Làm túi lọc trà từ lá cây, 2 nữ sinh ở TP.HCM giành huy chương bạc quốc tế
Đôi bạn Ngô Trần Thảo My và Nguyễn Thiên Ngân, học sinh Trường THPT Gia Định ( TP.HCM) xuất sắc giành huy chương Bạc tại cuộc thi GENIUS Olympiad 2022.
GENIUS Olympiad là cuộc thi về môi trường dành cho học sinh trung học trên toàn thế giới được tổ chức thường niên tại Mỹ. Với thông điệp “Hãy cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn”, cuộc thi đã thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều học sinh trung học quốc tế, trong đó có Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) của Thảo My và Thiên Ngân tham gia tại GENIUS Olympiad 2022 có tên “Tạo túi lọc trà từ hệ gân lá cây bồ đề”.
Đôi bạn Nguyễn Thiên Ngân (trái) và Ngô Trần Thảo My.
Ý tưởng để thực hiện đề tài được nung nấu khi cả hai đọc được một số bài báo cáo về thực trạng ô nhiễm nhựa trong thực phẩm nói chung và ô nhiễm vi nhựa trong túi lọc trà nói riêng.
Cụ thể, trong một báo cáo có thông tin: Theo nghiên cứu của Đại học McGill ở Montreal (Canada), túi lọc trà để trong nước nóng 95 độ C sẽ giải phóng khoảng 11,6 tỷ hạt vi nhựa và 3,1 tỷ hạt nano nhỏ hơn. Các hạt này hoàn toàn không thể thấy được bằng mắt thường, vì vậy sử dụng túi lọc trà lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người.
Nhận thấy tác hại nghiêm trọng này, Thảo My và Thiên Ngân đã lên ý tưởng và thực hiện nghiên cứu, tạo ra túi lọc trà hoàn toàn sạch nhựa, thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng.
Chia sẻ về lý do chọn lá bồ đề làm nguyên liệu sản xuất túi lọc trà, Thiên Ngân cho hay đây là loại lá được trồng nhiều tại Việt Nam, dễ tìm mua và giá thành cũng “hạt dẻ”. Hơn nữa, lá bồ đề trước nay chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực hội họa, chưa có công trình nào nghiên cứu chúng với mục đích bảo vệ sức khỏe.
Video đang HOT
“Chúng em đã tiến hành chưng cất và gửi cao chiết lá bồ đề tới một số trung tâm kiểm nghiệm uy tín để phân tích thành phần hóa học có trong lá. Khi xác định chắc chắn đây đều là các thành phần an toàn cho sức khỏe người sử dụng, chúng em mới quyết định dùng lá bồ đề để làm túi lọc trà”, Ngân nói.
Túi lọc trà được làm từ lá bồ đề.
Quy trình chế tạo túi lọc trà từ lá bồ đề trải qua 5 bước. Lá bồ đề tươi sau khi thu hoạch sẽ ngâm trong hỗn hợp nước và bột giặt sinh học. Sau một tuần, lá được ngâm mềm thì vớt ra rồi dùng bàn chải chải sạch phần thịt lá. Lúc này, chiếc lá chỉ còn lại phần gân.
Phần gân tiếp tục được rửa sạch và sấy khô. Gân lá đạt tiêu chuẩn sẽ may thành túi lọc trà. Cuối cùng, các túi lọc được khảo sát độ bền kéo và đánh giá quá trình phân hủy trong đất so với các túi lọc trà truyền thống.
Bắt tay thực hiện đề tài, cả Thảo My và Thiên Ngân đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách. Lần đầu tiên tham gia nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm cùng nguồn kinh phí không nhiều nên đôi bạn đã phải mày mò gần nửa năm mới có thể tạo ra sản phẩm ưng ý.
Không chỉ vậy, quãng thời gian làm báo cáo nghiên cứu cũng là lúc My và Ngân đang ôn thi giữa kì nên cả hai phải sắp xếp, cân đối thời gian để không làm ảnh hưởng đến việc học.
Sau những tháng ngày miệt mài thử nghiệm cùng vô số lần thất bại, đề tài “Tạo túi lọc trà từ hệ gân lá cây bồ đề” của đôi bạn đã giành huy chương Bạc tại cuộc thi GENIUS Olympiad 2022.
Thầy Nguyễn Minh Trung – giáo viên hướng dẫn đề tài chia sẻ niềm vui cùng hai học trò Thiên Ngân và Thảo My.
Theo đôi bạn, quá trình dự thi cũng đem lại cho cả hai nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Từ những ngày đầu còn bỡ ngỡ, rụt rè, nhờ sự động viên của thầy cô và gia đình, đôi bạn đã tự tin bước ra khỏi vùng an toàn để trải nghiệm nhiều điều mới.
“Việc nghiên cứu giúp chúng em phát triển các kỹ năng về làm việc nhóm, thí nghiệm, thuyết trình, phản biện, cũng như tư duy khoa học, ngôn ngữ… Đây thực sự là một dấu ấn đáng nhớ trong thời học sinh của chúng em”, Thảo My chia sẻ.
Thời gian tới, cả hai dự định sẽ tiếp tục tìm hiểu về thực trạng của môi trường và đề ra những giải pháp khắc phục. Đồng thời, đôi bạn cũng sẽ nghiên cứu để phát triển hơn nữa sản phẩm túi lọc trà từ hệ gân lá cây bồ đề.
GENIUS Olympiad là cuộc thi về môi trường dành cho học sinh trung học trên toàn thế giới được tổ chức thường niên tại Mỹ. Năm nay cuộc thi diễn ra từ ngày 11 – 18/6/2022, tại học viện Công nghệ Rochester (RIT), New York, Hoa Kỳ, với 821 dự án và gần 1.000 học sinh trên 60 quốc gia tham dự.
Tại cuộc thi này, Trường THPT Gia Định (TP.HCM) đạt thành tích là đơn vị dự thi đạt giải thưởng nhiều nhất với 15 giải (3 huy chương Vàng, 4 huy chương Bạc, 6 huy chương Đồng và 2 giải tư).
Làm phim ngắn về rác thải nhựa, hai học sinh giành huy chương Bạc quốc tế
Lê Hoàng Khang và Đinh Ngọc Gia Minh, học lớp 12, trường THPT Gia Định, TP.HCM xuất sắc giành huy chương Bạc ở lĩnh vực phim ngắn tại cuộc thi GENIUS Olympiad 2021.
GENIUS Olympiad 2021 với thông điệp "Hãy cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn" được tổ chức thường niên tại Mỹ. Cuộc thi với sự tham gia của học sinh trung học quốc tế về các vấn đề môi trường.
Biết đến cuộc thi GENIUS Olympiad từ những ngày đầu tiên bước chân vào trường Gia Định, nhưng mãi đến đầu năm lớp 11, khi được thầy Nguyễn Minh Trung - giáo viên hướng dẫn đồng thời là giáo viên bộ môn Sinh học của lớp cổ vũ tham gia thì Khang và Minh mới thật sự bắt đầu hành trình.
Mục đích chính của Minh và Khang là nâng cao nhận thức của mọi người về sự ảnh hưởng tiêu cực của rác thải nhựa đến đời sống con người, lan tỏa thông điệp "Reduce plastic to reverse its wave" nhằm giúp mọi người hiểu được sự cần thiết của việc giảm thiểu sử dụng sản phẩm từ nhựa để bảo vệ sức khỏe của mình cũng như môi trường sống. " Chúng em không nghĩ nhiều về việc có được giải thưởng hay không, nên khi được xướng tên giành huy chương Bạc, chúng em đều vỡ òa trong hạnh phúc", Đinh Ngọc Gia Minh chia sẻ.
Hoàng Khang (trái) và Gia Minh xuất sắc giành Huy chương Bạc cho phim ngắn "Plastic - a century threat". (Ảnh: NVCC)
Theo Hoàng Khang, nhóm muốn làm đoạn phim mà mọi người xem vào sẽ thấy hậu quả của rác thải nhựa. Để đem câu chuyện trở nên gần gũi hơn, nhóm chọn hình ảnh một học sinh xử lý rác thải không đúng cách và việc đó xảy ra thường xuyên trong sinh hoạt hằng ngày.
Với tên gọi "Plastic - a century threat", mở đầu phim là cảnh nam sinh đang đứng cầm một ly nước nhựa và ống hút, chuẩn bị băng qua đường. Cậu trải qua ngày sinh hoạt bình thường, xen kẽ là những lần sử dụng và xả rác thải nhựa bừa bãi. Tối hôm ấy, nam sinh gặp phải cơn ác mộng. Cậu bị các bao nhựa vây quanh. Cậu không thể di chuyển, không thể thở, cảm giác như bị trói buộc, không thể thoát ra. Giật mình thức dậy, cậu nhận ra mình phải thay đổi.
Ở phân cảnh tiếp theo, nam sinh lại xuất hiện với ly nước trên tay, ngay tại vị trí như lúc đầu phim nhưng ly nước lần này lại là bằng giấy và không ống hút nhựa nữa. Nam sinh chậm rãi bước qua đường và cuộc sống của cậu sau đó không còn sự tồn tại của rác thải nhựa nữa, không có ám ảnh, bị bao vậy bởi rác, môi trường sạch hơn, cuộc sống tốt hơn.
"Nhóm dựng hai khung cảnh ở cùng địa điểm nhưng đạo cụ được thay đổi (ly nhựa, bao nhựa lúc đầu, ly giấy, túi giấy lúc sau), thể hiện sự đối nghịch cùng với những hình ảnh tích cực khi không có rác thải nhựa. Phim ngắn nhưng chứa thông điệp "dài" rằng môi trường đang phải "đeo gông" rác thải nhựa, chỉ cần thay đổi nhận thức, thay đồ dùng nhựa bằng giấy, chúng ta sẽ có môi trường sạch cho chính cuộc sống của mình", Hoàng Khang chia sẻ.
Trong quá trình làm phim, Minh và Khang luôn nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của thầy cô. (Ảnh: NVCC)
Gia Minh và Hoàng Khang thực hiện phim ngắn trong khoảng 2 tháng với sự hướng dẫn của giáo viên. Lần đầu làm phim ngắn nên nhóm gặp không ít khó khăn. Quá trình làm phim trải qua nhiều giai đoạn. Với Minh và Khang, giai đoạn chuẩn bị là vất vả nhất vì nhóm phải thực hiện nhiều công việc cùng lúc. Lên kịch bản, sắp xếp lịch quay, chọn địa điểm quay, chọn người diễn cho đến học cách quay, dựng bối cảnh, trong khi nhóm vẫn phải tập trung cân bằng với việc học ở trường. Đó là lý do khiến nhóm kéo dài 2 tháng làm phim.
Phim ngắn "Plastic - a century threat", mang thông điệp rằng chúng ta hãy giảm thiểu việc sử dụng sản phẩm từ nhựa để bảo vệ môi trường, cũng như bảo vệ cuộc sống của chính bản thân. Tuy đây là thông điệp khá quen thuộc, nhưng đa số mọi người chưa thực sự quyết tâm để thực hiện nó. Vì thế, phim ngắn ra đời với mong muốn thực sự đưa hành động này vào thực tiễn, chứ không còn là những lời nói đơn thuần hay khẩu hiệu nữa.
Hơn 20 năm 'chữa lành' kèn saxophone Vào TP.HCM lập nghiệp từ năm 17 tuổi, đến nay anh Nguyễn Duy Khang (38 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TP.HCM) đã có hơn 20 năm gắn bó với nghề sửa kèn saxophone.