Lần cuối Mỹ trao công nghệ hạt nhân cho đồng minh, Pháp từng đòi rời NATO

Theo dõi VGT trên

Vụ phản đối Washinton bán tàu ngầm hạt nhân cho Canberra không phải lần đầu tiên Paris lên tiếng lo ngại về việc người Mỹ chia sẻ công nghệ hạt nhân hoặc có quyền lực đối với năng lực hạt nhân của một quốc gia khác.

Lần cuối Mỹ trao công nghệ hạt nhân cho đồng minh, Pháp từng đòi rời NATO - Hình 1
12 tàu ngầm trong hợp đồng mua sắm giữa Australia và Pháp đã được đóng tại Adelaide, song dự án này nhiều khả năng đã bị xoá bỏ. Ảnh minh hoạ: Navy Imagery Unit

Ngày 17/8, Pháp đã triệu hồi Đại sứ Mỹ và Australia tại nước này để phản đối hiệp ước quốc phòng ba bên mới giữa Mỹ, Anh và Australia, dẫn đến việc Canberra huỷ thoả thuận mua tàu ngầm của Paris để chuyển sang tàu ngầm hạt nhân của Washington. Thế nhưng đây không phải vụ tranh cãi đầu tiên giữa Pháp và các đồng minh về vũ khí hạt nhân.

Bộ ba nhà lãnh đạo Mỹ, Anh và Australia vừa thông báo thành lập liên minh an ninh AUKUS hôm 15/9 nhằm tăng cường sức mạnh tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, bị gạt ngoài hiệp ước trên, Ngoại trường Pháp Minister Jean-Yves Le Drian giận dữ lên án động thái này như một “cú đâm sau lưng”.

Clement Beaune, Bộ trưởng Bộ các vấn đề châu Âu của Pháp nói: “Tôi không rõ chúng ta có thể tin tưởng các đối tác Australia thế nào nữa” , đồng thời cho rằng điều đó sẽ gây nguy hiểm cho những đàm phán thương mại đang diễn ra giữa Australia và Liên minh châu Âu (EU).

Như là một kết quả của thoả thuận mới, Australia đã huỷ hợp đồng trị giá 90 tỷ USD với Tập đoàn Hải quân Pháp để mua loạt tàu nhầm lớp Barracuda chạy bằng dầu diesel. Thay vào đó, Australia sẽ xây dựng tàu ngầm tấn công năng lượng hạt nhân riêng, giống phiên bản được cấp phép của Mỹ hoặc Anh.

Vì Australia không có chương trình hạt nhân dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả đối với các nhà máy điện hạt nhân, quốc gia châu Đại Dương này cần được trao hoặc mượn công nghệ đó. Đó là sự thay đổi to lớn trong cán cân quyền lực, vì cả tàu ngầm của Mỹ và Anh đều được chạy bằng chất urani cấp vũ khí (hàm lượng từ 85% trở lên). Tuy nhiên, Thủ tướng Australia Scott Morrison khẳng định đất nước ông không tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân.

Theo Đài Sputnik, đây không phải lần đầu Paris lên tiếng lo ngại về việc người Mỹ chia sẻ công nghệ hạt nhân hoặc có quyền lực đối với năng lực hạt nhân của một quốc gia khác. Hồi thập niên 1960, Paris từng doạ rút khỏi Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) để phản đối động thái của Washington.

Khủng hoảng Skybolt

Những năm đầu Chiến tranh Lạnh, phương pháp chủ yếu để tấn công mục tiêu bằng vũ khí hạt nhân là máy bay ném bom hạng nặng thả bom trọng lực từ trên cao. Tại thời điểm đó tên lửa đã được phát triển nhưng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có tầm bắn toàn cầu và “người anh em” tên lửa đạn đạo (SLBM) phóng từ tàu ngầm vẫn còn trong giai đoạn sơ khai và hầu hết các quốc gia chưa sở hữu chúng.

Lần cuối Mỹ trao công nghệ hạt nhân cho đồng minh, Pháp từng đòi rời NATO - Hình 2
Tên lửa đạn đạo phóng từ trên không Douglas GAM-87/AGM-48 Skybolt (ALBM). Ảnh: Wikipedia

Không có khả năng cất giấu hàng loạt ICBM trên đất liền, thay vào đó, Anh lại hướng tới việc hoàn thiện các tên lửa đạn đạo phóng từ trên không (ALBM) cho máy bay ném bom Vulcan để bắn vũ khí hạt nhân vào Liên Xô và các đồng minh. Tuy nhiên, vì những nỗ lực trong chương trình Blue Steel không mang lại một vũ khí hữu ích, nên London đã tìm mua tên lửa Skybolt do Mỹ thiết kế, có tầm bắn xa hơn nhiều, làm nền tảng để đặt toàn bộ kho vũ khí hạt nhân của mình.

Khi chi phí cho chương trình Skybolt tăng lên, chính quyền Tổng thống John F. Kennedy ở Washington trở nên hoài nghi về Skybolt, đồng thời nhận thấy các SLBM Polaris mới tốt hơn về mọi mặt. Một số nhân vật chính quyền trung ương cũng tỏ ra nghi ngờ về giá trị của kho vũ khí hạt nhân riêng biệt của Anh và liệu nó có phải là một tài sản trong cuộc đọ sức chiến lược với Liên Xô hay không. Nhiều người không tin tưởng London sẽ hành xử một cách có trách nhiệm với vũ khí hạt nhân sau cuộc Khủng hoảng Suez năm 1956 khi nước này tiến hành cùng với Paris và Tel Aviv mà Washington không hề hay biết.

Video đang HOT

“Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ nhận được 2,5 tỷ USD an ninh quốc gia từ chương trình Skybolt”, Tổng thống Kennedy nói với một phóng viên vào tháng 12/1962.

Thậm chí thẳng thắn hơn, Ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson khi đó nhận xét rằng: “Nỗ lực của Anh để đóng một vai trò quyền lực riêng biệt – tức là một vai trò ngoài châu Âu, một vai trò dựa trên mối quan hệ đặc biệt với Mỹ, vai trò dựa trên việc trở thành người đứng đầu của một Khối thịnh vượng chung không có cấu trúc chính trị hoặc sự thống nhất hay sức mạnh và có mối quan hệ kinh tế mong manh và bấp bênh – sắp được phát huy”.

Thái độ này đã gây ra một cuộc khủng hoảng ở London, đe dọa làm sụp đổ chính phủ dưới thời Thủ tướng Anh Harold MacMillan. Sự kết thúc của chính quyền ông MacMillan sẽ là dấu chấm hết cho hy vọng gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) – một hiệp ước thương mại đang phát triển sau này đóng vai trò là cơ sở cho EU.

Để giải quyết vấn đề này, nhóm nhà lãnh đạo Mỹ và Anh đã gặp nhau tại Bahamas và đưa ra một thỏa thuận nhằm tạo ra lực lượng hạt nhân đa phương của NATO. Theo đó, đầu đạn của Anh sẽ được trang bị trên tên lửa Polaris của Mỹ và được đặt trên tàu ngầm lớp Resolution của Anh. Và London sẽ chỉ có thể sử dụng chúng riêng biệt trong trường hợp xảy ra khủng hoảng quốc gia. Do đó, quyền kiểm soát cuối cùng đối với các lực lượng hạt nhân của Anh do Washington nắm giữ chứ không phải London.

Sự phẫn nộ của Pháp

Năm sau đó, Tổng thống Pháp Charles de Gaulle bỏ phiếu chống lại đơn xin gia nhập EEC của Anh, trích dẫn sự lệ thuận của Anh vào Mỹ. Chính trị gia này từ lâu đã nghi ngờ về nguyện vọng gia nhập của London, xem những lợi ích kinh tế của Anh và Pháp là “không tương thích” trong thời kỳ hậu chiến, đồng thời cho rằng Anh có sự thù địch sâu sắc với dự án EEC của châu Âu.

Lần cuối Mỹ trao công nghệ hạt nhân cho đồng minh, Pháp từng đòi rời NATO - Hình 3
Tổng thống Mỹ John F. Kennedy và Tổng thống Pháp Charles De Gaulle sau khi kết thúc cuộc hội đàm tại Điện Elysee, ngày 2/6/1961. Ảnh: John Fitzgerald Kennedy Library

Ông De Gaulle không chỉ thiếu tin tưởng về cam kết của Mỹ hay Anh đối với các lợi ích của Pháp. Ông cũng được cho là nghi ngờ toàn thể liên minh NATO, coi cấu trúc quân sự chung của khối này như một sự áp đặt đối với chủ quyền của Pháp. Là một cường quốc hạt nhân, ông De Gaulle yêu cầu Pháp có tiếng nói bình đẳng trong chiến lược liên minh, giống như Mỹ và Anh. Khi điều này bị bác bỏ, ông từng tuyên bố vào năm 1966 rằng Paris sẽ rút khỏi cơ cấu quân sự chung trên cũng như ra lệnh cho tất cả các lực lượng nước ngoài rời khỏi đất nước. Kết quả là, trụ sở của NATO ngày nay là ở Brussels, Bỉ.

Cùng năm đó, Tổng thống De Gaulle đã xung đột với các thành viên EEC khác về điều mà ông coi là xâm phạm nhiều hơn vào chủ quyền của Pháp. Ông cũng kêu gọi tẩy chay Ủy ban châu Âu trong vài tháng liên quan đến cái gọi là “cuộc khủng hoảng ghế trống” – giải pháp trao quyền phủ quyết đối với mọi nhà nước về những vấn đề được đánh giá là có lợi ích quốc gia lớn.

Paris không “ly hôn” hoàn toàn với NATO mà ký các cam kết quốc phòng riêng, trong đó có cam kết thống nhất với NATO trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân với Liên Xô. Phải mất 43 năm vết rạn nứt này mới hoàn toàn lành lại. Pháp chỉ tái gia nhập cơ cấu chỉ huy chung dưới thời Tổng thống Nicolas Sarkozy vào năm 2009, rất lâu sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

"Bóng dáng" Trung Quốc phía sau thỏa thuận lịch sử của Mỹ và đồng minh

Mặc dù cam kết an ninh mới của Mỹ, Anh và Australia hoàn toàn không đề cập cụ thể tới Trung Quốc, nhưng "yếu tố Bắc Kinh" được cho là phủ bóng thỏa thuận này.

Bóng dáng Trung Quốc phía sau thỏa thuận lịch sử của Mỹ và đồng minh - Hình 1

Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Australia Scott Morrison, Thủ tướng Anh Boris Johnson và đã có cuộc gặp tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Cornwall, Anh vào tháng 6/2021 (Ảnh: Adam Taylor).

Một quan hệ đối tác an ninh mới ở châu Á - Thái Bình Dương có tên gọi AUKUS vừa được công bố, cho phép Anh và Mỹ cung cấp công nghệ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho Australia. Một quan chức cấp cao của Mỹ mô tả AUKUS là thỏa thuận "lịch sử", cho thấy quyết tâm của chính quyền Tổng thống Joe Biden xây dựng một liên minh mạnh mẽ hơn nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Mặc dù giới chức Mỹ khẳng định sự ra đời của AUKUS không nhằm chống lại Trung Quốc, nhưng các chuyên gia cho rằng thỏa thuận này đã báo hiệu sự thay đổi về chiến lược và chính sách trên toàn khu vực, trong đó phải tính đến Bắc Kinh.

Theo BBC , thời điểm công bố thỏa thuận mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. AUKUS được thiết lập chỉ một tháng sau khi Mỹ rút khỏi Afghanistan, trong bối cảnh có những nghi ngờ đã được đặt ra về cam kết của Mỹ trong khu vực.

Trong khi đó, Anh cũng mong muốn can dự sâu hơn vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là sau khi nước này rời Liên minh châu Âu (EU), còn Australia ngày càng lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc.

"Đây là một "thỏa thuận lớn" vì (AUKUS) cho thấy rằng, cả 3 quốc gia đều đang vạch ra một ranh giới để bắt đầu đối phó với các động thái quyết liệt của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Thỏa thuận này công khai thể hiện lập trường phối hợp của chúng tôi về vấn đề này cũng như cam kết đối với một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ổn định và an toàn - điều mà 70 năm qua đã mang lại sự thịnh vượng cho tất cả các nước trong khu vực, bao gồm cả tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc", Guy Boekenstein, quan chức an ninh cấp cao của chính quyền Lãnh thổ Bắc Australia, cho biết.

Công nghệ nhạy cảm

Theo công bố của Mỹ, Anh và Australia, thỏa thuận AUKUS bao gồm việc chia sẻ thông tin và công nghệ trong một số lĩnh vực như tình báo, công nghệ lượng tử, tên lửa hành trình. Tuy nhiên, nội dung quan trọng nhất của thỏa thuận là hợp tác về tàu ngầm hạt nhân. Các tàu này sẽ được đóng tại thành phố Adelaide ở nam Australia với sự tham vấn của Mỹ và Anh về công nghệ sản xuất.

"Tàu ngầm hạt nhân có năng lực phòng thủ to lớn và do vậy ảnh hưởng đến cả khu vực. Chỉ có 6 quốc gia trên thế giới có tàu ngầm hạt nhân. Dù chưa cần trang bị vũ khí hạt nhân, song các tàu ngầm này vẫn có khả năng răn đe đáng kể", Michael Shoebridge, giám đốc quốc phòng, chiến lược và an ninh quốc gia tại Viện Chính sách Chiến lược Australia, nhận định.

Các tàu ngầm hạt nhân có khả năng tàng hình cao hơn nhiều so với các tàu ngầm thông thường. Chúng hoạt động yên tĩnh hơn, có thể di chuyển dễ dàng và khó bị phát hiện hơn.

Bóng dáng Trung Quốc phía sau thỏa thuận lịch sử của Mỹ và đồng minh - Hình 2

Nhấn để phóng to ảnh

Các nước sở hữu tàu ngầm hạt nhân (Đồ họa: BBC).

Ít nhất 8 tàu ngầm sẽ được đóng, dù chưa rõ khi nào chúng sẽ được triển khai. Australia khẳng định tàu ngầm mới không được trang bị vũ khí hạt nhân, mà chỉ được cung cấp năng lượng hạt nhân.

Theo Yun Sun, đồng giám đốc Chương trình Đông Á tại Trung tâm Stimson, thỏa thuận AUKUS cho thấy Mỹ và Anh sẵn sàng thực hiện một bước đi đột phá trong việc xuất khẩu công nghệ hạt nhân sang một quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân. Chính điều này đã làm nên sự đặc biệt của AUKUS.

"Tàu ngầm hạt nhân là công nghệ cực kỳ nhạy cảm. Đây là một ngoại lệ trong chính sách của chúng tôi trên nhiều khía cạnh. Tôi không cho rằng sẽ có thêm ngoại lệ như vậy trong các trường hợp khác sau này. Chúng tôi xem đây là một lần duy nhất", một quan chức Mỹ nói với Reuters .

"Bóng dáng" Trung Quốc

AUKUS được công bố trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có nhiều động thái phô diễn sức mạnh và tầm ảnh hưởng trong khu vực.

"Chúng ta đã nghe thấy những tuyên bố về sự hợp tác và sau đó chúng ta chứng kiến những mối đe dọa nhằm vào Đài Loan, các sự kiện ở Hong Kong và việc quân sự hóa nhanh chóng ở Biển Đông. Vì vậy, khi nói đến các vấn đề chiến lược, các biện pháp răn đe dường như là cách duy nhất có ý nghĩa chống lại Trung Quốc", ông Shoebridge nói.

Mỹ đang đầu tư mạnh mẽ vào các quan hệ đối tác trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ. Theo ông Shoebridge, thỏa thuận AUKUS có thể mang lại lợi ích cho tất cả các nước này trước những lo ngại về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.

"Thông báo (về thỏa thuận AUKUS) phù hợp với sự tham gia ngày càng nhiều của các nền dân chủ lớn nhất thế giới để ngăn chặn Trung Quốc sử dụng sức mạnh của họ", ông Shoebridge nói thêm.

Mặc dù AUKUS không đề cập cụ thể tới Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh vẫn "phủ bóng" nội dung của thỏa thuận này.

"Thỏa thuận này hoàn toàn được thúc đẩy bởi những lo ngại về Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc không được đề cập trong các tuyên bố, nhưng tất cả đều liên quan tới Trung Quốc", giáo sư David Capie, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược tại Đại học Victoria, New Zealand, nhận định.

Trong 20 năm qua, Australia vẫn đang cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả Mỹ và Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Australia. Tuy nhiên, với việc thông qua AUKUS, Australia dường như đã thể hiện lập trường rõ ràng hơn, đó là nghiêng về phía Mỹ, thay vì Trung Quốc.

Trong tương lai gần, quan hệ Australia - Trung Quốc được dự đoán sẽ rơi vào một thời kỳ lạnh nhạt, khi Bắc Kinh có thể xem xét trừng phạt Canberra vì thỏa thuận AUKUS. Thủ tướng Australia cho biết nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã có "lời mời cởi mở" để thảo luận về thỏa thuận mới.

Theo CNN , Australia không đơn độc trong việc xích lại gần Mỹ. Richard McGregor, chuyên gia cao của Viện Lowy, cho biết các thành viên khác của liên minh an ninh "Bộ Tứ", gồm Ấn Độ và Nhật Bản, cũng đang làm việc với chính quyền Tổng thống Joe Biden để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

"AUKUS chỉ là một trong nhiều thỏa thuận và quan hệ đối tác khác nhau đang được xây dựng trên toàn khu vực để đối phó với Trung Quốc", ông McGregor cho biết.

Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Biden đã đưa ra nhiều sáng kiến hợp tác địa chính trị khác nhau được cho là nhằm đối phó Trung Quốc, trong đó có nỗ lực thúc đẩy quan hệ với NATO, G7, Bộ Tứ (Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ), Ngũ Nhãn (Mỹ, Anh, Canada, New Zealand, Australia). Tuần tới, ông Biden sẽ tiếp các lãnh đạo Bộ Tứ trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của khối này tại Nhà Trắng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hé lộ bức thư viết tay của Tổng thống Hàn Quốc sau khi bị bắtHé lộ bức thư viết tay của Tổng thống Hàn Quốc sau khi bị bắt
01:27:46 16/01/2025
Ứng viên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ điều trần căng thẳng tại thượng việnỨng viên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ điều trần căng thẳng tại thượng viện
22:37:27 15/01/2025
TikTok lên tiếng về tin tỷ phú Elon Musk mua lạiTikTok lên tiếng về tin tỷ phú Elon Musk mua lại
08:49:54 16/01/2025
SEC khởi kiện tỷ phú Elon Musk gian lận chứng khoánSEC khởi kiện tỷ phú Elon Musk gian lận chứng khoán
16:57:56 15/01/2025
Hành động đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc khiến nhiều người rơi nước mắtHành động đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc khiến nhiều người rơi nước mắt
07:36:13 17/01/2025
Cơn ác mộng với những người mất nhà vì thảm họa cháy rừng ở MỹCơn ác mộng với những người mất nhà vì thảm họa cháy rừng ở Mỹ
09:17:55 16/01/2025
Ông Yoon đi vào lịch sử, thành tổng thống đương nhiệm Hàn Quốc đầu tiên bị bắt giữÔng Yoon đi vào lịch sử, thành tổng thống đương nhiệm Hàn Quốc đầu tiên bị bắt giữ
16:27:26 15/01/2025
Tổng thống Hàn Quốc bị bắt: Đồng won lao dốc, nhà đầu tư ngoại tháo chạyTổng thống Hàn Quốc bị bắt: Đồng won lao dốc, nhà đầu tư ngoại tháo chạy
01:16:35 16/01/2025

Tin đang nóng

Hé lộ phần quà cô dâu hào môn Phương Nhi tặng khách mời trong lễ ăn hỏiHé lộ phần quà cô dâu hào môn Phương Nhi tặng khách mời trong lễ ăn hỏi
05:58:53 17/01/2025
Nữ diễn viên 'Về nhà đi con' tái xuất màn ảnhNữ diễn viên 'Về nhà đi con' tái xuất màn ảnh
05:55:17 17/01/2025
Cặp đôi diễn viên Vbiz để lộ "tín vật định tình" giữa nghi vấn đang hẹn hò?Cặp đôi diễn viên Vbiz để lộ "tín vật định tình" giữa nghi vấn đang hẹn hò?
06:50:21 17/01/2025
Sốc: Thủ môn 16 tuổi qua đời thương tâm sau khi dùng cả thân người cản phá phạt đềnSốc: Thủ môn 16 tuổi qua đời thương tâm sau khi dùng cả thân người cản phá phạt đền
08:18:21 17/01/2025
Chu Thanh Huyền "mỏ hỗn" với mẹ Quang Hải, bị mẹ chồng chỉnh đốn ngay trên livestreamChu Thanh Huyền "mỏ hỗn" với mẹ Quang Hải, bị mẹ chồng chỉnh đốn ngay trên livestream
08:01:51 17/01/2025
Hàng triệu người cầu mong Triệu Lộ Tư đừng khoẻ lại, chuyện gì đây?Hàng triệu người cầu mong Triệu Lộ Tư đừng khoẻ lại, chuyện gì đây?
08:09:58 17/01/2025
Á hậu Phương Nhi: Tôi bị thu hút bởi người có ý chí cầu tiến và tham vọngÁ hậu Phương Nhi: Tôi bị thu hút bởi người có ý chí cầu tiến và tham vọng
06:53:46 17/01/2025
Từ vị giám đốc thành bảo vệ sau vụ oan sai gần 1 thập kỷTừ vị giám đốc thành bảo vệ sau vụ oan sai gần 1 thập kỷ
07:49:32 17/01/2025

Tin mới nhất

ISW chỉ ra cách Nga hạn chế năng lực công nghiệp quốc phòng Ukraine

ISW chỉ ra cách Nga hạn chế năng lực công nghiệp quốc phòng Ukraine

12:50:16 17/01/2025
ISW nhận định, quân đội Nga liên tiếp tổ chức các đợt tấn công quy mô lớn vào ngành năng lượng Ukraine để làm giảm năng lực công nghiệp quốc phòng của đối thủ.
Chiến tranh khiến dân thường bị thương vong cao kỷ lục

Chiến tranh khiến dân thường bị thương vong cao kỷ lục

11:14:27 17/01/2025
Số liệu từ một kết quả nghiên cứu cho thấy, năm 2024 đã có 61.353 người thiệt mạng hoặc bị thương dù không hề tham gia vào các hoạt động chiến đấu.
Nga bắt thêm 2 nghi phạm vụ ám sát tướng cấp cao

Nga bắt thêm 2 nghi phạm vụ ám sát tướng cấp cao

11:11:50 17/01/2025
Hai nghi phạm mới này bị cáo buộc đã hỗ trợ hậu cần cho vụ ám sát tướng phòng hóa Nga Igor Kirillov cuối năm ngoái.
Nga nêu rõ điều kiện của Tổng thống Putin để chấm dứt xung đột Ukraine

Nga nêu rõ điều kiện của Tổng thống Putin để chấm dứt xung đột Ukraine

08:51:27 17/01/2025
Điện Kremlin tuyên bố lập trường của Nga về giải quyết xung đột Ukraine đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu rõ vào năm ngoái.
Tổng thống Hàn Quốc tiếp tục bị triệu tập thẩm vấn

Tổng thống Hàn Quốc tiếp tục bị triệu tập thẩm vấn

08:49:18 17/01/2025
Ông Yoon Suk-yeol đã cương quyết từ chối tham gia buổi thẩm vấn của Văn phòng Điều tra Tham nhũng các quan chức cấp cao (CIO) ngày 16/1 vì lý do sức khỏe.
3 kịch bản Anh đưa lực lượng gìn giữ hòa bình đến Ukraine

3 kịch bản Anh đưa lực lượng gìn giữ hòa bình đến Ukraine

08:47:17 17/01/2025
Thủ tướng Anh Keir Starmer xác nhận đang thảo luận với các đồng minh về kịch bản triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình đến Ukraine hậu xung đột với Nga.
Hình ảnh hiếm hoi của Tổng thống Hàn Quốc sau khi bị bắt

Hình ảnh hiếm hoi của Tổng thống Hàn Quốc sau khi bị bắt

06:59:40 17/01/2025
Hình ảnh hiếm hoi do truyền thông Hàn Quốc công bố cho thấy ông Yoon ngồi trong ô tô khi được đưa tới trung tâm giam giữ Seoul. Một số người khác cũng được nhìn thấy ngồi cùng ông Yoon trong xe.
Hơn 1.000 tù nhân Mỹ tham gia chữa cháy rừng ở Los Angeles

Hơn 1.000 tù nhân Mỹ tham gia chữa cháy rừng ở Los Angeles

06:28:27 17/01/2025
Những lính cứu hỏa bị giam giữ đã làm việc suốt ngày đêm để cùng góp sức dập tắt ít nhất 4 đám cháy rừng đang diễn ra trên khắp hạt Los Angeles, Mỹ.
Trung Quốc dự kiến có 9 tỷ chuyến đi trong đợt di cư lớn nhất thế giới

Trung Quốc dự kiến có 9 tỷ chuyến đi trong đợt di cư lớn nhất thế giới

06:24:47 17/01/2025
Kỳ xuân vận tại Trung Quốc đã bắt đầu với dòng người từ các thành phố lớn trở về quê nhà ăn Tết Âm lịch hoặc đi du lịch.
Tổng thống Hàn Quốc có thể bị giam giữ như thế nào?

Tổng thống Hàn Quốc có thể bị giam giữ như thế nào?

06:22:34 17/01/2025
Theo tiền lệ và do địa vị của mình, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol có thể được đưa vào một phòng giam đặc biệt trong vòng 48 giờ sau khi bị bắt.
Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc có thể bị mất học vị tiến sĩ vì bê bối đạo văn

Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc có thể bị mất học vị tiến sĩ vì bê bối đạo văn

06:12:01 17/01/2025
Một đại học ở Hàn Quốc đang cân nhắc việc tước học vị tiến sĩ của Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee sau khi bà bị kết luận có hành động đạo văn trong luận án thạc sĩ.
Cuộc chiến cuối cùng bảo vệ mỏ than cốc chiến lược của Ukraine

Cuộc chiến cuối cùng bảo vệ mỏ than cốc chiến lược của Ukraine

05:54:23 17/01/2025
Từ đó trở đi, những người thợ mỏ mô tả các cuộc tấn công ngày càng diễn ra thường xuyên hơn. Giếng số 3 của mỏ, nằm gần mặt trận nhất, tại làng Pishchane, bắt đầu bị pháo kích thường xuyên.

Có thể bạn quan tâm

Sai lầm ngày Tết là mang tặng 5 loại hoa này: Chắc chắn bị chê EQ thấp!

Sai lầm ngày Tết là mang tặng 5 loại hoa này: Chắc chắn bị chê EQ thấp!

Sáng tạo

12:32:07 17/01/2025
Khi tặng hoa trong dịp đầu xuân năm mới, bạn không nên chọn những loài hoa kém may mắn hoặc có ý nghĩa không tốt đẹp, vì sẽ dễ làm phật lòng người nhận, đồng thời bản thân còn bị đánh giá là thiếu tinh tế
Nhan sắc gây chú ý của vợ Hồ Tấn Tài qua cam thường, sau nhiều lần thẩm mỹ gương mặt thế nào?

Nhan sắc gây chú ý của vợ Hồ Tấn Tài qua cam thường, sau nhiều lần thẩm mỹ gương mặt thế nào?

Sao thể thao

12:26:55 17/01/2025
Hậu vệ Hồ Tấn Tài gặp chấn thương trong trận bán kết của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024. Sau giải đấu, Tấn Tài được thực hiện phẫu thuật chấn thương dây chằng tại TP.HCM.
Game Tam Quốc mới lộ tình tiết gây sốc, nam chính có thể "thân mật" với mọi nhân vật, kể cả Trương Phi

Game Tam Quốc mới lộ tình tiết gây sốc, nam chính có thể "thân mật" với mọi nhân vật, kể cả Trương Phi

Mọt game

12:26:51 17/01/2025
Chắc chắn, Dynasty Warriors Origins đang là chủ đề hot nhất của ngày hôm nay khi 17/1 cũng là thời điểm mà tựa game Tam Quốc này được ra mắt trên Steam.
Màn comeback của IVE không như trông đợi

Màn comeback của IVE không như trông đợi

Nhạc quốc tế

12:11:01 17/01/2025
Kể từ lần trở lại với HEYA, IVE đã mất vía Perfect All-Kill, thành tích nhạc số nội địa ổn định, nhưng không còn bùng nổ như 2 năm 2022 - 2023.
Dispatch mở bát 2025: Tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz mang thai con ngoài giá thú với đạo diễn U70 sau 10 năm ngoại tình

Dispatch mở bát 2025: Tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz mang thai con ngoài giá thú với đạo diễn U70 sau 10 năm ngoại tình

Sao châu á

12:07:05 17/01/2025
Sau 1 thập kỷ bên nhau bất chấp mọi lời gièm pha, Kim Min Hee và đạo diễn Hong Sang Soo - cặp tình nhân bị ghét nhất showbiz Hàn được tiết lộ đã có tin vui.
Thêm một món ăn quen thuộc ở Việt Nam khiến cầu thủ Xuân Son khen không ngớt lời

Thêm một món ăn quen thuộc ở Việt Nam khiến cầu thủ Xuân Son khen không ngớt lời

Ẩm thực

11:14:54 17/01/2025
Ngoài món bánh chuối chiên, món cá kho thịt ba chỉ là một trong những món ăn đậm chất Việt mà cầu thủ Nguyễn Xuân Son đặc biệt yêu thích.
Cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương hầu tòa

Cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương hầu tòa

Pháp luật

11:06:06 17/01/2025
Ngày 17/1, Tòa án nhân dân TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Lê Tiến Phương, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và 16 đồng phạm về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Tình tin đồn của Rosé (BLACKPINK) lộ loạt ảnh gây sốc: Hút cần sa, hôn đồng tính?

Tình tin đồn của Rosé (BLACKPINK) lộ loạt ảnh gây sốc: Hút cần sa, hôn đồng tính?

Sao âu mỹ

10:49:07 17/01/2025
Sáng 16/1, tờ Kbizoom đưa tin, nam diễn viên người Mỹ vừa bị khui loạt khoảnh khắc gây sốc ngày trước, khiến cộng đồng mạng tranh luận nảy lửa.
"Mẫu nhí" 5 tuổi gây ấn tượng trên sàn catwalk, được ví như búp bê

"Mẫu nhí" 5 tuổi gây ấn tượng trên sàn catwalk, được ví như búp bê

Thời trang

09:42:22 17/01/2025
Cô bé Đỗ Nhã Tâm (5 tuổi) gây ấn tượng khi xuất hiện trên sàn catwalk, được khen không thua kém người mẫu chuyên nghiệp.
Sao nữ cao 1m58 gợi ý 4 cách mặc quần dài siêu tôn dáng cho phụ nữ trên 40 tuổi

Sao nữ cao 1m58 gợi ý 4 cách mặc quần dài siêu tôn dáng cho phụ nữ trên 40 tuổi

Phong cách sao

09:39:32 17/01/2025
Cựu thành viên nhóm Mây Trắng xây dựng phong cách thời trang sáng tạo, nổi bật nhưng vẫn có tính ứng dụng.
Da xám xịt, lên mụn mãi không dứt vì cả năm chưa detox thải độc da

Da xám xịt, lên mụn mãi không dứt vì cả năm chưa detox thải độc da

Làm đẹp

09:32:44 17/01/2025
Da xám xịt, nổi mụn và tình trạng không đều màu có thể là dấu hiệu cho thấy làn da của bạn đang cần được detox và thải độc.