Lạm thu hàng trăm triệu đồng

Theo dõi VGT trên

Theo kết luận của Thanh tra Sở GD&ĐT Gia Lai, trong năm học 2010-2011 và 2011-2012, Trường PTTH Lê Lợi (TP Pleiku) dưới danh nghĩa hội phụ huynh học sinh đã thu 18 khoản ngoài quy định với tổng số tiề.n hơn 1,2 tỷ đồng nhưng chỉ báo cáo lên Sở 13 khoản thu.

Theo kết luận của Thanh tra Sở, năm học 2011-2012 Trường THPT Lê Lợi đã thu nhiều khoản không hợp lý như: Thu “tiề.n hỗ trợ tốt nghiệp” 200.000 đồng/học sinh lớp 12; thu tiề.n mua ghế ngồi chào cờ của cả học sinh lưu ban 60.000 đồng/học sinh; thu tiề.n “hỗ trợ vệ sinh, nước uống” 40.000 đồng/học sinh (trong khi quy định của tỉnh là 10.000 đồng/học sinh).

Đáng chú ý, hơn 100 học sinh người dân tộc thiểu số của trường dù hoàn cảnh rất khó khăn nhưng cũng phải nộp tất cả các khoản thu, mỗi em hơn một triệu đồng.

Bà Hiệu trưởng Nguyễn Thị Ngọc Tuyết còn chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp 10C1 nâng hạnh kiểm 2 học sinh từ yếu lên khá, để 2 em này chuyển trường khác.

Cũng theo kết luận thanh tra, dù chưa được sự đồng thuận của Hội phụ huynh trong nhiều khoản đóng góp, nhưng Ban Giám hiệu Trường THPT Lê Lợi vẫn triển khai thu nhiều khoản ngoài ngân sách.

Ví dụ, trường thu tiề.n hỗ trợ kinh phí cho nhà trường tham dự Hội khoẻ Phù Đổng tỉnh Gia Lai 50.000 đồng/học sinh (thu hơn 84 triệu đồng nhưng chỉ chi gần 5 triệu đồng); làm lan can, nhà vệ sinh, bóng đèn 100.000 đồng/học sinh (thu hơn 168 triệu đồng nhưng chi chỉ gần 96 triệu đồng).

Cùng nhiều khoản thu ngoài ngân sách khác, hiện Trường THPT Lê Lợi còn dôi dư gần 680 triệu đồng (khoảng hơn 56% tổng tiề.n thu các khoản ngoài ngân sách).

Được biết, bà Nguyễn Thị Ngọc Tuyết còn đích thân dùng số tiề.n thu được mua sắm chi tiêu cho trường. Đơn cử, tại khoản mua ghế chào cờ cho học sinh, hóa đơn ghi mua 500 chiếc ghế nhựa tại cửa hàng đồ điện và dụng cụ gia đình Thanh Thuỷ. Tuy nhiên, khi ghế được nhập về trường chỉ còn lại 401 chiếc, 99 chiếc ghế nhựa mà bà Tuyết mua bỗng nhiên… biến mất.

Lạm thu hàng trăm triệu đồng - Hình 1

Video đang HOT

Trường THPT Lê Lợi.

Chưa xử lý dứt điểm

Ngày 27-3, Ban Giám hiệu Trường THPT Lê Lợi tổ chức cuộc họp lấy ý kiến kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các cá nhân liên quan sai phạm thu – chi tài chính trên. Tại cuộc họp, Hiệu trưởng Nguyễn Thị Ngọc Tuyết tự nhận hình thức kỷ luật khiển trách, song chỉ được 3/6 ý kiến tham dự đồng tình. Trong số 3 phó hiệu trưởng dự họp, có một người đề nghị cách chức Hiệu trưởng, hai người còn lại đề nghị phải kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

Theo tìm hiểu của PV, đến nay vụ lạm thu ở Trường THPT Lê Lợi vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Những khoản lạm thu của học sinh, nhất là của học sinh người dân tộc thiểu số, vẫn chưa được hoàn trả.

Ngày 8-4, khi làm việc tại Gia Lai, bà Nguyễn Thị Thu Huyền (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc, Bộ GD&ĐT) trả lời báo chí rằng, hiện Bộ vẫn chưa được báo cáo về việc lạm thu của 116 học sinh dân tộc tại trường THPT Lê Lợi. Bà Huyền cho rằng, nếu Thanh tra Sở GD&ĐT đã kết luận sai phạm thì Sở này phải có động thái yêu cầu trường trả lại các khoản thu đó cho học sinh.

Cũng theo bà Huyền, quan điểm của Bộ là quán triệt nghiêm túc việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số và luôn phải thực hiện đúng, đủ, kịp thời. Về vấn đề dựa vào danh nghĩa hội phụ huynh học sinh thu nhiều khoản ngoài quy định, bà Huyền cho biết, việc này Bộ đã cấm từ lâu.

Theo TPO

"Rơi rớt" bữa ăn của trẻ

Nhiều phụ huynh hết sức bức xúc khi mỗi chiều về, con mình lật đật tìm một món ăn ngay vì đói quá! Bữa ăn ở trường khi không đủ no, lúc nguội lạnh không ăn được.

Chị P., có con học lớp 1 một trường tiểu học tại Q.3, TP.HCM, kể: "Cách đây hai tháng, chúng tôi phát hiện nhà trường đặt cơm cho học sinh từ một bếp ăn ở tận Q.12. Một phụ huynh đã theo xe chở thức ăn đi đến nơi chế biến và phát hiện bếp ăn nằm gần xí nghiệp phân bón, xưởng dầu nhớt, điều kiện chế biến rất thô sơ và nhếch nhác, không đảm bảo vệ sinh. Chúng tôi rất đau lòng và lo cho con. Đến mức trong khi chờ hiệu trưởng xử lý kiến nghị đổi bếp ăn của hội phụ huynh, một số người phải nấu cơm ở nhà cho con mang đi. Đầu tháng 12, trường mới đổi sang cơ sở cung cấp thức ăn mới". Theo chị P., năm học này chị đóng 25.000 đồng cho bữa trưa và bữa xế một ngày của con mình.

Phụ huynh kiểm tra bữa ăn

"Cùng một mức giá, bữa ăn của học sinh do các trường tổ chức nấu tại chỗ luôn tốt hơn bữa ăn công nghiệp" Thầy Kim Vĩnh Phúc
(hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM)

Tương tự bà N.Q., phụ huynh Trường THCS Nguyễn Văn Nghi, Q.Gò Vấp, đã vào trường để tận mắt kiểm tra bếp ăn và suất ăn của con sau khi nghe đứa con đang tuổ.i ăn tuổ.i lớn phản ảnh: "Đồ ăn quá ít, tụi con toàn phải xịt nước tương ăn với cơm". Bữa cơm của con chị chỉ có cơm, một chén canh rau, vài miếng thịt, không có đồ tráng miệng mặc dù nhà trường vừa tăng tiề.n ăn từ 17.000 đồng lên 20.000đồng/suất (chỉ ăn trưa, không ăn xế).

"Sau khi chúng tôi làm việc với hiệu trưởng, bữa cơm bỗng dưng thay đổi, có thêm đùi gà, đồ tráng miệng, nhưng cũng chỉ duy trì chừng một tuần rồi đâu lại vào đấy". Về phản ảnh này, Phòng GD-ĐT Q.Gò Vấp cho biết đã đề nghị Trường THCS Nguyễn Văn Nghi xem xét, điều chỉnh, đảm bảo chất lượng, số lượng và công khai thực đơn bữa ăn của học sinh.

Phụ huynh một trường tiểu học tại quận 1 không khỏi tâm tư khi được chính người bỏ mối thịt heo cho bếp ăn của ngôi trường mà con chị đang học tiết lộ thịt được cung cấp phần lớn là thịt loại hai, giá rẻ, thỉnh thoảng có cả thịt đã hư hỏng.

Bà T. ở Trường mầm non Rạng Đông 14, Q.6, TP.HCM cũng phản ảnh phụ huynh trường này đã đóng 28.000 đồng/ngày nhưng bữa sáng của trẻ quá nghèo dinh dưỡng, chỉ có sữa và một miếng bánh ngũ cốc nhỏ. Bữa trưa và xế cũng rất nghèo nàn. Đơn được gửi đi nhiều cấp lãnh đạo trong quận. Sau khi kiểm tra, bà Phan Thị Phượng, trưởng Phòng GD-ĐT Q.6, cho biết: "Phòng giáo dục đã thanh tra và phát hiện thực tế bữa ăn không đúng như phản ảnh của phụ huynh". Tuy nhiên, phụ huynh không đồng tình với kết luận của phòng, vụ việc đang chờ kết luận thanh tra.

Rơi rớt bữa ăn của trẻ - Hình 1

Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM là một trong số ít trường kiểm soát chặt chẽ hoạt động tổ chức bữa ăn cho học sinh. Ban giám hiệu khẳng định không nhận hoa hồng từ hoạt động này.

Lại quả 10%

Nhu cầu gửi con học bán trú ngày càng nhiều nhưng số trường học tổ chức nấu cơm tại trường ngày càng giảm. Nguyên nhân dễ thấy nhất do nhiều trường không có đủ điều kiện để nấu ăn tại trường. Tuy nhiên, nhiều trường tiểu học, THCS đã từng tổ chức được bếp ăn cho học sinh nay cũng dẹp bếp, chuyển sang hợp đồng mua suất ăn công nghiệp từ bên ngoài. Nếu như cách đây 5-7 năm, các trường có mặt bằng chật hẹp, không tổ chức nấu ăn được, phải đi tìm cơ sở nấu cơm công nghiệp thì nay hiệu trưởng các trường liên tục được chào mời kèm những khoản "hoa hồng" dưới nhiều hình thức hỗ trợ trường, công đoàn trường.

"Chiết khấu, lại quả là chuyện đương nhiên" - hiệu trưởng một trường THCS không giấu giếm. 5% là mức chiết khấu được rao công khai trên mạng hiện nay. Đây cũng là mức phổ biến được các cơ sở cung cấp thức ăn "chào hàng" ở các trường. Ngoài mức công khai này, có thể còn khoản khác chi riêng cho hiệu trưởng. Chủ một cơ sở cung cấp thức ăn trường học cho biết: bây giờ giá cả đắt đỏ, khó có thể chi nhiều nhưng tính chung các khoản, chiết khấu tròm trèm ở mức 10%. Còn trước đây, nhiều nơi sẵn sàng chi lại cho nhà trường 15% tổng chi phí suất ăn cho trẻ.

Giá tăng gấp đôi Về chất lượng bữa ăn nhà trường, chủ một cơ sở nấu ăn cho trường tiểu học cho biết: năm 2006 mỗi ngày phụ huynh đóng 15.000 đồng, trong đó chi 3.000 đồng ăn xế, bữa trưa còn lại 12.000 đồng. Bây giờ cũng những trường ấy mức thu 18.000-19.000 đồng/ngày, ăn xế bình quân 4.000 đồng, phần ăn trưa còn 14.000-15.000 đồng, tức chỉ cao hơn 3.000 đồng so với cách đây sáu năm. Trong khi đó vật giá mọi thứ đã tăng gấp đôi! Bữa ăn khó đảm bảo chất lượng như trước cũng là điều không nói ra nhưng ai cũng hiểu.

Tất nhiên không phải trường nào chuyển sang cho học sinh ăn thức ăn công nghiệp cũng vì những khoản chiết khấu này. Hiện nay các cơ sở nấu ăn công nghiệp kiêm luôn việc trang bị bàn ghế, khay, muỗng..., thậm chí sửa chữa nhà ăn của trường. Hiệu trưởng khỏi phải bận tâm lo sắm sửa, trang bị nhà ăn, khỏi lo chi phí trả lương cấp dưỡng, cũng khỏi phải lo âu chuyện an toàn vệ sinh bữa ăn. Tiện đủ đường cho nhà trường! Thế nhưng, đổi lấy những tiện lợi này là nguy cơ dinh dưỡng bữa ăn cho trẻ kém hẳn đi do chi phí bữa ăn của các em bị "rơi rớt" đủ chỗ.

Chủ một cơ sở cung cấp thức ăn công nghiệp cho biết: "Để trang bị mới toàn bộ khay ăn, muỗng nĩa, các vật dụng đựng cơm, thức ăn... đạt chuẩn cho 1.000 học sinh, chúng tôi đầu tư tròm trèm 100 triệu đồng. Đó là chưa tính đến việc mua sắm xe chở cơm, xăng vận chuyển, lương tài xế, chi phí mua bàn ghế ăn...

Rồi còn phải tính chi phí thuê nhân công (phụ bếp, phục vụ bữa ăn tại các trường), cứ 100 suất ăn cơ sở phải thuê một nhân viên với mức lương xấp xỉ 2 triệu đồng/tháng. Đó là chưa tính chi phí quản lý, lại quả (đương nhiên phải có)". Tất cả mọi khoản chi hằng tháng, khấu hao tài sản tính lòng vòng cuối cùng cũng "cắn" vào bữa ăn của trẻ.

Một nhà cung cấp suất ăn công nghiệp cho trường học cho biết: "Nếu không chi hoa hồng, bữa ăn với mức thu 16.000 đồng sẽ rất chất lượng, trong đó nhà cung cấp lời 2.000 đồng/suất. Tuy nhiên hiện nay để cạnh tranh, các nhà cung cấp thường đưa mức hoa hồng lên cao, có thể tới 10-15% để "giành chỗ". Do vậy, bữa ăn phải trừ đi phần hoa hồng này và phần lời của nhà cung cấp, chúng tôi sẽ phải mua loại gạo rẻ hơn, giảm bớt lượng thức ăn và bữa ăn có thể chỉ còn giá trị khoảng 10.000 đồng".

Thầy Kim Vĩnh Phúc, hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM, khẳng định: "Cùng một mức giá, bữa ăn của học sinh do các trường tổ chức nấu tại chỗ luôn tốt hơn bữa ăn công nghiệp, trường kiểm soát chặt chẽ chất lượng, dinh dưỡng bữa ăn, học sinh được ăn thức ăn nóng sốt". Tuy nhiên, thực tế đáng buồn là ngày càng nhiều trường chọn bữa ăn công nghiệp, bỏ qua thiệt thòi về dinh dưỡng trên phần ăn của học sinh.

Theo TTO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Một mỹ nhân điện ảnh: Từng được Chánh Tín tán tỉnh, 74 tuổ.i vẫn có người theo đuổi
20:46:10 30/09/2024
Hiệu trưởng đã ra quyết định với giáo viên "xin hỗ trợ cái laptop"
23:13:58 30/09/2024
Tại sao phát ngôn bỏ học của Negav trở thành chuỗi khủng hoảng lan rộng?
22:13:22 30/09/2024
Hà Giang: Người livestream, cảnh báo vụ sạt lở QL2 đã qua đời trước khi tìm thấy
22:53:12 30/09/2024
"Nữ hoàng nộ.i y" Ngọc Trinh trở lại, khoe dáng bốc lửa hút 13 triệu lượt xem
21:35:59 30/09/2024
"Đụng độ" cùng 1 show diễn: Jung Kook được khen hết lời, Lisa bị gọi là "nữ hoàng hát nhép"
22:10:00 30/09/2024
Trương Minh Cường ôm chặt Trác Thúy Miêu mừng dịp đặc biệt
23:27:53 30/09/2024
FC HIEUTHUHAI có động thái gây tranh cãi giữa lúc Negav bị chỉ trích vì phát ngôn tục tĩu, fan GERDNANG "nội chiến" cực căng!
21:44:27 30/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Những phát ngôn khó "gột rửa" nhất

Netizen

06:34:25 01/10/2024
Những ngày vừa qua, khi phát ngôn: Mẹ có thấy đúng khi cho con nghỉ học chưa? của rapper Negav nhận về nhiều tranh cãi, thì những phát ngôn sốc liên quan đến chuyện học vấn nhiều gương mặt nổi tiếng cũng hot trở lại.

Bùng drama: 3 nhân vật vạc.h mặ.t nhau trên MXH được mời đến cùng 1 show

Tv show

06:33:15 01/10/2024
Cuộc chạm trán giữa Vitden và bộ đôi song sinh Chéc - Cộ khiến khán giả của Nữ Hoàng Vũ Đạo Đường Phố hóng từng phút.

Khi nấu thịt bò với khoai tây, hãy ghi nhớ 4 điểm mấu chốt thì thịt bò sẽ giòn, ngon và có màu đỏ đẹp

Ẩm thực

06:08:59 01/10/2024
Chỉ cần ghi nhớ 4 điểm mấu chốt này bạn sẽ có món ăn thơm ngon về hương vị, đẹp mắt về màu sắc cho bữa cơm gia đình.

Phim hoạt hình 'Robot hoang dã' thống trị phòng vé Bắc Mỹ

Hậu trường phim

06:08:24 01/10/2024
Phim hoạt hình Robot hoang dã (The Wild Robot) vươn lên dẫn đầu phòng vé Bắc Mỹ tuần qua với doanh thu ấn tượng, còn bom tấn Megalopolis có mở màn không mấy êm xuôi.

Ngắm vẻ ngoài hoàn mỹ tới từng centimet của hot girl Đắk Lắk đóng phim Đi Giữa Trời Rực Rỡ

Người đẹp

06:05:56 01/10/2024
Không chỉ tài năng, Đỗ Yên Đan còn được đán.h giá cao về nhan sắc. Đỗ Yên Đan là người mẫu, diễn viên múa và là beauty influencer trên Tiktok rất có tiếng ở Việt Nam.

Hàn Quốc tuyên án một cựu cảnh sát trưởng trong vụ giẫm đạp ở Itaewon

Thế giới

06:05:25 01/10/2024
Ông Lee Im Jae là quan chức cảnh sát đầu tiên tòa kết tội liên quan trực tiếp đến thảm họa giẫm đạp ở Hàn Quốc gây chấn động dư luận này.

Khuyên chồng đưa lương để vợ giữ, anh đưa tôi 2 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 1,5 tỷ

Góc tâm tình

06:01:30 01/10/2024
Tôi không ngờ chồng lại tiết kiệm giỏi đến thế. Vợ chồng tôi cưới nhau đã hơn một năm nay nhưng tiề.n lương của ai người ấy giữ, tôi thậm chí không biết chính xác lương của chồng được bao nhiêu nữa.

Nữ thần Tân Cương gây bão MXH nhờ nhan sắc đẹp hơn tranh vẽ, netizen tấm tắc "thần tiên có thật"

Phim châu á

05:58:35 01/10/2024
QQ đưa tin bộ phim cổ trang Mạc Phong Ngâm vừa ra mắt 6 tập đã nhanh chóng vươn lên đứng thứ hai trong số các tác phẩm đang chiếu hot nhất, chỉ thua Lưu Thủy Điềm Điềm

'Kiều nữ làng hài' Rebel Wilson kết hôn với bạn gái

Sao âu mỹ

23:24:54 30/09/2024
Sau 2 năm công khai hẹn hò, nữ diễn viên hài Rebel Wilson và bạn gái Ramona Agruma vừa tổ chức đám cưới riêng tư tại Ý.

Nhạc sĩ Vũ Quốc Việt ra mắt ca khúc mới hợp tác cùng nhóm V Music

Nhạc việt

23:20:51 30/09/2024
Ngoài chăm chỉ đi hát, nhạc sĩ Vũ Quốc Việt còn ra mắt các sản phẩm âm nhạc gửi đến khán giả sau khi đổi nghệ danh.

Man Utd thảm bại trước Tottenham, HLV Erik ten Hag không sợ bị sa thải

Sao thể thao

23:17:57 30/09/2024
Huấn luyện viên Erik ten Hag tin tưởng rằng ban lãnh đạo Man Utd không sa thải ông sau trận thua Tottenham 0-3 ở vòng 6 Ngoại Hạng Anh.