Làm việc văn phòng tại sao hay bị đau nhiều ở cổ tay?
Bạn đọc Thanh Tuấn (quận 12, TP HCM) hỏi: “Tôi làm việc văn phòng, không làm việc nặng nhưng sao cổ tay thường bị đau rất khó chịu, không lái xe máy được. Xin tư vấn giúp cách giải quyết tình trạng này?”.
ThS- BS Nguyễn Văn Mỹ Anh, Bệnh viện Nhân Dân 115 (TP HCM), trả lời: Nói đến ống cổ tay, ngành y thường nhắc đến hội chứng ống cổ tay. Ngoài ra, còn có bệnh viêm bao gân gấp, xuất phát từ ngón tay, có thể lan đến ống cổ tay. Tuy nhiên, viêm bao gân gấp không gặp nhiều.
Trong hội chứng ống cổ tay có 2 nhóm, gồm nhóm có nguyên nhân rõ ràng và nhóm có những yếu tố thuận lợi (những người hay mắc chứng này chứ không phải nguyên nhân).
Khoảng 50% người mắc hội chứng ống cổ tay sẽ đáp ứng điều trị nội khoa (Ảnh minh họa từ Internet)
Nhiều người dù chỉ làm việc nhẹ – như phụ nữ làm nội trợ, người thường xuyên đi xe máy… – nhưng bị chấn thương nhẹ mà lặp đi lặp lại nhiều lần thì nguy cơ mắc hội chứng cổ tay sẽ cao hơn.
Đánh giá hội chứng ống cổ tay sẽ dựa vào 3 mức độ: nhẹ, trung bình và nặng, ngoài ra có thể thêm mức độ rất nặng. Mức độ nhẹ thì sẽ đáp ứng tốt với việc điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu. Với mức độ trung bình, khoảng 50% người mắc sẽ đáp ứng điều trị nội khoa và khoảng 50% không đáp ứng.
Video đang HOT
Đối với những người không đáp ứng điều trị nội khoa và ảnh hưởng đến sinh hoạt, trường hợp này có thể phải chuyển sang phương pháp phẫu thuật. Đối với trường hợp nặng và rất nặng, đáp ứng với điều trị nội khoa và vật lý trị liệu rất kém thì nên phẫu thuật sớm. Khi xảy ra teo cơ mô cái, đặc biệt là cơ đối ngón cái thì cần phẫu thuật ngay.
Điều trị phẫu thuật không phải là vấn đề khó khăn. Có 2 cách thức phẫu thuật. Cách thứ nhất là mổ hở ống cổ tay; cách thứ hai có thể mổ nội soi, chi phí sẽ cao hơn. Mỗi phương pháp sẽ có ưu điểm và khuyết điểm riêng.
Thời gian mổ hội chứng ống cổ tay sẽ rất ngắn, chỉ khoảng 10 – 15 phút là xong. Việc nằm viện hay không tùy thuộc cơ sở y tế. Một số cơ sở y tế buộc người phẫu thuật phải ở lại, một số nơi sẽ cho về nhà ngay trong ngày. Đối với Bệnh viện Nhân Dân 115, người phẫu thuật vì hội chứng này có thể về nhà ngay sau khi mổ nếu không có vấn đề nội khoa đặc biệt.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Bác sĩ yêu cầu điều trị nội khoa, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật, tùy tình trạng bệnh lý như vị trí, mức độ và thể thoát vị, biểu hiện lâm sàng.
Bác sĩ Nguyễn Vũ, Phó Trưởng khoa Ngoại Thần kinh Cột sống, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh.
Có nhiều cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Người có triệu chứng lâm sàng nhẹ, áp dụng chế độ bất động trong thời kỳ cấp tính. Phải nghỉ ngơi tại giường và đeo nẹp cố định cổ trong 5-7 ngày, tránh vận động cột sống cổ quá mức.
Điều trị nội khoa làm giảm hoặc mất triệu chứng đau, góp phần chẩn đoán và phục hồi sau can thiệp. Vật lý trị liệu và các liệu pháp phản xạ như xoa bóp giảm đau, chống co cứng cơ để cải thiện chức năng các cơ cạnh sống. Phương pháp này tránh sử dụng trong những ngày đau cấp tính.
Phương pháp nhiệt là dùng sức nóng để giảm đau, chống co cứng cơ, giãn mạch chủ động... hoặc dùng dòng điện để tăng chuyển hóa, chống viêm giảm phù nề, kích thích thần kinh cơ...
Kết hợp châm cứu hoặc điều trị bằng tia laser mềm để giảm đau, chống viêm, kích thích tái tạo tổ chức và an thần.
Trong thời kỳ cấp tính và đợt tái phát, bác sĩ điều trị bằng thuốc chống viêm giảm đau không steroid (AINS) hay thuốc an thần giãn cơ nhẹ, vitamin nhóm B liều cao giúp chống viêm và thoái hóa, nhất là đối với tổ chức thần kinh. Có thể sử dụng liệu pháp corticoid trong trưởng hợp các thuốc giảm đau chống viêm thông thường không có kết quảc.
Phương pháp kéo giãn cột sống cổ được chỉ định với khi thoái hóa có chèn ép rễ đơn thuần, chống chỉ định khi có chèn ép tủy hoặc những tổn thương xương như gai xương lớn trong ống tủy. Đây là phương pháp làm giảm áp lực, tăng cường hấp thu các chất chuyển hóa vào trong đĩa đệm.
Các thủ thuật ít xâm lấn khác như lấy đĩa đệm qua da không mổ. Bác sĩ sử dụng năng lượng laser hoặc sóng cao tần sẽ làm bốc hơi một phần nhân nhày, từ đó đĩa đệm tự thu lại một phần. Ngoài ra, sóng cao tần cũng làm cân bằng một phần các rối loạn hóa học tại vùng đĩa đệm thoát vị chèn ép thần kinh giúp giảm đau. Tuy nhiên, giá thành phương pháp này cao, chỉ áp dụng đối với các trường hợp thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn sớm, chưa rách bao xơ.
Trong trường hợp phẫu thuật, bác sĩ sẽ lấy bỏ đĩa đệm gây chèn ép mà không gây tổn thương cấu trúc thần kinh và đảm bảo sự vững chắc của cột sống.
Theo bác sĩ, khi thoát vị đĩa đệm gây ra hội chứng tủy cổ hoặc hội chứng rễ tủy, các triệu chứng tiến triển càng nhanh càng cần phẫu thuật sớm. Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm gây ra hội chứng chèn ép rễ nặng hoặc đau liên tục, dai dẳng, điều trị nội khoa 6 tuần không đỡ.
Hai phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng là mổ theo lối trước bên và mổ lối sau. Trong đó, mổ đường trước phổ biến hơn. Tùy mức độ chèn ép và thể thoát vị, bác sĩ sẽ quyết định có cắt dây chằng dọc sau hay không. Sau khi đĩa đệm được lấy bỏ có thể dùng xương chậu ghép vào chỗ đĩa đệm và đặt nẹp cố định, dùng miếng ghép nhân tạo...
"Phương pháp này giúp cột sống vững chắc, tránh khớp giả, tuy nhiên việc hàn cứng khớp khiến cho các động tác cổ ít nhiều bị hạn chế và tăng nguy cơ thoái hóa đốt liền kề, thoát vị có thể xảy ra ở các đốt khác", bác sĩ nói.
Người bệnh có thể thay đĩa đệm nhân tạo có khớp. Phương pháp này làm giảm khả năng xuất hiện khối thoát vị mới ở đĩa đệm trên và dưới chỗ đã mổ, đồng thời tránh được một số biến chứng do nẹp vít gây ra. Sau mổ, người bệnh không phải mang nẹp cổ, không phải chịu đau, mỏi, nhức do nẹp gây ra.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý phổ biến, do ngồi sai tư thế, mang vác vật nặng, gây ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt mỗi ngày. Ảnh: Scripps
Bác sĩ khuyến cáo, sau ca mổ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đường trước, người bệnh thường bị đau khi nuốt. Chịu khó uống nước, nói chuyện, tập nuốt, sau 4-5 ngày đau giảm đi nhiều.
Trong trường hợp đặt mảnh ghép và cố định nẹp vít cột sống cổ, người bệnh phải mang nẹp cổ cứng 3-6 tuần. Nẹp cổ thường làm cho người bệnh khó chịu do cấn vào hàm, vai và xương đòn gây đau.
Ngoài ra, sau vài ngày đầu mang nẹp cổ cứng, người bệnh có cảm giác mỏi, cứng gáy và hai vai. Cảm giác này ngày càng tăng cho đến khi bỏ nẹp cổ. Người bệnh nên tập cúi ngửa, nghiêng cổ vài ngày để giảm đau. Tình trạng này sẽ khắc phục sau 6 tuần, nếu tích cực tập luyện.
Phương pháp vật lý trị liệu giúp bệnh nhân COVID-19 lấy lại khứu giác Các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân COVID-19 gặp phải triệu chứng mất khứu giác đã phát triển phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho mũi. Người mắc COVID-19 có thể tập vật lý trị liệu để lấy lại chức năng khứu giác. Ảnh minh họa: Pixabay Theo kênh truyền hình RT, những người mất khứu giác sau...