Làm thủ tục dự thi đợt 1: tốp giữa và ĐH vùng “lên ngôi”
Thống kê ban đầu từ các trường cho thấy, tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục dự thi ĐH đợt 1 năm 2011 có sự chênh lệch khá rõ giữa hai khu vực Bắc và Nam.
Trong khi các trường ĐH phía Bắc có tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục hầu hết chỉ trên dưới 60% thì các trường khu vực phía Nam đa số có tỷ lệ trên 70%, nhiều trường trên 80%
Thí sinh nghe giám thị phổ biến quy chế thi sáng 3-7 tại Trường ĐH Sài Gòn – Ảnh: Như Hùng
Ở khu vực phía Bắc, các trường ĐH lớn, có điểm chuẩn các năm trước cao, tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục dự thi khá thấp. Trong khi đó các trường có điểm chuẩn vừa phải, số thí sinh đến làm thủ tục dự thi cao hơn. Theo nhiều cán bộ tuyển sinh, do lượng hồ sơ ảo vẫn còn và thí sinh đã cân nhắc chọn thi ở các trường phù hợp với năng lực của mình. Sự lựa chọn này là dấu hiệu đáng mừng, cơ hội trúng tuyển ĐH của thí sinh cũng sẽ cao hơn.
Hơn 680.000 thí sinh đến dự thi, đạt 74,83%
Chiều ngày 3-7, Ban Chỉ đạo tuyển sinh ĐH, CĐ (Bộ GD-ĐT) cho biết trong đợt 1 của kỳ thu tuyển sinh năm 2011, cả nước có 107 trường ĐH có tổ chức thi với 989 điểm thi và 25.630 phòng thi. Trong đợt thi này có tổng số 909.532 lượt thí sinh đăng ký dự thi (hồ sơ đăng ký dự thi).
Theo số liệu thống kê từ báo cáo nhanh của các trường tính đến 17 giờ ngày 3-7, cả nước đã có 680.597 thí sinh đến làm thủ tục dự thi, đạt 74,83% so với số lượng đã đăng ký. Con số này tương đương so với tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục dự thi đợt 1 của kỳ thi tuyển sinh năm 2010.
Số trường Đại học tổ chức thi: 107 trường;
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga,, trưởng ban chỉ đạo tuyển sinh cho biết, Hội đồng tuyển sinh các trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thí sinh đến làm thủ tục dự thi. Số thí sinh phải chỉnh sửa những sai sót trong giấy báo dự thi không nhiều.
Video đang HOT
Cũng theo đánh giá của lãnh đạo Bộ GD-ĐT, tại các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và một số thành phố khác không có hiện tượng ùn tắc giao thông trong ngày làm thủ tục dự thi. Riêng thành phố Hồ Chí Minh có hiện tượng kẹt xe cục bộ tại một số khu vực: Cầu Thị Nghè, đường Nguyễn Cửu Vân, đường Ngô Tất Tố do đường nhỏ, lượng xe cộ tập trung đông,…
Phía Bắc: Chuộng trường tốp giữa
Tại Trường ĐH Ngoại thương, trong số hơn 4300 hồ sơ ĐKDT của cơ sở 1 (Hà Nội)nhưng trong sáng 3-7 chỉ có hơn 2300 thí sinh đến làm thủ tục dự thi, đạt 53,5%. Cơ sở 2 của trường tại TPHCM tuy có lượng hồ sơ ít hơn nhưng lượng thí sinh đến làm thủ tục cao hơn, đạt đạt 59%. Tỷ lệ này tương đương năm 2010.
Tương tự, tỷ lệ làm thủ tục dự thi vào Trường ĐH Kinh tế quốc dân chỉ đạt 52%. Tỷ lệ này giảm nhẹ so với năm 2010. Tại Học viện Ngân hàng, thí sinh đến làm thủ tục dự thi cũng chỉ đạt 53,28%. Trường ĐH Xây dựng HN tuy số thí sinh đến làm thủ tục khá hơn nhưng cũng chỉ đạt khoảng 65%.
Nhìn lại kỳ thi tuyển sinh năm 2010, tỷ lệ làm thủ tục dự thi và dự thi thực tế tại các trường này hầu như ít có sự thay đổi. Tuy số thí sinh đến dự thi có tăng hơn nhưng không đáng kể. Mặc dù tỷ lệ dự thi thấp, tỷ lệ chọi các trường này cũng không cao nhưng điểm chuẩn luôn nằm ở tốp đầu.
Ở các trường có điểm chuẩn vừa phải, trường đa ngành, tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục nhỉnh hơn, một số trường đạt trên 70%. Trong số hơn 12.000 hồ sơ ĐKDT vào Trường ĐH Điện lực, sáng 3-7 có hơn 8300 thí sinh đến làm thủ tục dự thi, đạt khoảng 70%. Trong khi đó, Trường ĐH Mỏ – Địa chất, số thí sinh đến làm thủ tục đạt hơn 72%.
So với năm 2010, tỷ lệ thí sinh làm thụ tục dự thi vào trường cao hơn. Trong khi các trường khối kinh tế, ĐH tốp đầu có tỷ lệ thí sinh làm thủ tục khá thấp thì các trường khối nông – lâm nghiệp lại có tỷ lệ thí sinh làm thủ tục dự thi cao chót vót. Trong đó, tỷ lệ thí sinh làm thủ tục dự thi tạo Trường ĐH Lâm nghiệp lên đến 78%. Tuy thấp hơn một chút nhưng tỷ lệ tại Trường ĐH Nông nghiệp cũng đạt khoảng 76%.
Phía Nam: ĐH đa ngành “lên ngôi”
Khu vực phía Nam, theo đánh giá của các trường, tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục dự thi tăng từ 2 đến 5% với năm 2010. Hầu hết các trường có tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục trên 75%. Riêng các ĐH vùng, các trường ĐH khu vực có tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục rất cao, trên 80%. Trong đó Trường ĐH Luật TPHCM có tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục đạt hơn 78%.
Trường ĐH Sư phạm TPHCM 76,3%, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM 78,5%, Trường ĐH Tài chính Marketing 76,38%, Trường ĐH Ngân hàng TPHCM 75%, Trường ĐH Nông lâm TPHCM 77%, Trường ĐH Sài Gòn 77%, Trường ĐH Tôn Đức Thắng 77%, Giao thông vận tải TPHCM hơn 78%…
Ở khối ĐHQG TPHCM, tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục dự thi tại các trường thành viên có phần thấp hơn so với các trường bên ngoài. Trong đó, Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐHQG TPHCM) chỉ có 64,7% thí sinh đến làm thủ tục dự thi.
Tuy tỷ lệ này cao hơn năm 2010 khoảng 2% nhưng so với các trường tại khu vực phía Nam thì tỷ lệ khá thấp. Tỷ lệ thí sinh làm thủ tục tại Trường ĐH Bách khoa đạt 72% và tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên là 75,4.
Trong khi đó, nhiều trường ĐH đa ngành, ĐH vùng có tỷ lệ thí sinh làm thủ tục dự thi rất cao. Chẳng hạn Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục dự thoi vào trường lên đến 81%.
Có thể điểm chuẩn năm 2010 của trường này ở mức khá thấp (dao động từ 14 đến 16 điểm) nên năm nay đã thu hút lượng hồ sơ ĐKDT khổng lồ (đợt 1 có gần 40.000 hồ sơ ĐKDT). Trường ĐH Cần Thơ cũng tăng khoảng 5% so với năm 2010, lên 84,2%. Tương tự, ĐH Huế cũng có tỷ lệ làm thủ tục dự thi lên đến 82,15% và tại ĐH Đà Nẵng khoảng 80%…
Hà Nội: Các trường khối kinh tế có tỷ lệ dự thi không cao
Các trường tốp đầu trong khối kinh tế đều có tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục dự thi sang ngày 3-7 không cao. Tuy nhiên con số này cũng không có biến động lớn so với tỷ lệ dự thi của năm 2010.
Bà Lê Thị Thu Thủy, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Ngoại Thương cho biết tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục dự thi sáng nay đạt 53,5% với 2.328 thí sinh/4.350 hồ sơ ĐKDT. Con số này ở cơ sở II trong TPHCM cao hơn một chút. Trong số 1.255 hồ sơ ĐKDT có 739 thí sinh đến làm thủ tục dự thi, đạt 59%. Ông Phạm Quang Trung, Phó hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế quốc dân cho hay tỷ lệ đến làm thủ tục dự thi của trường sáng nay đạt 51,42%, với gần 9.900 thí sinh/19.227 hồ sơ ĐKDT, tương đương năm 2010.
Ông Trần Mạnh Dũng, trưởng phòng Đào tạo Học viện Ngân hàng cho hay chỉ có 53,28 % trong tổng số 12.200 hồ sơ ĐKDT đến làm thủ tục.
Trong khi đó, các trường khối ngành kỹ thuật- công nghệ có tỷ lệ dự thi cao hơn hẳn so với khối trường kinh tế. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có tỷ lệ dự thi là 63%, tăng 3% so với năm 2010. Tỷ lệ thí sinh có mặt của trường ĐH Mỏ Địa chất sáng ngày 3-7 là 72,5%, cũng tăng 3% so với năm trước… Một số trường khác có tỷ lệ dự thi tương đương năm 2010 như trường ĐH Điện lực với 69%, ĐH Giao thông vận tải là hơn 67%… Riêng các trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông có số lượng thí sinh đến dự thi năm nay đạt 58%, giảm đáng kể. Trường ĐH Xây dựng cũng có số lượng thí sinh đến làm thủ tục dự thi giảm khá nhiề, 65%.
Trong khi đó, khối trường nông lâm có tỷ lệ thí sinh đến dự thi cao hơn hẳn so với năm 2010. Điển hình là trường ĐH Lâm nghiệp năm nay có tới 78% thí sinh đến làm thủ tục dự thi trên tổng số 11.000 hồ sơ ĐKDT.
Theo TNO
"Thí sinh viết bài thi bằng chân" dự thi ĐH CNTT TPHCM
Sau những đắn đo, chọn trường, hôm nay 3/7 em Nguyễn Minh Phú nhân vật trong bài viết "Kỳ tích của thí sinh viết bài thi bằng chân" cho biết đã quyết định "quyết đấu" vào trường ĐH CNTT TP Hồ Chí Minh.
Kỳ thi đại học năm nay Phú tham dự vào hai trường đại học tại TPHCM là Trường ĐHCNTT và ĐH Hồng Bàng.
Em Nguyễn Minh Phú, xóm 9, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, là học sinh lớp 12A1 Trường THPT Trần Đình Phong, được mệnh danh là "Nguyễn Ngọc Ký thứ hai" của Việt Nam. Phú sinh ra không có hai tay. Phú lớn lên từ trong khổ luyện nhờ người bố, mẹ và anh chị để trở thành một học sinh viết bằng chân thành thạo...
Với Phú, phải học và học thật giỏi để chứng minh rằng những người có số phận không may cũng có thể làm nên kỳ tích. Con đường gian nan đến với tri thức của Phú như một câu chuyện cổ tích giữa thời hiện đại. Sau những đắn đo, chọn trường em Nguyễn Minh Phú đã quyết định chọn trường ĐH CNTT TP Hồ Chí Minh để tranh tài.
Qua điện thoại, em Phú cho biết hiện em vẫn phải thực hiện bài thi như những thí sinh khác. Song, nếu sau này kết quả như thế nào thì nhà trường cũng sẽ có những ưu ái riêng cho em. "Em sẽ cố gắng làm bài thật tốt để có thể đỗ đại học một cách đàng hoàng anh ạ", Phú chia sẻ.
Ông Nguyễn Quỳnh Lộc - bố em Phú cho biết: "Hai bố con vào Sài Gòn được hơn hai ngày nay rồi, cả gia đình làm 6 sào ruộng nhưng đi thi lần này hai bố con đưa gần hết tài sản của 6 sào này rồi chú à".
Được biết, ngoài việc dự thi vào Trường ĐH CNTT TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Minh Phú còn đăng ký dự thi đợt 2 vào Khoa quản trị kinh doanh của Trường ĐH Hồng Bàng. Phú bảo: "Sở dĩ mong muốn được học ở trường ĐH CNTT TP Hồ Chí Minh là để phù hợp với đôi chân, mong muốn sau này trở thành một hiệp sỹ công nghệ thông tin; còn vào khoa quản trị kinh doanh với mong muốn trở thành một doanh nhân, sau này mở doanh nghiệp riêng để còn có điều kiện giúp đỡ người khác".
Được biết, hiện nay hai bố con em Nguyễn Minh Phú đang trú ở khu nhà trọ ở đường Nguyễn Tri Phương, đường 3/3, P9, Q.10, TPHCM. Địa điểm thi của em Phú là phòng thi 490/25, Trường THPT Diên Hồng, Q.10, TPHCM
Tneo Dân Trí
Để đạt điểm cao môn Toán, Lý , Hoá Ngày 4/7, các sĩ tử cả nước sẽ bước vào môn thi đầu tiên của kì thi ĐH đợt 1 với môn Toán của hai khối A và V. Để tránh những sai lầm đáng tiếc và đạt điểm cao, các thí sinh cần lưu ý một số điểm sau. Thí sinh làm thủ tục dự thi ĐH Đối với môn Toán Tâm...