Làm thêm để trải nghiệm cuộc sống
Làm việc bán thời gian – một cụm từ khá quen thuộc với các bạn sinh viên. Làm thêm để trang trải chi phí trong học tập và cuộc sống, mở rộng mối quan hệ xã hội, học hỏi kỹ năng để tự lập, trưởng thành hơn. Đặc biệt, nếu may mắn được làm thêm đúng chuyên ngành đang theo học thì xem như công việc sẽ bổ trợ thêm kiến thức ngoài nhà trường.
Là sinh viên năm thứ 2 của Trường Cao đẳng Nghề An Giang, em Nguyễn Thị Thùy Dương đang theo học ngành Quản trị nhà hàng. Thùy Dương quê ở thị trấn Phú Mỹ (Phú Tân), gia đình thuộc diện khó khăn, ba mẹ và các em phải đi làm xa, nên từ những ngày đầu lên TP. Long Xuyên nhập học, Thùy Dương đã tất tả đi tìm việc làm thêm, mong muốn có thêm tiền để trợ giúp việc học và phụ cha mẹ chăm lo cho các em.
Mục đích đi làm thêm là kiếm tiền, nhưng Thùy Dương vẫn ưu tiên cho việc học, em chọn công việc thật khớp với lịch học để không bị ảnh hưởng. “Em học đến năm 2 cũng đồng nghĩa với việc đi làm thêm được 2 năm. Mục đích của em là kiếm thêm thu nhập nên có một số việc em chỉ làm tạm thời để tìm những công việc, nơi làm có mức lương tốt hơn. Bên cạnh đó, với ngành học là Quản trị nhà hàng nên ở mỗi nơi làm em đều học hỏi xem cách quản lý của từng nơi như thế nào, giúp ích nhiều cho việc học của em” – Thùy Dương chia sẻ.
Công việc của Thùy Dương không cố định, mức lương cũng khác nhau. Đầu tiên là phục vụ quán cà phê với mức lương 10.000 đồng/giờ, sau đó đổi sang phụ bếp ăn thì được trả 12.000 đồng/giờ, hiện nay em đang làm phục vụ với mức 13.000 đồng/giờ.
“Khi làm nhân viên phục vụ, mình sẽ học được cách giao tiếp với khách, học được cách pha chế nước uống. Khi phụ việc trong bếp ăn thì học hỏi được cách làm bếp… nên cũng có lợi nhiều” – Thùy Dương cho biết. Mỗi tháng, ngoài tiền sinh hoạt, chi phí học tập, Thùy Dương còn gói ghém gửi một ít tiền phụ giúp gia đình.
Nhờ sắp xếp thời gian hợp lý, sinh viên vừa có thể đi làm thêm, vừa có thời gian học tập và tham gia tốt các phong trào
Đang theo học năm thứ 2, ngành Lập trình máy tính của Trường Cao đẳng Nghề An Giang, em Nguyễn Hoài Nhân đã có “thâm niên” 2 năm đi làm thêm.
Video đang HOT
Gia đình Nhân thuộc hộ nghèo ở xã Lê Chánh (TX. Tân Châu) nên vừa nhập học là em đã xin đi làm thêm để trang trải sinh hoạt phí và học phí, giảm gánh nặng cho gia đình.
“Lúc đó, em suy nghĩ mình phải tự lập, ngoài kiến thức của nhà trường, muốn có được công việc tốt cho bản thân sau này, sinh viên cần có một số kỹ năng và kinh nghiệm thực tế sẽ tốt hơn. Bởi vậy, ngày đầu tiên nhập học em đã quyết định đi tìm việc làm thêm” – Nhân giải thích.
Hiện tại, Nhân đang làm thêm vào buổi tối tại nhà phân phối Lũy Trúc (gần chợ Bình Khánh, TP. Long Xuyên). Công việc thường ngày của Nhân là xuất hàng, đóng hàng và hàng về thì kiểm tra hàng. Công việc làm thêm có thời gian cố định vào buổi tối nên việc học buổi sáng của Nhân hầu như không bị ảnh hưởng.
“Tuy nhiên, có hôm làm quá khuya do số lượng hàng nhiều, cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến việc ôn bài, chuẩn bị bài cho hôm sau. Nhưng hạn chế này, em có thể khắc phục được khi sắp xếp thời gian hợp lý hơn” – Nhân chia sẻ.
Theo Nhân, tuy làm việc trong kho, không liên quan nhiều đến chuyên ngành học của mình nhưng cũng bổ trợ rất nhiều cho bản thân. Đặc biệt là những trải nghiệm, học hỏi những kinh nghiệm trong cuộc sống, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống khi làm sai, chịu trách nhiệm cũng như áp lực công việc, khả năng làm việc nhóm…
“Giai đoạn đầu thường làm sai và bị nhắc nhở, em tự kiểm điểm bản thân và cố gắng từng ngày. Ngoài ra, khi đi làm em có thể vận dụng kiến thức học trên lớp vào thực tiễn và từ thực tiễn bổ sung vào kiến thức trên lớp. Chẳng hạn như em học lập trình máy tính thường làm web và các phần mềm quản lý thì ở nơi làm việc cũng quản lý bán hàng bằng một phần mềm. Từ đó, em có thể học hỏi những phần mềm đó hỗ trợ những gì, điểm hạn chế rồi từ đó rút kinh nghiệm, chuẩn bị cho việc thực tập sản xuất sắp tới của em” – Nhân tỏ ra thích thú.
Khi đi làm thêm sẽ giúp sinh viên có được một khoản thu nhập kha khá, học những kiến thức, kỹ năng mà không có một loại sách nào dạy được. Tuy nhiên, đừng bị cuốn theo mà quên mất việc chính của mình là phải học thật tốt, đảm bảo ra trường đúng thời hạn để có một công việc ổn định.
ÁNH NGUYÊN
Theo Báo An Giang
Chủ tịch Hà Nội đề xuất nghỉ học nhiều kỳ: PGS.TS Chu Cẩm Thơ lên tiếng
PGS.TS Chu Cẩm Thơ - Phó trưởng Ban Nghiên cứu kết quả giáo dục, Viện Khoa học giáo dục, Bộ GD&ĐT; Nhà sáng lập, Giám đốc nghiên cứu và Phát triển POMATH cho rằng, chúng ta có thể thay đổi số các kỳ nghỉ, thời lượng trong mỗi kỳ nghỉ cho một năm học. Tuy nhiên, không thể vội vàng về sự thay đổi này.
PGS Chu Cẩm Thơ - Phó trưởng Ban Nghiên cứu Kết quả Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục, Bộ GD&ĐT
Tại cuộc họp ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 chiều 14/2, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung giao Sở GD&ĐT nghiên cứu xây dựng đề án để thời gian tới có ý kiến đề xuất Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ tính toán lại lịch năm học.
Theo ông Chung, nhiều nước trên thế giới đã sắp xếp năm học với 4 kỳ. Họ đã nghiên cứu kỹ, chúng ta cũng nên xem xét để có điều tiết lại việc này không? Nếu có thể, chúng ta cho nghỉ hè từ 35 ngày, nghỉ Tết khoảng 1 tháng, 2 kỳ còn lại mỗi kỳ nghỉ 2 tuần. Cuối cùng, học sinh vẫn được nghỉ 3 tháng.
Không thể tư duy đơn giản về sự thay đổi này
Trao đổi về vấn đề này, PGS. TS Chu Cẩm Thơ- Phó trưởng Ban Nghiên cứu kết quả giáo dục, Viện Khoa học giáo dục, Bộ GD&ĐT; Nhà sáng lập, Giám đốc nghiên cứu và Phát triển POMATH cho rằng, trong bối cảnh hiện nay đã có nhiều sự thay đổi so với trước đây, chúng ta có thể thay đổi số các kỳ nghỉ, thời lượng trong mỗi kỳ nghỉ cho một năm học.
Tuy nhiên, PGS. TS Chu Cẩm Thơ, không thể vội vàng và tư duy đơn giản về sự thay đổi này. Bởi theo bà Thơ, đây không phải là vấn đề thuộc nội bộ ngành giáo dục. Việc nghỉ học của một đứa trẻ sẽ dẫn đến những thay đổi trong chế độ sinh hoạt của một gia đình, các hoạt động kinh tế - văn hóa liên quan, ...
"Hơn nữa, nghỉ học ở trường không phải là để cho học sinh nghỉ học kiến thức, để "thư giãn", ... Học sinh cần học nhiều hơn kiến thức, bao gồm cả những trải nghiệm trong cuộc sống. Do đó, kinh nghiệm cho thấy cần có những "mô hình, nội dung giáo dục" để trẻ trải nghiệm khi được nghỉ ở trường, việc này thì ngành giáo dục khó chủ động, mà phụ thuộc vào gia đình và xã hội"- PGS.TS Thơ nhấn mạnh.
Cần nghiên cứu hệ thống, đánh giá tác động với xã hội
PGS. TS Chu Cẩm Thơ- Phó trưởng Ban Nghiên cứu kết quả giáo dục, Viện Khoa học giáo dục, Bộ GD&ĐT cho rằng, chúng ta cũng cần chú ý đến đặc điểm khí hậu, kinh tế, văn hóa địa phương để có những giải pháp phù hợp chứ không nên cứng nhắc ở quy mô toàn quốc.
Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, hiện nay, một số trường tư thục, có yếu tố nước ngoài cũng đã điều chỉnh kỳ nghỉ và thời lượng của nó mà vẫn đảm bảo những yêu cầu của hệ thống giáo dục quốc gia.
Các kì thi ở quy mô quốc gia (như tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học) có thể thay đổi, tăng kì thi và phân bố thời gian tổ chức kì thi cho phù hợp giúp cho việc học, việc thi chủ động hơn.
Vì thế, để có một quyết định đúng đắn, chúng ta cần nghiên cứu hệ thống, đánh giá tác động của nó đối với xã hội.
"Chỉ khi chúng ta đảm bảo tính sẵn sàng của hệ thống, dự trù được những giải pháp cho những biến động xảy ra thì quyết định này mới có thể mang lại những tác động tích cực"- PGS.TS Thơ nêu quan điểm.
Theo Tiền phong
Khám phá 3 kiểu học thú vị của sinh viên ngành Quản trị nhà hàng HUTECH Là ngành học mũi nhọn trong chiến lược đưa ẩm thực Việt 'vươn tầm' ra thế giới, ngành Quản trị nhà hàng & dịch vụ ăn uống (Quản trị nhà hàng) luôn được các bạn trẻ năng động, yêu thích ẩm thực và kinh doanh quan tâm lựa chọn. Nhưng để chinh phục được ngành học này và nhất là để vươn tầm...