Lạm thu đến mức loạn thu

Theo dõi VGT trên

Chủ đề chính trong các quán nhậu ở Hải Phòng những ngày đầu tháng 10 là vấn đề lạm thu. Đơn giản là đến ngày này, các trường học trong thành phố bắt đầu tổ chức những cuộc họp đầu năm học.

Chiều 14.10, trên bàn ăn nằm bên hồ Quần Ngựa, một cái vòng eo khổng lồ đầy bia cất giọng tức tối: “Có mỗi buổi sáng (đi họp) mất mẹ nó nửa tháng lương!”. Một ông bé nhỏ chắc sẽ phải hôn giã biệt nốt những cọng tóc trên đầu của mình vào cuối năm nay, thì thầm kể chuyện: “Có thầy giáo trường T.P thu tiền học thêm cả năm một cục của học sinh được 420 triệu đồng. Thấy nói thầy cần tiền đi mua đất!”. “Ai bảo cứ thích học trường nhà giàu!” – cái bụng đầy bia rít lên như quả rocket. “Ông cứ xuống trường nhà quê mà xem! Gà nào mà chả là thịt!” – một người đàn bà, loại không bao giờ chịu vắt chéo chân khi ngồi, cái miệng nhão ra – thủng thẳng.

Lạm thu đến mức loạn thu - Hình 1

Đằng sau sự hồn nhiên của các em học sinh là nỗi lo lắng về các khoản phí phải nộp của cha mẹ (ảnh có tính chất minh họa).

Sáng tác và nâng giá

Trường tiểu học S.B, quận A.B ngày xưa là trường “nhà quê”, mới lên thành phố được vài năm nay. Trường có 1.871 học sinh. Sáng 20.10, tôi đến trường gặp hiệu trưởng – cô giáo Tr – một người đàn bà da trắng mịn như men sứ của Tàu. Ngồi trong phòng được điều hoà mát lạnh, trông cô mới tinh như vừa bước ra từ trong tủ kính. Cũng mới tinh là một màn hình 40 inches đang chiếu những cảnh giáo viên lên lớp treo trên góc phòng. Cô vừa lắp hệ thống camera giám sát trị giá 187 triệu đồng ở 31 phòng học bằng tiền thu của phụ huynh học sinh.

Chiều 16.7.2011, hiệu trưởng Tr mời họp ban đại diện cha mẹ học sinh (BĐDCMHS) trường S.B. Cô đề nghị 6 vị BĐDCMHS trường cho ý kiến về việc sang năm học mới (2011-2012) trường xã hội hoá (thu mỗi phụ huynh 250.000 đồng) để mua hệ thống giám sát nói trên và lát sân trường bằng gạch block. Dĩ nhiên có bao giờ BĐDCMHS trường không đồng ý. Hai ngày sau, cô hiệu trưởng làm tờ trình gửi UBND quận A.B xin thu tiền đóng góp của phụ huynh (429 triệu đồng) vào mục đích trên. Nhưng tờ trình không đến quận và người cho phép nhà trường lại là bà Phó Chủ tịch UBND phường S.B -một người không có thẩm quyền.

Ngày 15.9.2011, hiệu trưởng triệu tập giáo viên chủ nhiệm 45 lớp trong trường phổ biến: Sau khi được thoả thuận của BĐDCMHS bằng văn bản, nhà trường quyết định thu các khoản trong kỳ 1 năm học 2011-2012, gồm hỗ trợ giáo dục 8.000 đồng/tháng, học 6 buổi/tuần – 6.000 đồng/tháng, quỹ đội – 15.000 đồng/năm, quỹ bảo trợ trẻ em – 15.000 đồng/năm, bán trú nuôi – 30.000 đồng/tháng, quỹ BĐDCMHS trường – 100.000 đồng/năm, tin học – 25.000 đồng/tháng, tiếng Anh – 20.000 đồng/tháng, khuyến học 30.000 đồng/năm, hỗ trợ máy thiết bị phòng chức năng – 10.000 đồng/tháng. Cô giáo N.A – khối trưởng khối 3 – phát biểu: “Mức thu như thế là thấp!”.

Chưa kể nhiều khoản thu trên là không được phép (như khuyến học, như hỗ trợ máy thiết bị phòng chức năng…), không biết có phải vì “thế là thấp” mà tại khối 3, các cô giáo đã tuỳ tiện nâng giá: Hỗ trợ giáo dục -12.000 đồng/tháng (50%), học 6 buổi/tuần – 30.000 đồng/tháng (500%), quỹ đội – 60.000 đồng/năm (400%), quỹ BĐDCMHS – 200.000 đồng/năm (100%), tiếng Anh – 30.000 đồng/tháng (50%). Thế vẫn chưa đủ, họ “sáng tác” thêm các khoản thu khác: Sao in đề thi – 25.000 đồng/kỳ, hỗ trợ hợp đồng dạy học – 70.000 đồng/tháng(?), học phẩm – 20.000 đồng/tháng, sổ liên lạc – 10.000 đồng, nha khoa – 42.000 đồng/năm, bảo dưỡng máy tính – 10.000 đồng/tháng.

Video đang HOT

“Chúng em được sự đồng thuận của tất cả các CMHS, anh ạ!” – hiệu trưởng nở một nụ cười tự tin, chìa ra trước tôi một tập “biên bản hội nghị phụ huynh học sinh năm học 2011-2012″. Tôi lấy ngẫu nhiên 1 tờ (lớp 1A1) đọc và rất ngạc nhiên về nội dung vô cùng nghèo nàn của nó: Không có một chữ nào về vấn đề thu tiền đầu năm, không có chữ ký CMHS để thể hiện sự tự nguyện của họ. Chắc chắn họ không biết về những sáng tác của cô giáo. Tôi hỏi hiệu trưởng: “Cô có biết không?”.

Cô đã im lặng. Thế còn những người trong BĐDCMHS trường có biết không? Họ có con học trong trường, tất họ phải biết. Tại sao họ lại im lặng? Năm học 2010-2011, họ đã sử dụng quỹ của BĐDCMHS trường để mua máy tính, mua cây cảnh, máy điều hoà, cho giáo viên đi tham quan…, toàn những việc Bộ GDĐT cấm. Hoạt động như thế, họ không đại diện cho CMHS trường. Thực chất, họ là công cụ câm lặng của BGH nhà trường, họ đã tiếp tay cho sự lạm thu lên tới tiền tỉ ở trường S.B.

Chia tay hiệu trưởng Tr, cô cười duyên dáng, ân cần tiễn tôi xuống tận sân trường, từ trên tóc cô bay ra mùi hương vàng nhạt của hoa kim ngân. Cô nói: “Chúng em mải chuyện chuyên môn, nếu có sơ suất xin anh góp ý!”. Tôi đã góp ý: “Những khoản cô thu không đúng, phải trả lại cho cha mẹ học sinh!”. Nụ cười mới tậu của cô vụt tắt. Câu cuối cùng của cô nghe rất thảm: “Trường nào họ cũng làm thế, sao anh lại chọn trường em?”.

Bắt đầu từ người hiệu trưởng

Tôi cho rằng cô nói đúng. Tình trạng lạm thu phổ biến và đang gia tăng ở trong tất cả các trường nội thành Hải Phòng (trong những căn cứ để quyết định các khoản thu của trường S.B có mục: Giá cả mọi thứ đều tăng, Chính phủ mới tăng mức lương cơ bản!…), chỉ khác nhau ở mức độ, tuỳ thuộc vào sự “hoành tráng” của từng hiệu trưởng. Nó có thể rất tinh vi, lại có thể rất thô thiển. Điều lệ hoạt động của BĐDCMHS quy định: Tại cuộc họp lớp đầu năm, phụ huynh bầu ra BĐDCMHS lớp và đóng kinh phí cho BĐDCMHS lớp hoạt động. Sau đó, từ lớp thành lập BĐDCMHS trường, kinh phí hoạt động được trích từ quỹ của BĐDCMHS các lớp trong trường.

Như vậy là không có khoản thu quỹ BĐDCMHS trường. Thế nhưng tất cả các trường đều mau mắn thu khoản này, chắc sợ trích từ quỹ BĐDCMHS lớp không được nhiều chăng? Dẫn đến cái gọi là “quỹ lớp” phải xuất hiện thay cho quỹ BĐDCMHS lớp. Cái quỹ này được thu vô tội vạ và chi cũng vô tội vạ, vì được sự cổ vũ ngầm: Đây là tiền tự nguyện của CMHS, họ muốn làm gì thì làm. Mà ai cũng biết sự tự nguyện đó đã bị ký khống, bị đánh đồng hạng, hoặc bị đánh số theo dõi (“cô trù thì dễ như bóp con chim sẻ trong bàn tay” – V.T – một nhà báo ấm ức nói), sự tự nguyện được đạo diễn, uốn nắn bởi một cánh tay robot kéo dài từ BGH nhà trường là BĐDCMHS.

Tuỳ theo trí tưởng tượng của hiệu trưởng, mà người ta sáng tạo ra vô số các khoản lạm thu kỳ quái được bọc trong những mỹ từ. Nếu họ mà “thích đủ thứ” thì họ sẽ vẽ ra được đủ thứ. Sáng 19.10, tôi gặp Quang Hưng đang ngồi một mình rảnh rỗi trong quán càphê. Anh có một sự dửng dưng mênh mông, thế mà tôi đưa cho anh xem bản thu chi của lớp 5A trường H.T (hỗ trợ điều hoà cho phòng chức năng, hỗ trợ trồng cây làm vườn sinh vật cảnh, hỗ trợ tham quan học tập…), anh văng quàng quạc, nhổ cái cụm từ “hỗ trợ” ra khỏi mồm như nhỡ nuốt nhầm phải một con sò thối: “Nói mẹ nó là mua máy điều hoà cho phòng hiệu trưởng, mua cây cảnh, chi tiền cho giáo viên đi chơi cho nó xong!” .

Nhưng cái lạm thu lớn nhất và nguy hiểm nhất là sự học thêm, dạy thêm tràn lan. Một buổi tối đầu tháng 7.2011, dân cư phố C ngạc nhiên thấy ôtô, xe máy đến đỗ đầy. Thì ra có một cô giáo lớp 1 vừa mới dọn nhà đến đó và hôm ấy là buổi đầu cô lên lớp tại nhà mới cho các cháu vừa tốt nghiệp mầm non.

Thu nhập 1 tháng từ dạy thêm của khá nhiều giáo viên nội thành Hải Phòng lên tới 50-60 triệu đồng! Ông Hà Văn Thuỷ – Trưởng phòng Đầu tư của Cty XNK Tradimexco Hải Phòng – cười buồn: “Bao nhiêu năm nay, tôi vẫn cứ thương họ nghèo. Thật là ngây thơ! Họ còn nhiều tiền hơn mình. Họ đang lạm dụng việc dạy thêm để làm giàu bằng giá lấy mất tuổi thơ của bọn trẻ con. Nguy hiểm nhất là nhiều khi tình cảm thầy – trò chỉ còn đọng lại mối quan hệ về tiền bạc “học ngày nào, chào ngày ấy”. Hãy mở Internet xem, còn có mấy chuyện về tình cảm đẹp giữa thầy và trò bây giờ? Buồn thật!”.

Giữa tháng 10.2011, Bộ GDĐT cử một đoàn rầm rộ về Hải Phòng thanh tra việc lạm thu tại trường học. Sáng 12.10, tôi gặp cô giáo Kh đang vắt vẻo đi vào cổng Sở GDĐT: “Ơ! Sao không đi với đoàn thanh tra xuống cơ sở?” – tôi hỏi. “Đi làm cái gì. Cưỡi ôtô đi xem hoa thôi mà!” – cô đáp. Quả nhiên, biên bản thanh tra của bộ ký ngày 13.10 nhàn nhạt, không thấy lạm thu đã thành loạn thu. Nói thẳng ra rằng, người Hải Phòng không hy vọng gì ở những cuộc thanh tra hoà cả làng như thế này.

Năm 1999, lệnh từ TP.Hải Phòng đưa xuống: Trường Trần Phú phải trả lại CMHS tiền xây dựng trường vì thu trái phép. Tôi ngồi mốc mép không thấy trường trả lại tiền cho mình. Tôi hỏi hiệu trưởng, thầy đáp: “Hội phụ huynh trường đã quyết định tặng số tiền đó cho các thầy làm nhà để xe”. Ô hay! Tiền túi của tôi chứ có phải của hội phụ huynh đâu? Thầy hiệu trưởng trường Trần Phú ngày ấy – nay là Giám đốc Sở GDĐT Hải Phòng. Vậy bảo chấm dứt sự lạm thu trong trường học Hải Phòng có khác gì bảo người chết cựa mình trong mộ(?!).

Theo Hà Linh Quân

Lao Động

Vừa học vừa lo... sập phòng

Trường tiểu học Bình Thạnh, xã Bình Phú, huyện Cai Lậy được xây dựng cách nay trên 30 năm. Hiện tại nhiều bức tường đã nứt trơ cả gạch. Còn nhìn lên nóc nhà thì đòn tay, rui, mè bị mục, mối mọt gặm nát bét, mái ngói nằm lung tung, nhiều chỗ nhìn thấy cả bầu trời.

Mưa là chui xuống gầm bàn

Khoảng 10g ngày 22-9, chúng tôi đến Trường tiểu học Bình Thạnh đúng lúc trời chuyển mưa, mây đen kéo về. Chúng tôi ghé qua một phòng học của học sinh lớp 1 khi mưa bắt đầu giội xuống. Cô giáo Nguyễn Thị Vũ nói như hét: "Chúng ta tạm ngưng học. Các em bỏ tập vở vào cặp rồi chui xuống gầm bàn. Nhanh lên!". Trong lúc 30 em học sinh chui xuống gầm bàn, cô Vũ đi một vòng kiểm tra, hướng dẫn thêm và đứng trên bục giảng nhìn quanh phòng học cho đến khi trời dứt mưa. "Thấy các em chui xuống gầm bàn ngột ngạt, tôi áy náy lắm nhưng chỉ có cách đó mới đảm bảo an toàn cho các em" - cô Vũ, tâm sự. Hết mưa, học sinh chui ra khỏi gầm bàn nhưng lúc này phòng học ướt như ngoài sân vì bị dột.

Ra khỏi lớp của cô Vũ, chúng tôi gặp một phụ huynh tên Lê Thị Ngọt mặc áo mưa chạy vội về hướng lớp. Chị Ngọt kể chị có con học ở lớp này, biết phòng học xuống cấp nên mỗi khi thấy trời mưa gió là chị ở nhà không yên tâm, phải chạy đến trường xem các cháu thế nào. Lúc chị Ngọt gặp chúng tôi trời đã hết mưa nên chị không vào lớp, nhưng chị bảo có hôm đang mưa lớn, tất cả học sinh đang chui dưới gầm bàn thì chị cũng chạy đến lớp chui xuống gầm bàn ôm con cho đỡ lo...

Ông Lê Như Thụy, hiệu trưởng nhà trường, cho biết trường có ba lớp với hơn 100 học sinh phải học trong cảnh như trên. Theo ông Thụy, do dàn gỗ đỡ ngói đã mục hết nên không ai dám trèo lên nóc thay ngói bể hay sắp xếp lại mái ngói để hạn chế dột. Hiện nhà trường thấy chỗ nào hư nhiều thì lấy cây chèn đỡ...

Ông Ngô Minh Chung, trưởng Phòng GD-ĐT huyện Cai Lậy, cho biết mới đây ở Trường THCS Võ Việt Tân đã xảy ra trường hợp một học sinh bị thương vì một mảng bêtông ở lớp học rớt trúng đầu. Theo ông Chung, hiện ở huyện Cai Lậy, các trường tiểu học Tam Bình 1, Hội Xuân, Phú An 1, Mỹ Thành Nam 1, Cẩm Sơn và các trường THCS: Hiệp Đức, Phú Cường, Long Tiên, Đoàn Thị Nghiệp cũng đã xuống cấp nặng nề, cần sửa chữa, xây mới khẩn cấp.

Đến Trường tiểu học Hậu Mỹ Trinh (huyện Cái Bè), chúng tôi thấy vách tường nứt ngang nứt dọc, trên mái thì gỗ đỡ mái nhà đã mục nát, ngói lợp nhà chỗ có chỗ không... Phòng ốc như thế nhưng các thầy cô giáo ở bộ phận thư viện - thiết bị và y tế vẫn phải ngồi làm việc ngày này qua tháng khác.

Cô Nguyễn Thị Hồng Thủy, hiệu phó nhà trường, cho biết do phòng xuống cấp nặng quá nên không dám cho học sinh vào học mà tạm bố trí làm thư viện, y tế. Những phòng còn khá hơn nhà trường bố trí làm lớp học, nhưng nhiều phụ huynh nói thẳng là nếu không sửa trường thì họ không cho con đi học. Thầy Võ Cao Thi, giáo viên dạy lớp 4, kể: "Mỗi khi trời mưa tôi phải quan sát mái nhà. Nếu thấy chỗ nào lung lay thì yêu cầu học sinh tránh xa hoặc chui xuống gầm bàn trốn".

Vừa học vừa lo... sập phòng - Hình 1

Theo hướng dẫn của cô giáo, học sinh lớp 1 Trường tiểu học Bình Thạnh phải núp dưới gầm bàn mỗi khi trời mưa để được an toàn.

Chưa có kinh phí xây trường

Theo ông Lê Như Thụy, hiệu trưởng Trường tiểu học Bình Thạnh, người dân địa phương bức xúc về chỗ học của con em nên đã hiến đất từ nhiều năm nay để xây dựng trường mới, nhưng do chưa được bố trí vốn nên vẫn phải chờ. Còn Trường THCS Hiệp Đức ở huyện Cai Lậy đã có dự án xây dựng từ năm 2008, nhưng đến nay vẫn "án binh bất động". Thầy trò trường này vẫn phải tiếp tục cảnh vừa học vừa lo sập phòng học.

Ông Trần Văn Trí, phó giám đốc Sở GD- ĐT Tiền Giang, cho biết sở đã thấy hết những khó khăn, bức xúc của phụ huynh, học sinh và thầy cô giáo ở các địa phương. Theo ông Trí, ước tính toàn tỉnh Tiền Giang có tới 800 phòng học xuống cấp, trong đó nhiều trường đã được xây dựng cách đây hơn 30 năm.

Năm nay sở đã ghi vốn khởi công xây dựng năm trường gồm: Trường trung cấp Kinh tế - kỹ thuật, Trường tiểu học Mỹ Lợi B, Hậu Mỹ Bắc B và Hậu Mỹ Trinh ở huyện Cái Bè, Trường tiểu học Bình Đông 1 ở huyện Gò Công Đông.

Tuy nhiên, khi chuẩn bị khởi công thì phải ngưng theo tinh thần nghị quyết 11 của Chính phủ về việc cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư nhà nước. Khi nào có chủ trương cho phép khởi công trở lại, sở sẽ ưu tiên những công trình này. Riêng các dự án chuyển tiếp từ năm 2010 vẫn tiến hành bình thường...

Theo 24h.com.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên QuangLời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên Quang
22:48:46 23/12/2024
Một trường ở TP.HCM chi gần 2 tỷ đồng thưởng Tết cho giáo viênMột trường ở TP.HCM chi gần 2 tỷ đồng thưởng Tết cho giáo viên
19:20:22 23/12/2024
Vĩnh Long: Bắt được kẻ chủ mưu trong vụ nổ súng ở quán bidaVĩnh Long: Bắt được kẻ chủ mưu trong vụ nổ súng ở quán bida
20:45:15 23/12/2024
Vợ kém 7 tuổi của CEO mặc mốt giấu quần ra mắt họ hàng, tuyên bố không nấu ăn, không làm việc nhà sau khi kết hônVợ kém 7 tuổi của CEO mặc mốt giấu quần ra mắt họ hàng, tuyên bố không nấu ăn, không làm việc nhà sau khi kết hôn
17:32:17 23/12/2024
50 triệu người soi bằng chứng "thái tử phi" Trương Thiên Ái đang bí mật mang thai sau drama tình tay ba chấn động50 triệu người soi bằng chứng "thái tử phi" Trương Thiên Ái đang bí mật mang thai sau drama tình tay ba chấn động
16:27:48 23/12/2024
Thấy chồng buồn bã khi bác sĩ thông báo vợ mang thai con gái, cô liền nháy mắt nói một câu khiến anh tá hỏaThấy chồng buồn bã khi bác sĩ thông báo vợ mang thai con gái, cô liền nháy mắt nói một câu khiến anh tá hỏa
20:13:11 23/12/2024
Hoa hậu Đẹp nhất châu Á 2009 tiết lộ lý do kết hôn ở tuổi 23 và cái kết sau 14 nămHoa hậu Đẹp nhất châu Á 2009 tiết lộ lý do kết hôn ở tuổi 23 và cái kết sau 14 năm
19:02:22 23/12/2024
Thông tin bất ngờ vụ người phụ nữ với gương mặt sưng phù gào khóc trước cửa thẩm mỹ việnThông tin bất ngờ vụ người phụ nữ với gương mặt sưng phù gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện
16:21:43 23/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nhan sắc đẹp tuyệt trần của nữ chính Karate Kid bản gốc, sau 40 năm vẫn cực đỉnh cao khó ai bì kịp

Nhan sắc đẹp tuyệt trần của nữ chính Karate Kid bản gốc, sau 40 năm vẫn cực đỉnh cao khó ai bì kịp

Hậu trường phim

23:54:33 23/12/2024
So với các vai nữ chính khác trong những phiên bản Karate Kid sau này, Tamlyn Tomita vượt trội hơn cả về nhan sắc lẫn sự nghiệp.
Nữ giám đốc ở TPHCM vẽ dự án "ma", chiếm đoạt hơn 830 tỷ đồng

Nữ giám đốc ở TPHCM vẽ dự án "ma", chiếm đoạt hơn 830 tỷ đồng

Pháp luật

23:48:41 23/12/2024
Phạm Thị Tuyết Nhung, Trần Thị Mỹ Hiền và các đồng phạm đã lập 18 dự án không có thật để chuyển nhượng với 589 cá nhân, chiếm đoạt hơn 834 tỷ đồng.
Cặp đôi ngôn tình "xé truyện bước ra" chemistry tràn màn hình, nhà gái đẹp điên đảo bùng nổ cõi mạng

Cặp đôi ngôn tình "xé truyện bước ra" chemistry tràn màn hình, nhà gái đẹp điên đảo bùng nổ cõi mạng

Phim châu á

23:45:31 23/12/2024
Bộ phim truyền hình Motel California với sự tham gia của Lee Se Young và Na In Woo dự kiến sẽ ra mắt trong tháng 1 nhưng hiện nhà đài đã tích cực thực hiện chiến dịch quảng bá.
Ông Trump muốn đặt lại tên cho ngọn núi cao nhất nước Mỹ

Ông Trump muốn đặt lại tên cho ngọn núi cao nhất nước Mỹ

Thế giới

23:44:25 23/12/2024
Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 tuyên bố ông sẽ đổi tên ngọn núi cao nhất nước Mỹ - Núi Denali trở lại tên cũ là Núi McKinley .
Mỹ nhân 1.000 ngày không ai mời đóng phim vì gương mặt biến dạng, hết thời vẫn sống sung túc trong biệt thự 4.000 m2

Mỹ nhân 1.000 ngày không ai mời đóng phim vì gương mặt biến dạng, hết thời vẫn sống sung túc trong biệt thự 4.000 m2

Sao châu á

23:43:04 23/12/2024
Ngày 21/12, QQ đưa tin nữ diễn viên Lâu Nghệ Tiêu khiến công chúng sửng sốt khi khoe biệt thự rộng tới 4.000 m2 nằm dưới chân Vạn Lý Trường Thành của mình.
Vụ xe lao vào nhà tông bé gái tử vong: Gia đình hiếm muộn chỉ có một con

Vụ xe lao vào nhà tông bé gái tử vong: Gia đình hiếm muộn chỉ có một con

Tin nổi bật

23:42:14 23/12/2024
Lãnh đạo UBND TP Tuyên Quang cho biết, bố mẹ cháu bé làm kinh doanh, gia đình hiếm muộn, mãi mới có được một người con thì lại xảy ra tai nạn thương tâm.
Quỳnh Nga - Việt Anh check-in ở Tokyo, NSND Thu Quế tuổi 55 trẻ đẹp khi mặc quân phục

Quỳnh Nga - Việt Anh check-in ở Tokyo, NSND Thu Quế tuổi 55 trẻ đẹp khi mặc quân phục

Sao việt

23:33:36 23/12/2024
Diễn viên Quỳnh Nga, Việt Anh đăng ảnh riêng lẻ tại Tokyo, Nhật Bản cùng thời điểm. NSND Thu Quế tuổi 55 trẻ đẹp khi mặc quân phục
Quán quân Học viện cải lương 2024 khoe dáng, vũ đạo gợi cảm

Quán quân Học viện cải lương 2024 khoe dáng, vũ đạo gợi cảm

Nhạc việt

23:26:00 23/12/2024
Ca sĩ Tú Tri lột xác lạ lẫm cả về thời trang lẫn phong cách âm nhạc, sau 6 tháng đoạt Quán quân Học viện cải lương 2024.
Diễn viên Die Hard 2, Art Evans qua đời

Diễn viên Die Hard 2, Art Evans qua đời

Sao âu mỹ

23:16:22 23/12/2024
Diễn viên Art Evans, nổi tiếng với vai diễn trong phim A Soldier s Story và Die Hard 2 , vừa qua đời ở tuổi 82.
Tiền đạo Rashford khăn gói rời Man United

Tiền đạo Rashford khăn gói rời Man United

Sao thể thao

22:55:06 23/12/2024
Gary Neville, cựu hậu vệ của Manchester United, tin rằng tiền đạo Rashford đang chạm đến cái kết không thể tránh khỏi trong sự nghiệp tại Old Trafford, sau khi ngôi sao người Anh này tiếp tục vắng mặt trận thứ ba liên tiếp.
Phát hiện mới nhất về "Đội quân đất nung" của Tần Thủy Hoàng

Phát hiện mới nhất về "Đội quân đất nung" của Tần Thủy Hoàng

Lạ vui

22:51:56 23/12/2024
Các nhà khảo cổ học đang nghiên cứu Đội quân đất nung nổi tiếng của Trung Quốc đã phát hiện ra thứ mà họ tin là bức tượng hiếm có.