Làm trái ý của người yêu, tôi bị anh đánh chửi
Tôi là người đa nhân cách và có cha mẹ không hạnh phúc. Gặp anh, tôi nghĩ mình được yêu nhưng sau 2 năm, anh coi tôi rẻ rúng, không đáng một xu.
Ảnh minh họa
Khi kể câu chuyện này tôi cũng không biết bắt đầu từ đâu. Tôi sống trong một gia đình đầy sự phong kiến. Gia đình tôi không được hạnh phúc như mọi người, ba mẹ đánh nhau, cãi nhau suốt. Ba tôi còn có thói vũ phu, không dừng lại chỉ ở việc đánh vợ, ba đánh luôn con cái. Ba tôi không có lý lẽ, chỉ cần ba nói gì là cả nhà phải răm rắp nghe theo. Chỉ cần một ai đó có ý kiến thì sẽ bị ba chửi hoặc thậm chí thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Ba tôi rất mê cờ bạc, mẹ làm ra bao nhiêu tiền cũng không đủ trả nợ cho ba. Rồi một ngày kiệt sức, mất ngủ hàng tháng dài khiến mẹ trở thành một người khờ khạo. Mẹ nhập viện nằm ở khoa thần kinh. Bao nhiêu người vào viện rồi xuất viện, còn mẹ tôi vẫn vậy, không bớt tí nào.
Mẹ bệnh như thế nửa tỉnh, nửa mê mà ba tôi vẫn vào bệnh viện kêu mẹ bán đất trả nợ rồi mua xe. Mẹ dành dụm chắt chiu được vài miếng đất để dưỡng già nhưng ba tôi bán hết miếng này đến miếng khác. Ngược lại, lúc mẹ còn khỏe, mẹ ăn tiêu rất tiết kiệm, có 4 đứa con gái nhưng mẹ chẳng bao giờ nghĩ rằng sẽ cho chúng tôi gì cả. Mẹ chỉ biết có ba, bao nhiêu tiền của mẹ dành dụm điều để cho ba tiêu xài phung phí. Chị hai tôi ước ao có một cửa tiệm, tôi biết, với khả năng của mẹ có thể mở được cho chị 10 hay 20 cái cũng không là vấn đề. Chị hai bị chồng khinh rẻ. Tôi hận mẹ, hận ba. Nhưng con cái không có quyền chọn cha mẹ từ thuở khai thiên lập địa nên tôi chỉ biết buồn bã, chán nản.
Tôi mắc một chứng bệnh rất khủng khiếp – người nhiều nhân cách. Lúc đầu, tôi không kiểm soát được nhân cách của mình mặc dù tôi biết hết. Tôi thường nói chuyện với nhân cách còn lại của bản thân mình. Nó cho tôi sức mạnh, nghị lực vượt qua tất cả. Tôi thích sống âm thầm, lặng lẽ, ít tiếp xúc mọi người, tôi không có bạn. Bạn duy nhất tôi có là chính tôi. Tôi đi học xa nhà, ở phòng trọ một mình, tôi thích thế. Cũng vì đều đó, căn bệnh càng trầm trọng. Nhưng rồi do đưa đẩy, tôi thích một loại game, tôi say mê nó và cũng chính nõ đã đưa tôi đến mối tình đầu tiên. Đó là lần đầu tiên tôi cảm nhận được sự ấm áp, sự yêu thương mà tôi thiếu thốn từ lâu.
Video đang HOT
Anh ấy là người ít nói, không ngọt ngào, chẳng bao giờ khen tôi gì cả. Anh ấy luôn phanh phui những khuyết điểm của tôi ra để tôi sửa. Anh luôn để ý tôi thích gì và ghét đều gì. Cái anh ấy làm tôi cảm động là qua hành động anh làm cho tôi vui chứ lời ngọt ngào không bao giờ có. Mặc dù anh kém tôi 20 tháng tuổi nhưng tôi thấy anh chững chạc hơn tôi nhiều. Khoản thời gian đó như thiên đường trong tôi. Nhưng dần dần, tôi phát hiện anh rất ích kỷ, bắt đầu giận hờn tôi những chuyện vô lý. Khi giận là đòi chia tay. Tôi tự hỏi anh yêu kiểu gì mà một tháng đòi chia tay hơn 10 lần. Anh thật sự có yêu tôi hay không?
Cơn bệnh của tôi bắt đầu bộc phát nhân cách khác, giống như một thằng đàn ông. Tôi quyết định nhường chỗ lại cho nó, tôi núp sâu vào tận bên trong tâm trí. Anh ấy đã biết và đến bên tôi. Anh
ấy đã nói chuyện với nó. Tôi nghe rất rõ anh ấy kêu tên tôi, gọi tôi quay lại. Anh thề sẽ bên tôi suốt đời, không làm tôi buồn cho dù tôi không còn lý trí và có thể giết anh. Nước mắt ứa ra, tôi đấu tranh cho sự tồn tại của mình. Nhân cách còn lại tôn trọng quyết định của tôi. Tôi đã sống với chính mình.
Sau gần hai năm quen nhau, anh ấy lại trở nên thay đổi hoàn toàn. Anh bắt tôi phải vâng lời anh như một đứa trẻ. Anh chửi đánh tôi nếu tôi làm gì anh không thích. Anh thích nhậu, nhậu say khướt mỗi ngày. Trong mắt anh ấy, tôi không bằng một người bạn nhậu của anh. Anh ấy xem tôi rẻ rúng, không đáng một xu. Dần dần, anh ấy đánh chửi tôi trước mặt mọi người. Tôi cảm thấy xấu hổ. Tức nước vỡ bờ, hết chịu nổi rồi, tôi quyết định chia tay mặc dù tôi biết trong tim tôi vẫn còn yêu anh ấy. Căn bệnh của tôi vẫn còn âm ỉ nhưng tôi chấp nhận nếu một ngày không còn ai ở thế giới này cho tôi được niềm tin, sự yêu thương, chia sẻ, tôi có thể sống cùng hai con người trong một cơ thể.
Theo VNE
Bao giờ con lớn...
Buổi sáng thằng nhỏ nì nèo không muốn đi học. "Con chỉ thích ở nhà thôi. Bao giờ con không phải đi học thế này nữa hả mẹ?". "À... thì bao giờ con lớn như mẹ".
- Thế bao giờ con mới lớn hả mẹ?
- Thì khi nào mẹ già, con sẽ lớn bằng mẹ.
- Không, con không muốn mẹ già đâu. Mẹ già thì mẹ phải chết mất.
- Thế thì làm sao. Con vẫn phải đi học thôi.
- Chị hơi sững khi nghe thằng bé nói. Nó cũng biết già là phải chết cơ à? Chị không sợ chết, nhưng già thì hình như có sợ một chút.
- Nhưng thế cứ đi học mãi hả mẹ. Lâu quá! Mẹ có biết cách nào để con vẫn lớn mà mẹ không già không?
- Con học giỏi, ngoan thì mẹ vui, mẹ trẻ mãi mà con vẫn lớn.
- Vậy là phải ngoan ư?
Chị nín cười và thấy xấu hổ khi biết mình đang cố lồng một bài giáo dục công dân vào câu trả lời thắc mắc của con. Ngày xưa chị có ngoan không nhỉ? Liệu trong muôn vàn sợi tóc bạc trên đầu bố mẹ, có bao nhiêu sợi bạc vì những bướng bỉnh, không nghe lời của chị?
Nói lời dạy dỗ bao giờ cũng dễ. Không biết đã mấy lần rồi cuộc đối thoại như thế lặp lại giữa hai mẹ con. Thằng nhỏ hình như "vỡ ra" được điều gì đó sau mỗi lần như thế. Dẫu rằng nói đó rồi nó bỏ đó thôi, chị biết. Nhưng chị hay lại hay nhớ tới câu "mong con mau lớn lại mau từ từ". Bởi càng lớn, con càng xa vòng tay mẹ. Và mẹ cũng già đi theo nhịp lớn của con. Cái chuyện "chẳng đặng đừng" này trong mắt một đứa trẻ như con chị chỉ gắn với đi học. Còn với chị, nó trĩu nặng những lo toan.
Theo VNE
Đối phó với mẹ chồng đòi giữ của hồi môn "... Quả thật mẹ chồng vẫn cứ nhăm nhe số vàng đó nên chỉ vài ngày sau, bà lại vào phòng mình nhỏ nhẹ bảo số vàng đó vợ chồng mình chưa dùng tới thì đưa cho chú thím vay, vì chú thím đang sửa nhà..." Đưa tiền, vàng cho mẹ chồng giữ, mở mồm đòi lại khó như lên trời. Thế nên...