Con người từng phát hiện ra những sinh vật kỳ lạ thời tiền sử nào?
Nhiều thiên niên kỷ trước, trước khi lịch sử được viết ra, những loài sinh vật kỳ lạ này từng lang thang trên Trái Đất.
Nổi tiếng nhất trong số những sinh vật thời tiền sử từng được con người phát hiện là những loài khủng long. Vô số bộ phim đã được thực hiện về những loài bò sát tuyệt vời này. Nhưng trong các thời đại khác nhau của thời tiền sử, thế giới của chúng ta từng tồn tại rất nhiều sinh vật kỳ lạ và tuyệt vời khác.
Ichthyostega
Sống ở cuối kỷ Devon, Ichthyostega là một trong những loài động vật lưỡng cư xuất hiện sớm nhất trên hành tinh. Nó có đầu và đuôi của một con cá, và cần phải quay trở lại mặt nước để sinh sản.
Đặc điểm phân biệt Ichthyostega với cá vây thùy là các chi. Ở Ichthyostega, các vây được nối với nhau, có xương chân và ngón chân. Bàn chân của Ichthyostega khá kỳ lạ theo tiêu chuẩn hiện đại bởi nó có tới tận tám ngón chân mỗi bàn.
Sharovipteryx
Các nhà khoa học tin rằng Sharovipteryx là tổ tiên có mối liên hệ với loài bò sát có cánh là thằn lằn bay. Bản thân nó không được phân loại là một loài thằn lằn bay thực sự, nó sống ở kỷ Trias sớm hơn 240 triệu năm trước.
Hóa thạch của sinh vật này đã được khai quật tại hệ tầng Madygen ở Kyrgyzstan, Trung Á. Nó chỉ dài khoảng 30 cm. Sinh vật kỳ lạ này có bốn phần phụ dường như sở hữu những vạt da mỏng giống như đôi cánh. Hai chi trước khá ngắn, trong khi đó chi sau dài hơn rất nhiều.
Một số giả thuyết cho rằng cấu trúc cơ thể này cho phép Sharovipteryx có thể nhảy một cách dễ dàng. Các nhà cổ sinh vật học tin rằng phương thức vận chuyển của nó giống như lướt hơn là bay thực sự – có lẽ chúng di chuyển giống như những loài sóc bay hiện tại, nhảy và lướt trên không để di đi đến những cành cây khác.
Longisquama
Sinh vật này được xếp vào phân lớp diapsid – một phân lớp bò sát nguyên thủy sẽ phát triển thành phân lớp bò sát quan trọng nhất trên hành tinh của chúng ta. Những sinh vật thuộc lớp này ban đầu xuất hiện như một nhóm nhỏ các loài bò sát giỏi leo trèo. Longisquama sống trong các khu rừng nằm trên siêu lục địa Pangea trong thời kỳ Triassic.
Video đang HOT
Đặc điểm nổi bật nhất của sinh vật kỳ lạ này là một hàng kép gồm các cấu trúc giống như vảy dài chạy dọc theo lưng, tạo thành 6 đến 8 cặp. Những cặp váy này sẽ mọc tương ứng với mỗi cặp xương sườn. Các vảy có một tĩnh mạch rỗng ở giữa, giống như lông chim. Nhưng không giống như lông vũ, vảy của Longisquama dường như được tạo thành từ các tấm phẳng chứ không phải lông vũ thật.
Stagonolepis
Trái Đất kỷ Trias tồn tại rất nhiều loài cá sấu tiền sử và Stagonolepis cũng là một trong số đó. Tuy nhân đây lại là loài độc nhất trong số những loài cá sấu sơ khai và có lẽ là cũng vô cùng đặc biệt khi so sánh với cá sấy hiện đại.
Những loài cá sấu mà chúng ta từng biết đều là những loài ăn thịt, tuy nhiên Stagonolepis lại hoàn toàn khác, chúng là động vật ăn cỏ và chúng chúng là một trong những loài phổ biến nhất vào cuối kỷ Trias.
Sinh vật kỳ lạ này có một cái đầu rất nhỏ khi so với kích thước của cơ thể (chỉ chiếm khoảng 10% tổng chiều dài cơ thể). Điều đặc biệt là phía trước hàm của chúng không có răng, thay vào đó là một cấu trúc giống như mỏ để hỗ trợ cho việc đào bới cùng với hai chi trước để tìm kiếm thức ăn.
Casea
Casea là một nhóm bò sát sơ khai và không có loài bò sát nào trong số chúng sống được đến ngày nay. Cơ thể của những sinh vật này đồ sộ giống như con lợn, tuy nhiên chúng lại có một cái đầu nhỏ xíu, hàm trên nhô ra với những chiếc răng sắc nhọn, tuy nhiên lại không có một chiếc răng nào ở hàm dưới. Điều này đã khiến cho Casea có một vẻ ngoài khá ngớ ngẩn. Những sinh vật thời tiền sử này có lồng ngực lớn và có khả năng dài tới 120 cm. Những sinh vật kỳ lạ này sống chủ yếu vào cuối thời kỳ Permi.
Archaeopteryx
Tên tiếng Hy Lạp của sinh vật này “con chim đầu tiên”, nó được cho là đã tồn tại trong kỷ Jura. Một chiếc lông vũ hóa thạch cùa loài này được phát hiện vào năm 1861 tại Solnhofen, Đức, nơi các mỏ vôi chất lượng cao được khai thác trong hơn một thế kỷ.
Deinocheirus
Loài khủng long này là một chút bí ẩn đối với các nhà cổ sinh vật học vì bằng chứng duy nhất được biết về sự tồn tại của nó là một số ít hài cốt hóa thạch, bao gồm hai chi trước và một số đốt sống. Phần còn lại hóa thạch được tìm thấy vào ngày 9 tháng 7 năm 1965 tại Mông Cổ và được đặt tên là Deinocheirus được dịch ra là “bàn tay khủng khiếp”.
Dimorphodon
Tên của nó có nghĩa là “răng hai dạng”, là kết quả của việc có hai loại răng riêng biệt trong hàm của nó. Những sinh vật này được cho là có thị lực tuyệt vời và móng vuốt vô cùng sắc bén để săn cá, mực hoặc thằn lằn.
Epidendrosaurus
Mặc dù Archaopteryx được ghi nhận là “loài chim đầu tiên”, nhưng Epidendrosaurus hay “thằn lằn trên cây” là loài bò sát đầu tiên gần với chim hơn là khủng long. Nó dài khoảng 6 inch và sử dụng những cánh tay dài và bàn tay có móng vuốt để cạy côn trùng ra khỏi vỏ cây.
Epidexipteryx
Loài khủng long có lông vũ nhỏ từng tồn tại ở khu vực Nội Mông của Trung Quốc, Epidexipteryx là đại diện sớm nhất được biết đến về những loài khủng long có lông vũ trong hồ sơ hóa thạch.
Jaekelopterus
Loài bọ cạp biển đã tuyệt chủng này có chiều dài ước tính khoảng 2,5 mét, là một trong những loài động vật chân đốt lớn nhất từng được phát hiện. Mặc dù được mệnh danh là “bọ cạp biển”, nhưng nó được cho là sống ở các sông và hồ nước ngọt thuộc nước Đức ngày nay.
Phát hiện loài vật khổng lồ có răng giống tuốc nơ vít
Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra một loài thương long đã tuyệt chủng với những chiếc răng giống như tuốc nơ vít kỳ lạ.
Loài Stelladens mysteriosus có kích thước gấp đôi một con cá heo
Theo thông cáo báo chí của Đại học Bath của Vương quốc Anh, loài mới trên có tên là Stelladens mysteriosus, có kích thước gấp đôi một con cá heo. Nó có cách sắp xếp răng độc đáo với những đường gờ giống như lưỡi dao chạy dọc theo răng.
"Những chiếc răng kỳ lạ, có gờ" của nó "không giống với bất kỳ loài bò sát nào đã biết" - trường đại học trên nhấn mạnh.
Thương long là loài bò sát thủy sinh khổng lồ, thuộc kỷ Phấn trắng, vốn đã quen thuộc với các nhà khoa học hàng trăm năm. Nhưng đây là lần đầu tiên một con vật có sự sắp xếp răng bất thường như vậy được xác định, theo tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Nick Longrich thuộc Trung tâm Tiến hóa Milner.
Ông Longrich giải thích con vật trên "không giống bất kỳ con thương long hay bất kỳ loài bò sát nào, thậm chí là bất kỳ động vật có xương sống nào mà chúng ta từng thấy trước đây".
Những chiếc răng hình tuốc nơ vít của loài vật mới phát hiện.
"Cùng với những phát hiện gần đây khác từ châu Phi, con vật trên gợi ý rằng thương long và các loài bò sát biển khác đã tiến hóa nhanh chóng cho đến 66 triệu năm trước, khi chúng bị một tiểu hành tinh quét sạch cùng với khủng long và khoảng 90% các loài trên Trái đất" - thông cáo báo chí của Đại học Bath ghi nhận.
Các chuyên gia khác cũng bày tỏ sự ngạc nhiên trước phát hiện này.
Tiến sĩ Nathalie Bardet, một chuyên gia về đời sống bò sát biển tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Paris, Pháp, cho biết bà vừa "bối rối vừa kinh ngạc" trước phát hiện này.
"Tôi đã nghiên cứu về thương long ở Morocco hơn 20 năm, nhưng tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì như thế này" - bà nói.
Cuộc sống kỳ lạ của tộc người 'máu đen' sống trên hồ nước ngọt cao nhất thế giới: Ở nơi cô lập tưởng cổ hủ mà hiện đại đáng kinh ngạc Titicaca là một hồ nước ngọt rộng lớn nằm ở biên giới Peru và Bolivia, nổi tiếng là hồ nước cao nhất thế giới và sở hữu hệ thống động vật, thực vật độc đáo. Tuy nhiên, điều thực sự khiến cho hồ nước này trở nên "độc nhất vô nhị" chính là tộc người sống trôi nổi trên hồ - người Uros....