Làm thịt trâu gác bếp – Món ăn ngon nổi tiếng vùng núi Tây Bắc
Thịt trâu gác bếp là một trong những món ăn nổi tiếng của người dân Tây Bắc. Để biết cách chế biến món ăn này dễ dàng, thơm chuẩn vị hãy lưu lại bí quyết dưới đây nhé.
Nguyên liệu làm thịt trâu gác bếp
Thịt trâu bắp: 500g
Ớt, tỏi, gừng, sả: 400g
Hạt mắc khén (đặc trưng vùng Tây Bắc)
Muối, đường, dầu ăn, mì chính
Que xiên, than củi và bếp lò
Video đang HOT
Thịt trâu gác bếp – Thưởng thức đặc sản vùng núi Tây Bắc
Cách làm thịt trâu gác bếp chuẩn vị Tây Bắc
Bước 1: Công đoạn đầu tiên của cách làm thịt trâu gác bếp tại nhà cực ngon là thịt trâu đem rửa sạch, để thật ráo nước.
Sau đó bạn thái thịt trâu theo thớ dọc thành từng miếng có kích thích rộng khoảng 8-9cm, và nhớ dần cho thật mềm.
Bước 2: Bạn nướng ớt cho đến khi nào dậy mùi thơm. Sau đó đem ớt đã nướng với ít tỏi, gừng, sả, mắc khén, ít muối, đường giã thật nhuyễn hoặc băm nhỏ mịn, trộn thành hỗn hợp gia vị hơi sánh sệt lại.
Bước 3: Bạn đem hỗn hợp gia vị này sau đó sát lên rồi trộn đều với các miếng thịt trâu, để cho gia vị ngấm đều các gia vị vào thịt. Ướp thịt trâu và gia vị trong khoảng 3-4 giờ để thịt ngấm gia vị đủ độ và đậm đà.
Bước 4: Bạn xiên thịt vào từng que xiên bằng tre rồi sấy trên bếp than củi. Bạn nhớ không để thịt quá gần lửa để tránh lửa to để kẻo bị cháy thịt hay thịt bị chín ép đó nhé, trở thịt trâu liên tục để thị chín đều từ ngoài vào trong.
Bước 5: Bạn sấy thịt trên bếp khoảng 2 giờ tùy theo độ khô độ mềm của thịt. Nếu bạn sấy thịt càng khô thì càng bảo quản thịt trâu gác bếp được lâu và ăn càng thấm đậm gia vị.
Để bảo quản cách làm thịt trâu gác bếp tại nhà cực ngon khi thịt chín, bạn rút thịt ra khỏi que xiên là có thể sử dụng lâu dài được. Bạn cũng có thể bảo quản thịt trong ngăn đá của tủ lạnh và làm nóng khi muốn ăn.
Các gia vị đặc biệt đậm đà sau bao nhiêu ngày thậm chí còn thấy nguyên trên từng thanh thịt trâu. Miếng thịt trâu khô nhưng vẫn giữ nguyên mùi vị đặc trưng đậm chất, nhất là độ ngon ngọt của thớ thịt. Khi bạn ăn nhớ xé nhỏ dọc theo thớ vừa ăn. Cách làm thịt trâu gác bếp tại nhà cực ngon này chế biến từ những nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, không hề có chất bảo quản nhưng vẫn để dự trữ bảo quản được khoảng 1-2 tháng.
Hoàng Ly
Lên Tây Nguyên thưởng thức thịt lợn nướng ống tre
Ẩm thực Việt Nam phong phú và đa dạng, đặc biệt là ở dân tộc vùng cao. Nếu bà con sống ở vùng cao Tây Bắc có món thịt hun khói, hoặc thịt trâu gác bếp ngon nổi tiếng thì đồng bào các dân tộc thiểu số sống tại Tây Nguyên lại có món thịt lợn nướng ống tre ăn một lần nhớ mãi...
Không biết từ bao giờ, ống tre đã được bà con sống ở Tây Nguyên như Cơ Tu, Gia Rai, Ê Đê, M'nông, Mạ, Bru - Vân Kiều... sử dụng để nấu nướng các món ăn, thức uống. Điều này ban đầu có lẽ xuất phát từ tập quán lao động sản xuất trên nương rẫy, phải di chuyển xa, dài ngày nên bà con đã khéo léo dùng những vật dụng sãn có trên nương, trên rẫy thay vì phải mang vác nồi niêu, xoong chảo... Dần dần, ống tre đã góp phần làm phong phú thêm nghệ thuật ẩm thực của đồng bào Tây Nguyên nói chung.
Không chỉ nấu cơm trong ống tre, mà thịt, cá, rau hay món canh cũng được bà con sử dụng ống tre để nấu.
Để có món thịt nướng ống tre ngon thì nên chọn thịt heo rừng, được thái lát mỏng vừa ăn, tẩm ướt các loại gia vị: muối hạt, ớt rừng, sả, tiêu rừng và một số loại rau thơm. Tuy nhiên, để giữ cho thịt có mùi vị ngon ngọt không nên lạm dụng các loại gia vị quá nhiều.
Khi chế biến món này, dù không cần phải quá cầu kỳ nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhạy bén của người "đầu bếp". Riêng ống tre phải chọn loại bánh tẻ. Khi nướng trên than hồng, nếu ống tre già sẽ dễ cháy, còn tre non lại dễ bị nứt.
Sau khi tẩm ướp khoảng nửa tiếng, thịt heo rừng đã thấm các loại gia vị được nhồi vào các ống tre. Nhồi thịt không được quá chặt để tránh khi chín làm vỡ ống tre. Người M'nông thường dùng lá chuối non hoặc lá dứa làm nút bịt miệng ống để giữ hơi và tăng thêm hương thơm khi nướng. Công đoạn nướng thịt rất quan trọng. Để tránh bị cháy, người nướng cần quan sát để lật trở ống, có như vậy thịt thịt chín mới đều. Khi thấy vỏ ống tre bên ngoài chuyển màu vàng cháy xém, hương thơm mùi thịt lan tỏa là có thể thưởng thức món ăn.
Điểm tạo nên khác biệt của thịt nướng ống tre đó là sự mềm, ngọt của miếng thịt khi ăn. Cũng là thịt heo đó, cũng cách ngâm tẩm gia vị như thế, nhưng nếu dùng que tre xiên thịt rồi đưa lên bếp nướng, lại cho ta một vị ngon khác. Vì vậy, nếu không được nhìn tận mắt quá trình chế biến thịt nướng ống tre, thực khách có thể sẽ tưởng đây là món hấp. Cũng bởi cách nướng thịt trong ống tre giúp cho miếng thịt chín không bị bén mùi khói, tro than, không quá khô vì mất nước.
Món thịt heo nướng ống tre thường được ăn với dưa leo và rau thơm, và đặc biệt, sẽ ngon miệng hơn khi ăn cùng cơm lam và thưởng thức rượu cần.
Ngày nay, cùng với nhiều món nướng bằng ống tre khác, món thịt heo nướng ống tre đã xuất hiện trong thực đơn của nhiều quán ăn ngon, nhà hàng sang trọng.
Theo Dulich.petrotimes
Những đặc sản nổi tiếng vùng cao Tây Bắc Lạp sườn hun khói, thịt gác bếp - món ăn truyền thống của người dân tộc vùng cao Tây Bắc đang được giới sành ăn Hà thành đánh giá rất cao. Đặc trưng từ cách làm cho tới hương vị của nó khiến bất kì ai thưởng thức đều trầm trồ, khen ngợi. Thưởng thức đặc sản nơi "ốc đảo" Điều đặc biệt...