‘Làm thợ’ vẫn có thể chạm tới thành công
Mùa tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011 kết thúc, thời điểm mà các bạn tân sinh viên đang tưng bừng chào đón năm học mới cũng là lúc cánh cửa trường Đại học khép lại trước mắt hàng chục ngàn thí sinh kém may mắn…
Đối mặt với vấn đề này, nhiều bạn trẻ sẵn sàng khăn gói lên các thành phố lớn để tiếp tục ôn luyện nhằm tìm cơ hội ở mùa tuyển sinh năm sau, nhưng cũng có không ít bạn đã dũng cảm chọn lựa con đường học nghề để tạo lập cuộc sống cho riêng mình. Trong đó, Trường Trung cấp Nghề Việt Giao chính là một lựa chọn hiệu quả mà nhiều bạn trẻ đang hướng tới.
Học để thành công bằng con đường nghề
Vì sao nên chọn Trung cấp Nghề Việt Giao?
Không có con đường cùng, chỉ có những con đường dài và những con đường ngắn. Nếu không thể thực hiện được ước mơ vào Đại học, bạn có thể đến với Trung cấp Nghề Việt Giao – nơi tri thức và tương lai luôn rộng cửa chào đón – cái nôi của công tác đào tạo nghề, nâng cánh ước mơ cho các thế hệ học viên trẻ lập nghiệp thành đạt.
PV
Theo Bưu Điện Việt Nam
Trần Thu Hà làm thơ để trả nợ khán giả trung thành
Sau âm nhạc, với Hà Trần, thi ca là "không gian" lý tưởng để bày tỏ cảm xúc. Niềm vui làm mẹ ở tuổi 34 tiếp năng lượng cho nữ ca sĩ sáng tạo. Vừa ra mắt "Thập kỷ yêu" sáng 19/9 tại TP HCM, chị đã nhen nhóm ý tưởng về tập thơ thứ 2.
Video đang HOT
- Mục đích lớn nhất của chị khi ra cuốn thơ đầu tay - "Thập kỷ yêu"?
- Trong hơn 10 năm ca hát, tôi có nhiều người hâm mộ. Đó là những khán giả hết sức trung thành, dành cho tôi tình cảm lớn, theo dõi tôi trong từng chặng đường. Điều đó làm cho tôi cảm thấy mắc nợ họ. Tôi phải tìm cách trả ơn bằng sáng tạo trong nghệ thuật. Và tôi chọn thi ca để làm điều này.
Trần Thu Hà cười rạng rỡ khi ra mắt tập thơ "Thập kỷ yêu" vào sáng 19/9 tại Nhà sách Phương Nam, TP HCM. "Mẹ là người đưa tôi đến với thi ca. Từ những bài thơ non nớt thuở lên 8 đến khi người qua đời, mẹ là độc giả duy nhất, và là nhà biên tập của tôi....", nữ ca sĩ viết trong lời nói đầu của tập thơ.
- Vì sao lại là thi ca mà không phải một loại hình nghệ thuật nào khác?
- Ngày xưa tôi cũng hay viết lung tung, tản văn này kia... Nhưng với tôi, sau âm nhạc, thơ là phương tiện hữu hiệu nhất để bày tỏ nỗi lòng. Tôi làm thơ từ bé, yêu cảm giác thể hiện cảm xúc qua con chữ, nắn nót viết lại sáng tác vào những cuốn sổ tay.
Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là một nhà thơ. Tập sách đầu tay chỉ là một cách để nêu suy nghĩ, cảm nhận và triết lý sống của một người làm nghệ thuật như bao người làm nghệ thuật khác. Đây cũng là một thử sức của tôi với loại hình nghệ thuật ngoài chuyên môn của mình. Tôi muốn thử nghiệm tất cả các ngành nghệ thuật mà mình yêu thích, để từ sự lao động và trải nghiệm, có thể gặt hái được thành quả nhất định nào đấy.
Tôi còn tập tành viết nhạc. Trong giai đoạn này, tôi muốn khai thác hết những khả năng và năng lực của mình. Cái gì làm được thì cố gắng hết sức để cho ra sản phẩm.
- "Thập kỷ yêu" không chỉ gồm các bài thơ về tình yêu lứa đôi. Chị đã sáng tác với tâm trạng như thế nào?
- Tập thơ này phản ánh lại tuổi 20 của tôi với nhiều tâm trạng. Khi mới đôi mươi, tôi viết rất nhiều đề tài khác nhau, có cả những bài viết về mẹ, có nhiều bài thơ viết cho cháu gái, bạn gái... Tình yêu đôi lứa chỉ là một phần của cuộc sống rộng lớn. Tôi là người nhiều tình cảm, tôi muốn thể hiện chữ tình cảm ở một nghĩa rộng lớn, về mối quan hệ giữa con người với con người.
Cô chia sẻ, tập thơ là một cách để cô làm mới bản thân và bày tỏ tình cảm với người hâm mộ.
- Đâu là bài thơ tình chị tặng cho chồng?
- Có thể khi lập gia đình, tôi hạnh phúc quá chăng nên không thể viết được gì về hạnh phúc gia đình hiện tại. Tôi và ông xã sống với nhau gần 10 năm. Đó là một tình yêu lớn lao đến nỗi không cần phải nói nhiều về nó nữa, vì nó đã thật sự rất quý giá với mình.
Dù vậy, bài thơ kết lại tập sách, bài Thập kỷ yêu, cũng là chốt lại những suy nghĩ của tôi về cuộc sống gia đình hiện tại: "Thập kỷ yêu cuối cùng còn lại gì / Tình yêu lớn không cần ca ngợi / Tôi ươm một hạt mầm xương thịt / Vẫn khấp khểnh lo đặt nhầm thời / Sau này sống sao chỉ với lòng nhân?...". Đó là tâm sự rất chân thật của tôi về tình yêu của đời mình, về đứa con sắp sửa chào đời.
- Đọc thơ chị, người ta thấy một Trần Thu Hà khước từ nhịp sống nhanh gấp để tìm về tĩnh lặng, thiên nhiên, âm nhạc và sách vở. Chị giữ những cảm xúc đó trong thế giới showbiz sôi động như thế nào?
- Có giai đoạn, tôi cảm thấy những vận hành của xã hội xung quanh không phù hợp với mình lắm. Sự tĩnh lặng luôn có ở trong tôi kể từ khi tôi mới hơn 10 tuổi đầu. Bởi cuộc sống của tôi không suôn sẻ như nhiều người khác, có nhiều thăng trầm, trải qua quá nhiều thứ, nên trong tâm tưởng của tôi lúc nào cũng hướng đến sự tĩnh lặng.
Người ca sĩ là gắn với sân khấu, với loại hình nghệ thuật biểu diễn nên thường hướng ngoại. Còn sáng tác thi ca lại là công việc của người hướng nội. Nhưng may mắn là với tôi, hai con người tưởng chừng như rất mâu thuẫn ấy vẫn "sống hòa thuận" với nhau.
- Các bài thơ của chị phần nhiều đều giàu nhạc điệu, bao giờ chị có ý định chuyển thể chúng sang âm nhạc?
- Vì tôi là ca sĩ, làm nhạc nên khi làm thơ, tính giai điệu ám ảnh trong con chữ. Bản thân tôi thích thơ phải có giai điệu, nhịp điệu và tiết tấu. Sắp tới tôi có bài Hát ru mùa đông mà lời được dựa theo ý bài Thơ viết cho Cua trong cuốn Thập kỷ yêu. Tôi rất mong có thể chọn được những bài thơ thích hợp của mình để chuyển sang ca khúc.
Nhưng công việc này cần có thời gian vì còn phải đi tìm "chiếc chìa khóa" trong công thức chuyển thơ thành nhạc.
- Chị mong đợi điều gì sau khi ra mắt tập thơ?
- Chuyện tôi ra băng đĩa thì không có gì lạ lẫm. Còn việc ra mắt thơ là một cách để làm mới mình. Tôi hồi hộp chờ đón phản hồi của độc giả. Phản hồi của người đọc là nguồn năng lượng lớn của tôi. Từ xưa đến nay, việc ca hát của tôi cũng lấy năng lượng từ khán giả.
Cuộc sống vốn có nhiều điều trắc trở, bề bộn, không phải lúc nào cũng suôn sẻ đâu. Ai cũng vậy thôi, nhưng có người nói ra, có người không nói ra. Thập kỷ yêu đã ra mắt, như là dịp để tôi biến những riêng tư của mình thành tác phẩm mà người khác có thể đọc được và biết đâu thấy được một phần cuộc sống của họ trong đó.
- Sau "Thập kỷ yêu", chị còn dự định nào với công việc sáng tác thơ ca?
- Tôi đang có ý tưởng cho tập thơ tiếp theo, với một phong cách khác. Biết đâu nó sẽ được ra mắt sau 10 năm nữa (cười).
Trong khi con gái bận tíu tít trả lời phỏng vấn, ký tặng sách..., nhạc sĩ Trần Hiếu lặng lẽ ngồi một góc để đọc tập thơ của con. Trần Hiếu chia sẻ, gia đình ông ai cũng thích làm thơ nhưng Trần Thu Hà là người đầu tiên in được một tập thơ hẳn hoi để giới thiệu đến độc giả.
- Bao giờ chị quay về Mỹ để chuẩn bị chào đón công chúa đầu lòng?
- Về Việt Nam lần này, tôi không có nhiều thời gian. Ra mắt tập thơ sáng 19/9 tại TP HCM, tối cùng ngày, tôi phải bay về Hà Nội để sáng 20/9 tập luyện cho Không gian âm nhạc. Sau ba đêm diễn, tôi lưu lại Hà Nội đến ngày 5/10 để thăm gia đình, gặp gỡ bạn bè, khán giả rồi sẽ quay về Mỹ chuẩn bị rất nhiều thứ cho việc sinh em bé. Điều mà tôi quan tâm nhất hiện tại là sinh nở dễ dàng, em bé sẽ khỏe mạnh. Chứ nghe mấy chị đi trước chia sẻ chuyện sinh nở thấy sợ quá (cười)...
Giữa tôi và chồng luôn có sự liên hệ về tinh thần rất đặc biệt, chặt chẽ và con cái là niềm hạnh phúc lớn lao mà chúng tôi mong chờ lâu nay. 34 tuổi mới làm mẹ lần đầu, tôi hạnh phúc vì đã gieo được mầm hạt trong cuộc đời.
Theo VN Express
Giăng bẫy chồng vào lưới tình Chiến - ông chồng già của Ngư Anh từng là một giám đốc tổng công ty, nhưng về hưu đã mấy năm, đầu đã hói gần hết, người khá phát phì, suốt ngày chỉ chăm làm thơ và chơi cờ. Người hàng xóm chung nhà Thời gian biểu trong ngày của Chiến rất minh bạch, được đánh vi tính đặt trang trọng ở...