Làm vườn treo “ngọc xanh” nơi heo hút, lão nông người Thái sống khỏe
Ở nơi vùng cao heo hút, lão nông Lò Văn Chiêng, bản Hốn ( xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) đã ăn nên làm ra từ khi trồng thành công cây chanh leo. Nhiều người gọi vườn cây chanh leo lúc lỉu những quả là quả của ông Chiêng là vườn treo “ngọc xanh” hái ra tiền ở cái đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi”.
Nhà lão nông Chiêng ở tít trên núi cao. Cũng như bao hộ khác trong bản, gia đình ông Chiêng chỉ biết canh tác theo kiểu truyền thống “con trâu đi trước, cái cày theo sau” nên cái đói, cái nghèo vẫn bám víu lấy cuộc sống của gia đình ông. Tìm hướng thoát nghèo nhưng ông Chiêng không biết phải trồng cây gì, nuôi con gì?
Là người đứng đầu chính quyền ở bản Hốn, trong một lần đi họp ở xã, ông Chiêng được mọi người thông tin về hiệu quả kinh tế của cây chanh leo có thể xóa nghèo, làm giàu được. Với diện tích đất đai rộng mênh mông của các cụ để lại, ông Chiêng không chút đắn đo mà nhanh chóng đặt mua chanh leo về trồng.
Mạnh dạn trồng cây chanh leo, gia đình ông Chiêng có cuộc sống khá giả
Ban đầu, ông Chiêng trồng trên diện tích 1ha. Nhờ cần mẫn chăm sóc, chỉ 4 tháng sau khi trồng, vườn chanh leo đã cho quả sai chi chít. Ông Chiêng cùng gia đình gùi hàng nghìn quả chanh leo từ nương về nhà đóng thành từng bao tải rồi chở xuống Hợp tác xã (HTX) Chanh leo Thuận Châu bán.
Trồng cây chanh leo, một trong những hướng đi mới của người dân vùng cao Chiềng Bôm
Video đang HOT
“Thú thật lúc đầu tôi cũng thấp thỏm lắm, vì lâu nay đã có ai trồng cây chanh leo ở cái mảnh đất này đâu. Nương ngô, nương sắn còn còi cọc huống chi đem cây mới về trồng thử. Tôi cho rằng làm gì cũng vậy, muốn thành công trước tiên phải tìm tòi và phải có máu liều thì mới ăn nhiều được” – ông Chiêng dí dỏm.
Thành công bước đầu, ông Chiêng tiếp tục trồng thêm 0,5 ha chanh leo. Chỉ tính riêng số diện tích chanh leo trồng mới trong năm 2018, ông Chiêng thu bán được hơn 1 tấn quả. Bán với giá bình quân 10.000 đồng/kg, ông Chiêng có hơn 10 triệu đồng bỏ túi.
Theo ông Chiêng, chanh leo chỉ vất vả lúc mới trồng, khi cây đã phát triển và cho thu quả thì chỉ cần tưới nước, bón phân đầy đủ là rủng rỉnh tiền tiêuNói về kỹ thuật trồng chanh leo, ông Chiêng cho biết: Hố trồng chanh leo có kích thước rộng 45cmx45cmx40cm, cây cách cây 4m, hàng cách hàng 5m. Thời điểm thích hợp trồng cây chanh leo là khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 5 dương lịch. Sau khi trồng xong cần tưới nước ngay để cây không bị héo. Khi cây phát triển lên khoảng 1m, cần tiến hành bấm ngọn để cây phát triển thành nhiều nhánh tỏa đều khắp giàn. Trong thời gian cây còn bé, cần tiến hành bón thúc cho cây để kích thích cây sinh trưởng và phát triển. Cứ cách 15 ngày phải cho vườn chanh leo “ăn” phân một lần.
Nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật, chanh leo nhà ông Chiêng có mẫu mã quả rất đẹp
Bây giờ, số diện tích đất trống, đồi núi trọc mà ngày xưa gia đình ông Chiêng chỉ canh tác được một vụ ngô, một vụ lúa thì nay đã được phủ kín một màu xanh rộng bát ngát của 1,5ha chanh leo và 3ha cà phê kéo dài tới tận chân núi. Mỗi năm, ông Chiêng thu hơn trăm triệu từ bán hàng tấn quả cà phê và chanh leo.
Để tăng thêm thu nhập, ông Chiêng còn đào ao thả cá. Mỗi năm xuất bán được 2 tạ cá trắm cỏ với giá 100.000 đồng/kg, ông Chiêng thu lãi gần 20 triệu đồng.
“Gắn bó với nghề nông nghiệp từ lúc lập gia đình đến nay, tôi nhận thấy chanh leo là cây cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng cây ngô, cây sắn. Thời gian tới, gia đình sẽ tiếp tục chuyển đổi số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng những cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao. Mình làm Trưởng bản thì phải gương mẫu, không được đói nghèo thì mới nói được người dân của mình xóa đói, làm giàu được” – ông Chiêng bảo vậy.
Theo Danviet
Sơn La: Chủ tịch xã xin từ chức để đi... cai nghiện thuốc phiện
Ông Bạc Cầm Khổ - nguyên Chủ tịch UBND xã Mường É, huyện Thuận Châu (Sơn La) không giấu quá khứ "con nghiện" của mình mà công khai tất cả một cách minh bạch. Có lẽ chính bởi sự minh bạch ấy mà ông và nhiều người dân Mường É mới đoạn tuyệt được với cây thuốc phiện như hôm nay.
Bà con nông dân làm ruộng trên chính những cánh đồng cây thuốc phiện ở xã Mường É năm xưa. (Ảnh: K.T)
"Ở thập kỷ 90, tôi là một trưởng công an xã năng động, có nhiều thành tích, được đi báo cáo điển hình toàn quốc. Nhưng chính lúc ấy, tôi đã thành một con nghiện nặng" - ông Khổ thật thà kể.
Ngày ấy Mường É là một vùng có diện tích canh tác cây thuốc phiện rất lớn và tất nhiên là số người nghiện hút thuốc phiện cũng... nhiều như cây thuốc phiện.
"Hút thuốc phiện ở vùng cao ngày xưa không đơn giản chỉ là thói quen, vì sẵn có mà đó còn là sự khẳng định đẳng cấp. Nhiều dòng họ đã quy định chỉ có người làm cán bộ, làm quan chức hoặc ít nhất thì cũng phải có cháu, chắt, tức là đã có lao động thay thế trong nhà thì mới được hút thuốc phiện" - ông Khổ kể lại.
Chuyện ông Khổ mắc nghiện thuốc phiện thì ở Mường É ngày ấy ai cũng biết, nhưng ngày ấy chuyện hút thuốc phiện của ông nó chỉ đơn giản như "chuyện thường ngày ở huyện". Với lại, ai cũng biết ông Khổ là người năng động, là cán bộ sống vì dân, bởi thế ngay sau khi ông Khổ thôi giữ chức trưởng công an xã, ông đã được bầu làm Chủ tịch UBND xã với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối.
Trên chính những cánh đồng cây thuốc phiện ở xã Mường É năm xưa, giờ là những ruộng lúa, nương ngô xanh tốt. (Ảnh: K.T)
"Quyết định đầu tiên sau khi nhận chức chủ tịch xã là tôi xin thôi giữ chức chủ tịch xã để đi cai nghiện . Ngày ấy, cai nghiện khó khăn lắm và cũng ít người tự giác cai nghiện. Nhưng tôi tự thấy, nếu mình không cai nghiện được thì không chỉ mình chết mà hàng ngàn cư dân Mường É này sẽ là nạn nhân của thuốc phiện, đói nghèo và lạc hậu. Vì thế, không ít người bảo tôi "hâm", "điên"... nhưng tôi vẫn cương quyết trả chức và tự đi cai nghiện.
Cai nghiện thành công thì mất tới hơn 2 năm. Khi ông Khổ trở về thì uy tín càng tăng lên và ông tiếp tục nhận lại chức Chủ tịch UBND xã Mường É.
Nhiều người đánh giá, mấy năm làm Chủ tịch xã, việc ông làm được thành công nhất là chuyển hướng sản xuất - xóa bỏ cây thuốc phiện. Nói thì đơn giản, nhưng không dễ chút nào vì khi ấy hầu như nhà ai cũng có người nghiện , thuốc phiện; ngay cả trong cán bộ xã cũng mắc nghiện rất nhiều; mà đã nghiện hút thì tái trồng cây thuốc phiện là đương nhiên.
"Bởi thế đối đầu với thuốc phiện là đối đầu với đồng chí, với anh em ruột thịt, người thân... Nhưng tôi vẫn quyết tâm, vừa làm vừa giải thích và tôi đã có những thành công không nhỏ. Bây giờ ở Mường É không còn ai tái trồng cây thuốc phiện nữa và tất nhiên là người nghiện hút thuốc phiện cũng không còn" - ông Khổ tươi cười bảo vậy.
Theo Danviet
Nơi chỉ có 1 hộ không nghèo, vẫn góp chi 200 triệu làm đường đẹp Bản Huổi Tát, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu (Sơn La) chỉ có 27 hộ là đồng bào người dân tộc Thái, Kháng thì số hộ nghèo chiếm tới 24 hộ; hộ cận nghèo là 2 hộ...Bản nghèo, nhưng khi được Nhà nước hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn mới, bà con ở đây vẫn góp chi được 200 triệu đồng...