Lần đầu có SGK môn Thể dục: Có lãng phí?
Ông Đặng Ngọc Quang, Chủ biên chương trình môn Giáo dục Thể chất khẳng định việc có sách giáo khoa (SGK) môn thể dục là đương nhiên khi đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, lấy học sinh làm trung tâm. Tuy nhiên, nhiều giáo viên cho rằng không nhất thiết phải có SGK môn học này.
Sân chơi, bãi tập cho học sinh quan trọng hơn nhiều so với 1 cuốn SGK. Ảnh: Nghiêm Huê
Trao đổi với Tiền Phong, ông Đặng Ngọc Quang cho biết, mục đích của chương trình giáo dục phổ thông mới là lấy học sinh làm trung tâm, ngành giáo dục phải cung cấp được cho học sinh tư liệu, tài liệu để tham khảo, nắm bắt được nội dung sẽ học. Từ trước đến nay, một trong những thiếu sót là các môn đều có SGK nhưng môn thể dục chỉ có sách giáo viên.
Ông Quang khẳng định: “Các môn học đều bình đẳng. Các môn khác có sách để tham khảo, phụ huynh có thể hỗ trợ cho con em tìm hiểu nội dung bài học trước khi đến trường, nhưng môn thể dục lại không có. “Đây chính là bất cập. SGK cho học sinh sẽ khắc phục tình trạng học sinh thụ động khi tiếp nhận bài giảng của giáo viên”.
Ông Đặng Ngọc Quang phân tích, sách giáo viên không phải là căn cứ khoa học để trao đổi chuyên môn, vì đó chỉ là sách nội bộ, trong khi môn thể dục theo chương trình mới là môn học chính khóa cho toàn bộ cấp học thì không thể không có SGK cho học sinh. “Trước đây không có sách vì cách làm không đúng. Không thể để môn thể dục bất hợp lý như chương trình hiện hành”, ông Quang nói.
Nên dành tiền đầu tư cơ sở vật chất
Vừa qua, Sở GD&ĐT Hà Nội đã mời đội ngũ các thầy cô biên soạn chương trình môn thể dục tập huấn cho hơn 2.000 giáo viên dạy môn học này ở bậc THCS và bậc THPT của Hà Nội. Một giáo viên thể dục ở trường THPT Việt Đức (Hà Nội) cho biết, với môn thể dục, điểm mới nhất là học sinh khi triển khai chương trình giáo dục mới là học sinh được lựa chọn học theo dạng câu lạc bộ.
Video đang HOT
Điều này rất tốt nhưng phụ thuộc lớn vào cơ sở vật chất của các trường. Hiện nay ở những trường có cơ sở vật chất tốt như các trường ngoài công lập, trường quốc tế việc định hướng cho học sinh học thể dục theo sở thích đã có từ rất lâu. Các trường công lập, hiện mới chỉ được một số môn đáp ứng được.
Ví dụ tại trường THPT Việt Đức, môn bóng rổ, cầu lông là môn truyền thống, học sinh chơi nhiều, trường có đủ cơ sở vật chất nên triển khai rất ổn. Còn những môn khác phải cân nhắc.
“Môn thể dục phải có cơ sở vật chất thì mới dạy được. Còn đi thuê thì khó thực hiện. Tuy nhiên để triển khai theo chương trình mới, các trường vẫn có thể thay đổi bằng cách thực hiện linh hoạt nhưng theo định hướng, tùy thuộc vào cơ sở vật chất của từng trường. Điểm hạn chế là các trường không thể đáp ứng được tất cả lựa chọn của học sinh.
Với môn thể dục, điều kiện cơ sở vật chất cho học sinh quan trọng hơn là SGK,vì học sinh hoàn toàn có thể tự tham khảo kiến thức ở rất nhiều nguồn khác nhau. Không phải học sinh nào cũng quan tâm đến SGK môn thể dục. Nguyên nhân do thể dục là môn học thực hành, không phải môn học về lý thuyết, lý luận hay nghiên cứu. Thay vì SGK, nhà nước nên dành nguồn lực đó để đầu tư cơ sở vật chất cho các trường thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều trong việc nâng cao thể lực cho học sinh Việt Nam” – giáo viên này chia sẻ.
Theo Tiền phong
Ngôi trường Thủ đô đầu tiên thực hiện chương trình Giáo dục Cách mạng
Trường THPT Việt Đức là một trong 4 trường phổ thông của Hà Nội sau giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954 và cũng là ngôi trường đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục của Cách mạng.
Học sinh Trường THPT Việt Đức khai giảng năm học mới 2019-2020
Sau giải phóng Thủ đô năm 1954, Trường phổ thông 2-3 Hà Nội (tiền thân của trường THPT Việt Đức) đã khai giảng khóa đầu tiên với khoảng 900 học sinh là con em của cán bộ, chiến sĩ vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội.
Các nhân chứng lịch sử kể lại, khu nhà số 47 phố Lý Thường Kiệt trước kia là trường Dòng Puginier, đào tạo các tu sĩ cho chính quyền thực dân.
Sau ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954, Chính quyền cách mạng đã tiếp quản Trường dòng Puginier, nhận nhiệm vụ tập hợp con em các chiến sĩ, cán bộ vào giải phóng Hà Nội, thành lập một trường học, học theo chương trình 9 năm của chính quyền kháng chiến.
Trường phổ thông 2-3 Hà Nội sau ngày giải phóng Thủ đô
Thời gian đầu trường gồm các học sinh cấp II, cấp III và các lớp dự bị đại học. Sau đó, Trường được bổ sung thêm con em của các cán bộ ở lại miền Bắc chiến đấu. Các thầy giáo, cô giáo là những thầy, cô trẻ được đào tạo từ khu học xá Nam Ninh - Trung Quốc. Trường được đặt tên là Trường Phổ thông cấp 2-3 Hà Nội.
Ngay từ những ngày đầu Trường được Chính phủ và nhân dân Cộng hòa Dân chủ Đức giúp đỡ nhiều về các trang thiết bị dạy học.
Năm 1960, trường được gọi tên là Trường Phổ thông cấp 3. Năm 1970, trường được gọi là trường phổ thông cấp 3 Hà Nội A-B. Trường phân tán thành nhiều phân hiệu nhỏ để thực hiện nhiệm vụ dạy học và học trong thời kỳ chiến tranh đế quốc Mỹ phá hoại ở miền Bắc.
Năm 1970, trường được chia tách thành 2 trường, một trường mang tên PTTH Việt Đức (học buổi sáng), một trường mang tên PTTH Lý Thường Kiệt (học buổi chiều).
Năm 1997, Trường PTTH Việt Đức và Trường PTTH Lý Thường Kiệt sáp nhập thành Trường THPT Việt Đức. Trường THPT Việt Đức tồn tại đến ngày nay và là một trong những trường THPT có quy mô lớn nhất Hà Nội, có chất lượng giáo dục luôn đứng trong top đầu của thành phố.
Hàng năm, nhà trường đào tạo gần 1000 học sinh, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp từ 99,9% đến 100%, tỉ lệ vào các trường Đại học, Cao đẳng gần 80%. Học sinh của trường đã giành nhiều giải thưởng về TDTT, văn nghệ. Đặc biệt, đây là ngôi trường rất mạnh trong công tác dạy học ngoại ngữ.
Học sinh trường THPT Việt Đức
Bên cạnh việc giảng dạy Tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất, Trường THPT Việt Đức cũng chú trọng dạy thêm ngoại ngữ thứ hai gồm: Tiếng Đức, Tiếng Hàn, Tiếng Nhật Bản. Hằng năm, nhà trường thường xuyên có các cuộc gặp gỡ và giao lưu với các trường đối tác ở các nước trên thế giới...
Nhiều thế hệ học sinh trường Việt Đức đã trở thành những nhà chính trị, nhân vật nổi tiếng của đất nước, trong đó có thể kể tới: Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Anh hùng LLVTND Bùi Ngọc Dương...
Vân Anh
Theo infonet
Phá tan cái lạnh ở Sydney, hội du học sinh Việt ở Úc tổ chức sự kiện thể thao Wintersport thu hút 200 thí sinh tham gia Năm nay sự kiện thể thao Sydney Wintersport 2019 thu hút được 200 thí sinh đến từ khắp thành phố, tạo thành 30 đội chơi tham dự cầu lông, bóng đá trong nhà và bóng rổ. Mỗi năm cứ đến tháng 7, du học sinh Việt ở khắp Sydney (Úc) đã tề tụ tại Wintersports để thi đấu thể thao và hội ngộ...