Lạm thu, làm sách, dạy thêm, thu thêm lên diễn đàn Quốc hội
Ngày 1/11, thảo luận trên diễn đàn Quốc hội về tình hình kinh tế – xã hội, nhiều đại biểu đã đề cập đến vấn đề lãng phí và lạm thu trong trường học.
Trước việc Bộ Giáo dục và Đào tạo xin lùi thời gian xây dựng chương trình sách giáo khoa phổ thông mới vì không đảm bảo tiến độ theo nghị quyết 88/2014 của Quốc hội và Quyết định 40/2015 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều đại biểu đã phát biểu về vấn đề giáo dục.
Thu thêm, học thêm, lạm thu, thu hộ
Trong phần phát biểu trước Quốc hội chiều ngày 1/11, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (đoàn Nghệ An) đã bày tỏ lo lắng khi một số vấn đề của giáo dục vẫn đang tồn tại.
Trước khi nhắc đến việc sách giáo khoa liên tục chỉnh lý, đại biểu Cầu bày tỏ về vấn đề lạm thu trong trường học.
Ông Nguyễn Hữu Cầu cho rằng: “Đây là vấn đề nhức nhối, bức xúc của cử tri đã được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chuyển đến Quốc hội ngoài các địa chỉ rất đặc biệt bắt các em phải đóng từ 9 triệu, 16 triệu hoặc đóng cả tiền xây dựng nông thôn mới”.
Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu cho rằng sách giáo khoa liên tục chỉnh lý là vấn đề nhức nhối. (Ảnh: Quochoi.vn)
Đại biểu Cầu cũng cho biết, theo báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đã nêu tại Quốc hội thì nhiều địa phương quỹ đóng góp tự nguyện gấp 2 đến 2,5 lần tiền học phí.
“Người dân ca thán rằng sao lĩnh vực giáo dục lại hay thêm đến thế, dạy thêm, học thêm, thu thêm và nay tôi lại lo ngại tình trạng lãng phí thêm”. Đại biểu Cầu lo ngại.
Trong phần trình bày của mình, đại biểu Cầu cũng đã nhắc đến con số 34.000 tỷ đồng của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ ngày xưa. Sau khi có dư luận lên tiếng, khi phê duyệt còn 778,8 tỷ đồng. Đại biểu Cầu cho biết “đây vẫn là con số cao thời điểm đó”.
Theo quy định của Chính phủ từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 6 năm 2018 phải biên soạn và cho phép sử dụng phát hành 1 bộ sách giáo khoa mới từ lớp 1, lớp 6, lớp 10. Từ năm 2018 đến năm 2019 bắt đầu triển khai theo hình thức cuốn chiếu và kết thúc đề án vào năm 2023.
Nói về việc lùi thời hạn, Đại biểu Cầu cho rằng: “Xin lùi đến năm 2019, đến 2020 mới áp dụng cho lớp 1 và dự kiến đến năm 2023, 2024 mới áp dụng toàn bộ, còn đề án kết thúc vào năm nào thì chưa nói rõ.
Số tiền dự án cũng không phải là ít, và ai đảm bảo sẽ không bị lãng phí?
Cuối bài phát biểu, ông Nguyễn Hữu Cầu kiến nghị những gì, “trở thành gánh nặng áp lực cho xã hội nên cần thiết phải tập trung xử lý dứt điểm càng sớm càng tốt để nâng cao lòng tin và tạo đồng thuận xã hội”.
Video đang HOT
Lãng phí vô cùng lớn, cả vô hình và hữu hình
Cũng phát biểu ý kiến về vấn đề giáo dục và đào tạo, đại biểu Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) cho rằng: “Đổi mới giáo dục trước hết là xem lại tư duy về giáo dục Việt Nam, đổi mới công tác quản lý giáo dục, công tác đào tạo giáo viên, chất lượng đội ngũ, đổi mới sách giáo khoa và cuối cùng mới là công tác thi cử. Song giáo dục hiện nay còn một số khâu đang đi ngược quy trình”.
Đại biểu Thưởng cho rằng lãng phí trong giáo dục hiện nay là vô cùng lớn, cả vô hình và hữu hình. (Ảnh: Quochoi.vn)
Đại biểu Thưởng cũng cho rằng việc ngành giáo dục loay hoay đổi mới thi cử, tuy cần thiết nhưng lại khiến phụ huynh học sinh cuốn vào vòng xoáy củng cố tâm lý và mục tiêu học để thi.
Tư tưởng vì bằng cấp mà không hướng tới thực học, thực nghiệp.
Đại biểu Thưởng cho rằng đây là một trong nhiều lý do làm cho giáo dục không còn thời gian tập trung thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội.
Ông Thưởng viện ra, “học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông cứ ào ạt vào đại học như thời gian qua, trường đại học mọc ra như nấm sau mưa đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ngành giáo dục.
Cứ làm mấy phép tính, một sinh viên sau 4 năm học tiêu tốn hàng trăm triệu đồng, trong đó rất nhiều sinh viên phải vay ngân hàng, khi ra trường nhiều em thất nghiệp.
Chủ yếu xung vào đội quân thất nghiệp hoặc phải đi học nghề và làm việc khác, thật lãng phí vô cùng, cả thời gian và tiền bạc.”
Ông Thưởng cũng nêu ra thực trạng sách giáo khoa hiện nay, “Vì sách giáo khoa liên tục chỉnh lý, bổ sung nên học sinh chỉ dùng một năm là bỏ.
Em không dùng được sách của anh, người học sau không dùng được sách của người học trước, nên phải chăng việc viết sách giáo khoa phải đảm bảo kiến thức cơ bản, phổ thông và ổn định một chu kỳ ít nhất 5 năm.
Nếu làm được như vậy sẽ tiết kiệm cho người dân một khoản tiền rất lớn.”
Ông Thưởng cũng cho rằng việc mặc đồng phục quanh năm ngày tháng là rất vô lý. Ông Thưởng đề xuất việc mặc đồng phục chỉ nên vào ngày thứ 2, còn ngày khác được mặc tự do.
Việc khoán giấy vở, lãng phí trong giáo dục, thiếu minh bạch, hội phụ huynh… những sự lãng phí này ông ngrcho rằng là sự lãng phí đánh vào người có thu nhập thấp.
Ông Thưởng cũng khuyến nghị: “Ngành giáo dục cần chú ý chỉ đạo để lấy lại hình ảnh và vị thế của sự nghiệp trồng người”.
Đồng thời ông Thưởng cũng đề nghị, Quốc hội có lộ trình sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và tiến tới xây dựng, ban hành Luật Nhà giáo để giải quyết những vấn đề còn tồn tại.
Theo GDVN
Ban giám hiệu bị ghét, tìm cách mà sửa, đừng đổ thừa cho ai
Chế tài xử lý kỷ luật trong lĩnh vực giáo dục về cơ bản đã khá đầy đủ và chặt chẽ. Vấn đề còn lại là ở cách kiểm tra, kết luận và xử lý sai phạm của cấp trên.
Bài viết đã đề cập khái quát tới những căn "bệnh" cơ bản của một số ban giám hiệu nhà trường hiện nay đang mắc đó là năng lực quản lý, điều hành còn nhiều yếu kém, hạn chế; thiếu gương mẫu, công bằng trong công việc và lối sống; thiếu minh bạch trong quản lý, thu - chi tài chính.
Những tâm bệnh của ban giám hiệu chữa bằng cách nào (Ảnh minh họa: Báo Nhân dân).
Các tâm "bệnh" đã chuẩn xác. Vậy chúng ta cần phải có những "liều thuốc" hữu hiệu nào để chữa dứt điểm các tâm "bệnh ấy" ở một số cán bộ lãnh đạo, quản lý trường học?
Thứ nhất, tự tu dưỡng bản thân
Ở cuối bài viết tác giả Kiên Trung có nhắn nhủ: "Mong sao ban giám hiệu các cơ sở giáo dục sớm nhận ra "bệnh" của mình, nếu đã và đang mắc phải cần kịp thời sửa chữa, tu chỉnh. Có vậy, mới nhận được sự tôn trọng, tín nhiệm dài lâu của đội ngũ giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh".
Đại đa số ban giám hiệu hiện nay đều đạt chuẩn về bằng cấp, trình độ, lại được kinh qua các lớp bồi dưỡng về chính trị, quản lý giáo dục....
Trong quá trình công tác, làm việc, họ thừa biết mình đang ở đâu, vai trò, trách nhiệm đối với công việc nhà trường, tập thể như thế nào, mức độ hài lòng, tín nhiệm của đội ngũ giáo viên đối với mình ra sao.
Đúng vậy, trước hết, từng ban giám hiệu phải soi rọi lại chính mình, những việc đã làm được, những việc chưa làm được từ đó có những biện pháp tự khắc phục các hạn chế, yếu kém từ năng lực quản lý, điều hành; phẩm chất, lối sống, đến tính tiên phong, gương mẫu....
Thấm nhuần, nói đi đôi với làm qua việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do chính lãnh đạo đơn vị hay triển khai, quán triệt cho các tập thể, hội đồng sư phạm.
Siêng năng đọc các loại sách báo cần thiết để nâng cao nhận thức, hiểu biết về chuyên môn, quản lý giáo dục, và đời sống xã hội....
Khi thấy những vụ việc tiêu cực của ngành bị phát hiện, xử lý kỷ luật trên các mặt báo, ban giám hiệu cần biết nghĩ suy xét, rút kinh nghiệm và sửa sai ngay lập tức nếu như ở đơn vị của mình quản lý có hiện tượng tương tự như dạy học thêm trái phép, không trực tiếp giảng dạy nhưng vẫn hưởng phụ cấp đứng lớp...
Thứ hai, tinh thần góp ý, đấu tranh của cán bộ, giáo viên, nhân viên
Tình trạng, biểu hiện: bàng quan, co ro, im lặng, mặc kệ, dĩ hòa vi quý, an phận thủ thường, đấu tranh tránh đâu... đang còn tồn tại trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, thầy cô giáo.
Các biểu hiện này càng nhiều sẽ càng "nuôi dưỡng", phát sinh thêm tâm "bệnh" của lãnh đạo nhà trường.
Làm việc với ban giám hiệu bao nhiêu năm, từng thầy cô giáo quá biết, quá rõ các vị lãnh đạo của mình như thế nào, ai tốt, ai xấu, ai vì tập thể, ai tự lợi... Muốn nhà trường phát triển đi lên, ban giám hiệu phải luôn gương mẫu, làm tốt...
Đồng thời, các thầy cô giáo cũng phải mạnh dạn góp ý, phê bình thẳng thắn, chân thành khi ban giám hiệu làm sai.
Một người góp ý, vài người góp ý, cả tập thể góp ý, phản biện chẳng lẽ lãnh đạo nhà trường không xê chuyển hay sao, nhất là những việc làm tiêu cực, mập mờ, quan liêu?
Trong nội bộ, đơn vị của thầy cô giáo mà sức "chiến đấu", việc tự phê bình và phê bình thấp kém, để lãnh đạo hư hỏng, tha hóa, biến chất... thì chính các thầy cô giáo nhận phần lỗi trước tiên.
Đừng đổ thừa cho ai cả.
Thứ ba, công tác kiểm tra và xử lý kỷ luật của các cấp quản lý trực tiếp
Quy định, chế tài xử lý kỷ luật cán bộ, giáo viên trong lĩnh vực giáo dục về cơ bản đã khá đầy đủ và chặt chẽ. Vấn đề còn lại là ở cái cách kiểm tra, kết luận và xử lý sai phạm (cấp dưới) của cán bộ quản lý cấp trên.
Tình trạng nể nang, duy tình, quan hệ này nọ... lâu nay vẫn chi phối trong công tác kiểm tra, xử lý các hiệu trưởng có sai phạm.
Do đó, các quy định pháp luật của Nhà nước chưa được thực thi một cách triệt để, một số lãnh đạo nhà trường được đà tiếp tục tái phạm, khiến dư luận xã hội, các thầy cô giáo càng thêm bức xúc về tình trạng "nhờn luật" và thiếu niềm tin vào cấp trên và tính thượng tôn của luật pháp.
Một số hiệu trưởng lạm thu các khoản đóng góp của phụ huynh học sinh trong đầu năm học này bị cấp trên xử lý kỷ luật nghiêm, đình chỉ công tác, thuyên chuyển, cách chức... là những tín hiệu đáng mừng về kỷ cương phép nước đang được củng cố, thiết lập trở lại nơi môi trường giáo dục.
Môi trường đặc thù này luôn cần lắm sự nghiêm minh, kịp thời của các cấp quản lý cấp trên trong công tác kiểm tra, xử lý những sai phạm nếu có của các lãnh đạo trường học.
Theo GDVN
Trường học không thể là vương quốc riêng của bất cứ ai Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm đánh giá, các cơ quan quản lý đang lầm lẫn giữa quản lý nhà nước với việc quản trị của các cơ sở giáo dục đào tạo. Chậm phân cấp quản lý gây ra tác hại thế nào với nhà trường? Từ cuối năm 2013 đã có Nghị quyết 29/TW về quyền tự chủ của cơ sở Giáo...