thấy một loài động vật biển với bề ngoài gây ám ảnh, giống sinh vật ngoài hành tinh hơn là bắt nguồn từ trái đất. Sinh vật có hình thù kỳ lạ. Ảnh INVERTEBRATE SYSTEMATICS Một nhóm các nhà khoa học đến từ Viện Scripps về Hải...