Làm thẻ thư viện cho con từ 3 tháng tuổi và những điều tạo nên sự khác biệt trong cách dạy con của cha mẹ Nhật

Theo dõi VGT trên

Ngay từ khi sinh ra, trẻ em Nhật Bản đã được gia đình và cả xã hội nuôi lớn trong một thế giới tràn ngập những cuốn sách. Đó cũng chính là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt của nền giáo dục gia đình khiến cả thế giới khâm phục của đất nước này.

Cha mẹ Nhật Bản được các bố mẹ ở khắp nơi trên thế giới ngưỡng mộ và khâm phục bởi cách họ nuôi dạy và giáo dục con cái. Là một học giả có nhiều năm học tập và sinh sống tại Nhật Bản, trong một buổi nói chuyện về chủ đề “Nuôi dạy trẻ qua những cuốn sách tranh”, ông Nguyễn Quốc Vương (chuyên gia cố vấn giáo dục Nhật Bản) đã chia sẻ những câu chuyện mà ông không thể nào quên về cách mà các gia đình và cả xã hội Nhật Bản nuôi dưỡng tình yêu và thói quen đọc sách cho một đứa trẻ. Dưới đây là những “ bài học thấm thía” mà ông Nguyễn Quốc Vương chia sẻ.

Làm thẻ thư viện cho con từ 3 tháng tuổi và những điều tạo nên sự khác biệt trong cách dạy con của cha mẹ Nhật - Hình 1

Cha mẹ Nhật rất chú trọng việc nuôi dưỡng và rèn luyện thói quen đọc sách cho con từ nhỏ. (Ảnh mnh họa)

Món quà đầu tiên trẻ nhận được là E-hon

Sinh con đầu lòng ở Nhật, vài ngày sau khi trở về nhà từ bệnh viện, gia đình ông Nguyễn Quốc Vương được một bác sĩ tình nguyện tới thăm khám sau sinh. Ông đã vô cùng bất ngờ khi người bác sĩ xuất hiện ở nhà mình trong một bộ Kimono trang trọng màu đỏ, vị bác sĩ đã tặng cho con trai của ông một chiếc trống nhỏ màu đỏ và những cuốn sách E-hon dành cho các em bé mới sinh. Vị bác sĩ giải thích rằng, màu đỏ là một trong những gam màu cơ bản mà trẻ sơ sinh có thể nhìn thấy được khi mới chào đời và đó là lý do vì sao ông lại chọn một bộ Kimono như vậy. Chỉ thông qua những chi tiết nhỏ như vậy nhưng cũng đủ để thấy người Nhật chú trọng tới việc chăm sóc và giáo dục trẻ cẩn trọng và tỉ mỉ như thế nào.

Các cuốn E-hon (sách tranh) dành cho trẻ em chiếm một vị trí khổng lồ trong thị trường xuất bản sách, các cha mẹ Nhật thậm chí còn dành thời gian để lựa chọn rất nhiều cuốn sách cho con ngay từ khi mang thai và tại tất cả các thư viện cộng đồng ở đất nước này đều có phòng riêng dành cho E-hon với hàng triệu đầu sách. Sự đầu tư cũng như ý thức nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho con của cha mẹ Nhật được duy trì từ rất sớm như vậy và kéo dài cho đến tận khi con trưởng thành, khi đó, kĩ năng đọc sách thành thục cùng niềm đam mê khám phá học hỏi qua những cuốn sách chính là một trong những yếu tố giúp trẻ em Nhật đạt thành tích học tập cao hơn và đặc biệt là trở thành những người trưởng thành có đạo đức, nhân văn và thành công.

Làm thẻ thư viện cho con từ 3 tháng tuổi và những điều tạo nên sự khác biệt trong cách dạy con của cha mẹ Nhật - Hình 2

Ngay cả trong các hiệu sách ở Nhật cũng có riêng một khu rộng lớn dành cho sách tranh (E-hon) từ 0 tuổi được đặt ở dưới các kệ rất thấp và bắt mắt để trẻ có thể tự khám phá và lựa chọn. Trong ảnh là một hiệu sách ở Kyoto, Nhật Bản. (Ảnh: Internet)

E-hon xuất hiện ở khắp mọi nơi trong thế giới của trẻ

Một trong những điều đầu tiên, quan trọng giúp trẻ hình thành và nuôi dưỡng thói quen đọc sách đó là tạo ra cho trẻ hay để sống trong một môi trường tràn ngập những cuốn sách thú vị theo từng độ tuổi phát triển của trẻ.

Ông Nguyễn Quốc Vương chia sẻ, có thể nói, trẻ em Nhật được đọc sách và chọn sách ở khắp mọi nơi, ở mỗi gia đình Nhật Bản, cha mẹ luôn dành riêng một không gian để làm chỗ đọc sách, phòng đọc sách cho con, đó thường là nơi rất trang trọng và được cả gia đình yêu thích; ngoài ra, ở tất cả các phòng khám nhi khoa, các trường mầm non thì các kệ sách luôn được đặt ở các hành lang, lối đi lại với những cuốn E-hon luôn được đặt ở tầng thấp và sách nuôi dạy con dành cho cha mẹ đặt ở các tầng cao hơn; thậm chí các thư viện dành cho trẻ em còn được thiết kế thành một tổ hợp với nhà hàng, khu vui chơi ngoài trời và công viên để các gia đình có thể vui chơi, khám phá cả ngày ở đó.

Thậm chí ở các trường học ở Nhật, phụ huynh còn được khuyến khích hàng tháng đóng một mức tiền nhất định để nhà trường tư vấn, chọn và mua sách cho từng trẻ, các món quà dành tặng cho trẻ cũng thường là sách và mỗi khi gia đình nào đó chuyển nhà thì thường đóng từng thùng sách cũ để gửi tặng lại cho bạn bè.

Làm thẻ thư viện cho con từ 3 tháng tuổi và những điều tạo nên sự khác biệt trong cách dạy con của cha mẹ Nhật - Hình 3

Trẻ em Nhật Bản có thể đọc sách ở mọi nơi mà chúng đến, chính vì thế, tình yêu với việc đọc sách cũng dần lớn lên và trở thành một thói quen tốt của trẻ. (Ảnh minh họa)

Trẻ được làm thẻ thư viện từ 3 tháng tuổi

Một câu chuyện khác cũng khiến ông Nguyễn Quốc Vương ấn tượng sâu sắc, đó là lần cả gia đình đưa con đi khám sức khỏe định kì tại Tòa thị chính thành phố lúc em bé được 3 tháng tuổi. Hai người được phân công tiếp đón gia đình là một bác sĩ dinh dưỡng và một… thủ thư.

Sau khi bác sĩ dinh dưỡng thăm khám và cung cấp các kiến thức tài liệu chăm sóc, nuôi dưỡng em bé, người thủ thư tặng cho cả gia đình một bộ E-hon để đọc cùng con, sau đó chia sẻ thông tin về hệ thống các thư viện trong thành phố, lịch đọc sách đồng thời hướng dẫn bố mẹ cách khai thác nguồn sách ở thư viện cho con rồi sau đó đưa cả gia đình đi làm thẻ thư viện.

Với một quy trình tư vấn và hỗ trợ các cha mẹ tận tâm và tỉ mỉ đến như vậy, thật dễ hiểu vì sao, cha mẹ Nhật yêu thích việc đọc sách cùng con và trẻ em ở Nhật lại thích thú với việc đọc sách như vậy.

Mọi thói quen tốt của trẻ đều cần được cha mẹ hình thành và nuôi dưỡng từ nhỏ, nếu bạn gieo những hạt mầm khỏe khoắn trên nhưng khu vườn được chăm sóc và vun xới kĩ càng, tâm huyết và tràn đầy yêu thương, thì chắc chắn chúng sẽ vươn lớn thành những cái cây khỏe mạnh và cứng cáp.

Theo Helino

Nhà giáo Phạm Toàn giới thiệu một phương án khác tổ chức lại nền Giáo dục

Động lực để học sinh chăm học và thích học không do thi cử kích thích, mà được tạo ra bằng thay đổi cách học.

LTS: Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được 3 bài viết mới của Nhà giáo Phạm Toàn giới thiệu một phương án khác tổ chức lại nền Giáo dục sau những bùng nhùng thi cử vừa qua.

Tòa soạn giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết đầu tiên của ông và trân trọng cảm ơn Nhà giáo Phạm Toàn. "Một cách học Văn khác" và "Hoàn thiện công việc tự học khi kết thúc lớp 12", chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu trong những ngày tới.

Văn phong và nội dung bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn của tác giả.

Mạc Văn Trang viết, "... cho rằng không thể bỏ thi Trung học phổ thông được, vì không thi học sinh không học ... đó là thứ lý luận giáo dục thấp kém, không nhìn thấy bản chất và mục đích của việc học, mà cố bấu víu vào việc THI để hù dọa, cưỡng chế, gây áp lực cho học sinh và cha mẹ chúng là phải học, cố học để THI có tấm bằng Trung học phổ thông. 98% đỗ, rồi để làm gì?"

Không nói quá lên chút nào, thực sự cả nước ta đang sôi sục sau một cuộc thi, mà nó chỉ thành to chuyện sau những vụ gian lận điểm đã lộ và chưa lộ.

Một cuộc thi, nhưng có thể coi như rất nhiều cuộc thi trong một cuộc thi, vì tất cả đều chỉ có chung một tư duy có học có thi.

Đáng buồn là, những cuộc rút kinh nghiệm chân thành và tốn kém cũng chỉ dừng lại và tự bó tròn quanh chủ đề: có học có thi, và thi hai trong một, hay một cho hai...!

Nhà giáo Phạm Toàn giới thiệu một phương án khác tổ chức lại nền Giáo dục - Hình 1


Nhà giáo Phạm Toàn, ảnh do tác giả cung cấp.

Nhưng trong cái buồn có cái ...cơ hội nhìn nhận toàn bộ cách thức tiến hành công cuộc Giáo dục của cả nước, nhân một chi tiết là việc thi.

Trong bài này tác giả sẽ nói chuyện bỏ thi và một nền Giáo dục không cần thi.

Có học có thi

Trên trang Facebook của mình, phó giáo sư Mạc Văn Trang viết phản đối mạnh mẽ cách tư duy này:

" Ở đây muốn trao đổi về lý lẽ của mấy đại biểu cho rằng KHÔNG THỂ BỎ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐƯỢC, VÌ KHÔNG THI HỌC SINH KHÔNG HỌC...

Tôi xin nói thẳng rằng, đó là thứ lý luận giáo dục thấp kém, không nhìn thấy bản chất và mục đích của việc học, mà cố bấu víu vào việc THI để hù dọa, cưỡng chế, gây áp lực cho học sinh và cha mẹ chúng là phải học, cố học để THI có tấm bằng Trung học phổ thông. 98% đỗ, rồi để làm gì?" [1]

Nhà giáo Phạm Toàn giới thiệu một phương án khác tổ chức lại nền Giáo dục - Hình 2

Thí sinh đang làm bài thi. Ảnh minh họa: TTXVN

Vì là trang Facebook nên ông Mạc Văn Trang chỉ có cơ hội giải thích rất ngắn những sai lầm của cách tư duy "có học có thi".

Video đang HOT

Vốn là thành viên kỳ cựu của Viên Nghiên cứu Khoa học Giáo dục, nên ông Mạc Văn Trang biết rõ chuyện diễn ra khi Viện này từ những năm 1980 tức là từ khi thế hệ các giáo sư lãnh đạo Viện còn sống, đã nghiên cứu khái niệm đánh giá thay cho thi cử.

Tiếc thay, các khái niệm này đã không được chú ý nối tiếp trong công việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và tư tưởng này cũng không thấy tiếp tục xuất hiện trong các cuộc thảo luận!

Một bài báo trên trang Vietnamnet [2] có thể khiến nhiều người tiếc nuối việc bỏ thi. Bài báo viết về những đề thi Triết học bậc Tú tài quá hay quá đẹp ở Pháp.

Đọc những đề thi lặp lại mà không bao giờ cũ qua cả trăm năm, ai cũng thích thú, và ngơ ngác tưởng tượng tại sao học sinh Pháp cuối bậc Phổ thông Trung học lại đọc lắm sách thế và có thể tiếp nối tinh thần Tự do, Khai sáng của dân tộc họ đến thế!

Đây là một số đề thi Triết học kỳ thi quốc gia năm 2017 trong bài báo đã dẫn trên.

Ban Khoa học :

Đề 1. Bảo vệ quyền của mình có đồng nghĩa với bảo vệ lợi ích của mình?

Đề 2. Người ta có thể thoát khỏi văn hoá của mình không?

Đề 3. Giải thích đoạn văn sau của Foucault, trong tác phẩm "Những điều đã nói và viết" (1978) [ ... ]

Ban Văn

Đề 1. Có phải chỉ quan sát là đủ để biết?

Đề 2. Có phải tất cả những điều tôi có quyền làm đều là đúng?

Đề 3. Giải thích một đoạn văn của Rousseau trong Diễn văn về nguồn gốc và cơ sở của sự bất bình đẳng giữa người với người, 1755 [ ... ]

Ban Kinh tế - Xã hội :

Đề 1. Lý trí có thể trả lời mọi chuyện hay không?

Đề 2. Một tác phẩm nghệ thuật có nhất thiết là đẹp hay không?

Đề 3. Giải thích một đoạn văn của Hobbes trong tác phẩm Léviathan (1651). [ ... ]

Ấy thế nhưng rồi chính một người Pháp nhà tâm lý học Henri Piéron từ những năm 1950 đã khai sinh ra khái niệm đánh giá thay cho thi cử .

Ông Piéron dùng cứ liệu bài thi đã chấm rồi, được chấm lại nhiều lần bởi chính người đã chấm nó...

Kết quả từ các lượt chấm cho những điểm rơi có phân bố hình chuông (phân bố Gauss), điểm thấp nhất là 4, điểm cao nhất là 18, trên thang điểm 20.

Ông Piéron viết cuốn sách tên là " Thi cử và khoa học đánh giá" (Examen et docimologie). Chữ docimologie không có trong tiếng Pháp, là chữ do ông lấy ra từ tiếng Hy Lạp dokimos có nghĩa "đánh giá". Và Henri Piéron đề ra khái niệm đánh giá thay cho thi cử.

Có học có kết quả

Chống lại tư duy có học có thi là tư duy có học thì phải học có kết quả và chính người học tự đánh giá được kết quả đó.

Bỏ thi chỉ có nghĩa là bỏ một cung cách kiểm tra, đánh giá. Và việc thay đổi cách đánh giá đòi hỏi thay đổi việc tổ chức cách học của người học.

Có một cách học khác đã được đề xuất bởi nhóm Cánh Buồm ra đời năm 2009 (canhbuom.edu.vn).

Nhóm này không chỉ rao giảng tư tưởng giáo dục của nó, mà thể hiện tư tưởng đó thành hệ thống giải pháp nghiệp vụ sư phạm, tức là hệ thống việc làm của người dạy và người học, để có học có kết quả.

Nhóm đã xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa gửi xã hội.

Nhà giáo Phạm Toàn giới thiệu một phương án khác tổ chức lại nền Giáo dục - Hình 3

Giới thiệu đầu sách các loại của nhóm Cánh Buồm

Nhà giáo Phạm Toàn giới thiệu một phương án khác tổ chức lại nền Giáo dục - Hình 4

Sách miễn phí trên trang Canhbuom.edu.vn mục Sách mở để bà con dùng thử và góp ý

Một cách học khác mang tên Cánh Buồm nêu ra trước xã hội những nét đặc trưng gì đáng chú ý?

1. Toàn cảnh Giáo dục

Nhìn vào một toàn cảnh hoạt động Giáo dục, ta thấy nhiều thành tố tham gia. Đem phân tích, sẽ thấy có ba thành tố: A. Nhà sư phạm; B. Người học; và C. Yếu tố tác động.

Yếu tố A và B hấu như không thay đổi nhiệm vụ trong lịch sử, nhưng yếu tố C thì có. Phần quan trọng nhất của yếu tố C trong toàn cảnh sự nghiệp Giáo dục là quản trị xã hội.

Một cơ quan quản trị xã hội có thể ngăn cản hoặc khích lệ hoạt động của nhóm yếu tố A và B.

Một thí dụ: quyết định chính thức dùng chữ quốc ngữ hồi đầu thế kỷ 20 khiến nhà trường phát triển khác hẳn suốt hai thế kỷ trước đó khi chữ quốc ngữ bị "nằm ngủ".

Yếu tố A và B trong toàn cảnh hoạt động Giáo dục có tính độc lập tương đối trước yếu tố tác động C.

Chẳng hạn, ngay khi chữ quốc ngữ còn bị dè bỉu thì vẫn có những người bướng bỉnh làm chủ được công cụ đó: từ điển " quấc âm" đồ sộ của Huỳnh Tịnh Của là một ví dụ.

Ngày nay, ta có quyền thấy mình hạnh phúc ngay cả khi cụ Huỳnh Tịnh Của còn viết sai chính tả!

Ở phương Tây, Jean Piaget đã kịp nhận thấy sự lạc hậu của cái lệnh cấp Nhà nước về bậc tiểu học cưỡng bức.

Những nghiên cứu của Piaget về thao tác học trí khôn thao tác cùng những cách đo nghiệm đánh giá người học mang tên Binet-Simon là những bổ khuyết để yếu tố A và B cùng vượt ra khỏi những ràng buộc của Yếu tố C.

Trong cuộc sống thực, nhóm A và B thường có phản ứng khôn ngoan trước yếu tố C: hệ thống trường tư thục cưỡng lại hệ thống công lập - và hệ thống homeschooling cũng không phải là sáng kiến kém giá trị!

2. Phương thức nhà trường

Tương tự như vậy, nhóm A và B thời nay sẽ có đủ trí và tâm để nhận thấy việc cải cách một nền Giáo dục không thể thực hiện chỉ nhờ vài ba dự án.

Nhóm Cánh Buồm nhìn nhận sứ mệnh của sự nghiệp Giáo dục cần phải được định nghĩa lại như là công việc tổ chức sự trưởng thành về tư duy của thanh thiếu niên cả dân tộc [3] .

Đó là một tiến trình dài cả trăm năm hoặc nhiều trăm năm. Vì thế, vai trò nhà sư phạm ở yếu tố A quan trọng hơn yếu tố tác động C.

Nó xác định con đường lâu dài của nền Giáo dục, trong khi yếu tố C - trong trường hợp tốt nhất - sẽ là những kế hoạch ngắn hạn giúp thêm điều kiện thành công cho A và B.

Sự trưởng thành của người học diễn ra trong tiến trình học theo phương thức nhà trường. Phương thức này thể hiện ở chương trình học, sách giáo khoa và các hoạt động tổ chức việc học.

Chúng tôi đề nghị xác định lại từng khái niệm theo một viễn kiến dài hơi chứ không theo "mục tiêu" của những đề án có tầm nhìn hạn hẹp.

2.1. Chương trình học

Một chương trình học không thể chỉ là sự xếp đặt "cơ giới" mấy môn học với những tiết học.

Một chương trình học là một lý tưởng đào tạo. Một lý tưởng đào tạo không thể viển vông muốn đặt sao mặc lòng, rồi được che chắn bằng những lời lẽ nhân danh "khoa học", hoặc nhân danh "học tập cái hay cái đẹp" của thế giới tiến bộ.

Một lý tưởng đào tạo như ở nước ta lúc này phải nhằm hiện đại hóa dân tộc đồng thời phải trong tầm tay thực thi của người dạy và người học, thành tố A và B của toàn cảnh Giáo dục.

Ở hoàn cảnh may mắn nhất, lý tưởng đào tạo phải thể hiện thành những cách học để ngay từ lớp 1 và suốt bậc tiểu học, giúp bậc học này thành bậc học phương pháp học.

Sau bậc tiểu học, học sinh sẽ hoàn thành bậc Phổ thông cơ sở với việc dùng phương pháp học đã được trang bị để tìm đến kiến thức.

Những kiến thức phổ thông này sẽ được học sinh tự tìm đến theo cách định tính nhiều hơn định lượng để tự trang bị cho mình một tư duy đủ sống trong thời hiện đại.

Hết lớp 9 được coi như đã hoàn thiện bậc học phổ thông. Sau đó, có ít nhất ba đường đi tiếp, theo trình độ và theo sở thích: lao động để kiếm sống, học nghề bậc sơ-trung và chuẩn bị học nghề bậc cao (đại học) .

2.2. Sách giáo khoa

Để thực thi chương trình học này, nhà sư phạm phải thiết kế được việc học theo một quy trình tiếp nối nhau, mà giáo sư Hồ Ngọc Đại gọi tên là "Công nghệ giáo dục".

Theo cách học này, người học làm được việc 1 thì sang được việc 2 và tiếp tục đến việc kết thúc.

Đó là việc học được đánh giá ngay trong từng bước của cả chuỗi công việc học.

Việc học theo việc làm trong cả chuỗi việc làm ( quy trình) đòi hỏi nhà sư phạm tìm ra cách học của người học đi theo nguyên tắc được giáo sư Hồ Ngọc Đại nhắc đi nhắc lại nhiều lần [4].

Đó là (a) không trao vào tay người học những sản phẩm có sẵn, (b) người học làm lại những thao tác làm ra sản phẩm của người đi trước (nhà khoa học, người nghệ sĩ, nhà hoạt động xã hội ...).[5]

Xin lấy một thí dụ để minh họa: những việc làm để học môn Văn. Xưa nay, việc học Văn dựa trên những giảng giải hấp dẫn các tác phẩm - đó là những sản phẩm có sẵn.

Ở sách Cánh Buồm, sách giáo khoa soạn sẵn những việc làm để người học làm lại những thao tác đã từng thực hiện ở nhà văn: lòng đồng cảm (học ngay từ lớp 1 qua các trò chơi đóng vai), tưởng tượng (học từ lớp 2 và kéo dài mãi về sau), liên tưởng (học từ lớp 3), bố cục (học ở lớp 4) và các kiểu loại nghệ thuật (học ở lớp 5) ứng dụng mọi thao tác nghệ thuật.

Việc tạo cho học sinh năng lực tự đánh giá không chỉ dễ dàng thực hiện ở những môn Toán và khoa học tự nhiên.

Các môn học xã hội và nhân văn khác cũng đều có thể thực hiện công việc tự đánh giá.

Việc tự đánh giá được thực hiện theo từng tiết học với ba việc làm:

(a) Ôn cái đã biết, nêu bài toán mới, (b) giáo viên cùng học sinh giải bài toán mới, (c) người học tự sơ kết và tự ghi vở.

Ở lớp 1 khi chưa biết viết thì có thể tự vẽ điều mình đã học vào vở.

Trong năm học và cuối năm học, tự học sinh tổ chức Hội thảo hoặc liên hoan, hoặc triển lãm, ra sách... báo cáo những điều mình đã học.

Trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 9, có bài tổng kết, hướng dẫn cho người học tự tổng kết việc học của mình để tự viết báo cáo theo mấy đề tài như sau:

Đề tài 1 - Bạn học được cách tư duy như thế nào để có một vốn từ ngữ tích cực tiếng Việt? Khái niệm vốn từ ngữ tích cực nghĩa là gì?

Bạn đã có được vốn từ ngữ tích cực đó nhờ cách học như thế nào?

Khi học Ngữ âm tiếng Việt từ Lớp 1 các bạn được khuyến khích làm "Từ điển chính tả theo nghĩa", việc làm nhỏ đó có ảnh hưởng gì tới bạn khi học từ Hán Việt?

Vốn từ ngữ tích cực giúp bạn biểu đạt ngôn ngữ như thế nào?

Đề tài 2 - Bạn hiểu như thế nào về năng lực ngôn ngữ (tiếng Việt) của một người trưởng thành?

Năng lực đó đã giúp bạn học Văn và cả trong việc học Toán cùng các môn khoa học khác như thế nào? Giúp về cách tư duy hay giúp về vật liệu ngôn ngữ?

Tuy chỉ học ngôn ngữ nhưng phương pháp học tiếng Việt có giúp thay đổi phương pháp học các môn học khác không?

Đề tài 3 - Bạn tự nhận thấy bản thân mình trưởng thành như thế nào? Trưởng thành về phương diện nào?

Trưởng thành về mặt nào khiến bạn thấy vui vẻ, hãnh diện, tự tin? Tại sao lại như vậy?

Bạn có nhận xét gì về những người lớn tuổi hơn bạn nhưng vẫn chưa thể hiện sự trưởng thành qua cách thể hiện về ngôn ngữ và về tư duy?

Tình trạng đó có lỗi do đâu? Do nhà trường? Do bản thân con người? Do xã hội? Theo ý bạn, có thể cải tạo được tình trạng đó không?

Đề tài 4 - Bạn nghĩ gì về nghề nghiệp tương lai của bạn với căn cứ là sự trưởng thành về tư duy của mình? Bạn sẽ chọn nghề gì và vì lý do gì?

Để theo nghề mà bạn chọn, bạn dự định sẽ học những gì và học như thế nào? Bạn nhận xét gì về tình trạng những người học nhiều mà vẫn không có nghề gì để làm mà sống?

Đề tài 5 - Bạn hãy chọn một số bài báo xuất bản chỉ trong một ngày và nhận xét những gì là đúng hoặc sai về biểu đạt ngôn ngữ và về tư duy khi biểu đạt về một vấn đề nào đó.

Bạn hãy nhận xét khen hoặc chê nhà báo dựa trên những số liệu có được. Bạn hãy cho biết ngôn ngữ biểu đạt trên báo chí có tham gia vào việc làm cho xã hội tốt đẹp lên không?

Đề tài 6 - Bạn nhận xét gì về cách biểu đạt ngôn ngữ khoa học hoặc nghệ thuật được đăng trên báo chí. Hãy nêu ý kiến của bạn về trình độ biểu đạt và nêu ý kiến giải quyết.

Đề tài 7 - Bạn nhận xét gì về cách học tiếng Việt và Văn của những người thân hoặc người quen biết. Cách học đó có khiến cho tiếng Việt được ca ngợi như Lưu Quang Vũ từng viết:

Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.

[ ... ]

Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ
Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi
tiếng Việt xót xa tình ...[6]

2.3 Triển khai dùng sách

Khi đã có một phương án hiện đại hóa nền Giáo dục, tất phải nghĩ đến việc mở rộng nó, để chữa những chỗ còn sai, bổ sung những điều còn thiếu, và điều quan trọng là để có thêm nhiều bạn đồng hành.

Nhóm Cánh Buồm huấn luyện những giáo viên (cũ và mới) cách dùng các sách giáo khoa mới của mình. Kết quả huấn luyện xếp theo ba loại:

(a) Loại "mộc", biết cách dùng đúng phương pháp tổ chức việc học mới, không giảng giải, mà tổ chức cho người học thực hiện các việc làm, các thao tác để biết cách học; giáo viên loại này qua thực thi nghề sư phạm của mình để dần dần tiến lên loại b dưới đây;

(b) Loại giỏi, sau vài năm dạy học theo phương hướng mới, giáo viên sẽ giúp nhau quen dần với nếp dạy học mới, từ bỏ lối giảng giải áp đặt từ bao đời, họ sẽ được bồi dưỡng thêm để hiểu cơ sở tâm lý học đã dẫn đến những thay đổi như nhóm Cánh Buồm tiến hành;

(c) Loại xuất sắc, những nhà sư phạm có tài năng, sẽ tham gia nâng cao nền Giáo dục trong nhiều lĩnh vực.

Tiến trình huấn luyện giáo viên mới và huấn luyện lại giáo viên cũ đã được nhóm Cánh Buồm thực hiện đến hơn một trăm giáo viên trong mấy năm qua - những người đã vào dạy học có kết quả ở vài trường tư thục tại Hà Nội, Hải Phòng, Hội An và thành phố Hồ Chí Minh.

Có một số ít giáo viên trường công lập cũng đã được huấn luyện để tự nâng cao tay nghề theo cách riêng.

Có một số ít phụ huynh cũng tham gia học nghề sư phạm mới để tự tổ chức việc học của con em mình.

Điều thú vị và tạo cảm hứng cho nhà giáo, ấy là ngay giáo viên loại "mộc" cũng được chứng kiến kết quả học tập của nguời học mà không cần đến "đòn bẩy" thi cử.

Người học vẫn đàng hoàng vượt qua những cuộc kiểm tra định kỳ hoặc bất chợt từ trên Phòng Giáo dục đưa xuống.

Kết luận gì?

Những trải nghiệm chín năm hoạt động của nhóm Cánh Buồm giúp chính chúng tôi tự kiểm tra-đánh giá, và đến một vài nhận thức sau:

(a) Động lực để học sinh chăm học và thích học không do thi cử kích thích, mà được tạo ra bằng thay đổi cách học.

Có thể tạo ra một cách học khác để cuối bậc Giáo dục phổ thông người học sẽ biết cách tự học và thích tự học.

Nhà trường phổ thông chỉ cần tạo ra một năng lực tự học cho học sinh thì sẽ có các năng lực khác kéo theo.

(b) Chuyển từ lấy thày giáo làm trung tâm sang lấy học sinh làm trung tâm đòi hỏi nghiên cứu cách học.

Cách học của con người sẽ thay đổi trong phát triển bền vững theo tiến hóa của con người.

Cách học của con người là "đối tượng phục vụ" cao hơn và bất biến so với những "cơ sở khoa học" khả biến khác.

(c) Phương án Cánh Buồm có thể giúp cho công cuộc Giáo dục phổ thông có chất lượng hơn, tiết kiệm hơn cả tiền bạc và năng lượng, và giáo viên dễ thực thi hơn.

Học hết lớp 9 coi như xong phần "phổ thông" cần thiết nhất. Sau đó các trường Đại học sẽ triển khai tiến trình chuẩn bị học nghề cho chính mình. Họ sẽ tổ chức thi với yêu cầu khe khắt nhất có thể.

Vấn đề lúc này là có cơ chế để các phương án nghiên cứu được tự do đóng góp cho dân tộc bằng cách cùng có địa vị xã hội bình đẳng, dân chủ.

Tài liệu tham khảo:

(1) Một thứ lý luận giáo dục thấp kém - coi FB Mạc Văn Trang ngày 22 tháng 7-2018 https://www.facebook.com/macvan.trang/posts/1016398828528730

(2) Trích Vietnamnet ngày 17 tháng 6 năm 2017

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/triet-hoc-trong-giao-duc-phap-qua-ky-thi-tu-tai-nam-nay-378778.html

(3) Phạm Toàn, Định nghĩa lại khái niệm Giáo dục, Giaoduc.net http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Dinh-nghia-lai-khai-niem-giao-duc-post173658.gd

(4) Xem Hồ Ngọc Đại, Tâm lý học dạy học, Bài học là gì, Công nghệ giáo dục ... nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, từ những năm 1980..

(5) Xin tham khảo sách Cánh Buồm Tiếng Việt (từ lớp 1 dến lớp 9), Văn (từ lớp 1 dến lớp 9), Lối sống (từ lớp 1 đến lớp 5), Khoa học (từ lớp 1 đến lớp 5), Tiếng Anh(từ lớp 1 dến lớp 3) và tập kỷ yếu Hội thảo năm 2011 Tự học - Tự giáo dục, nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội, năm 2011, và có trong mục Sách mở trang Canhbuom.edu.vn của nhóm Cánh Buồm.

(6) Tiếng Việt lớp 9 của nhóm Cánh Buồm, nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội, Có trong mục Sách mở, trang Canhbuom.edu.vn. Xin mời đọc cả bài học cuối năm lớp 9 cả hai môn Tiếng Việt và Văn để thấy những gợi ý liên quan đến việc bỏ thi của nhóm Cánh Buồm.

Theo giaoduc.net.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

HOT: Quỳnh Nga đăng quang Á hậu 2 và giành 3 giải ở Miss Charm 2024!HOT: Quỳnh Nga đăng quang Á hậu 2 và giành 3 giải ở Miss Charm 2024!
06:14:12 22/12/2024
Bé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCMBé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCM
08:20:00 22/12/2024
Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'
07:17:20 22/12/2024
Mỹ nhân phim Việt giờ vàng hot rần rần vì tạo hình xấu nhất sự nghiệp, diễn "duyên dễ sợ" khiến ai cũng mêMỹ nhân phim Việt giờ vàng hot rần rần vì tạo hình xấu nhất sự nghiệp, diễn "duyên dễ sợ" khiến ai cũng mê
06:03:01 22/12/2024
Chồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tùChồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tù
07:29:22 22/12/2024
Đêm ở Làng Nủ trước ngày khánh thành khu tái định cư: "Gần như nhà nào ông trời cũng để lại một người còn sống đấy chú à..."Đêm ở Làng Nủ trước ngày khánh thành khu tái định cư: "Gần như nhà nào ông trời cũng để lại một người còn sống đấy chú à..."
09:18:47 22/12/2024
Từng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối nămTừng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối năm
06:55:23 22/12/2024
Kỳ Duyên nói 1 câu cực gắt trong phim Trấn Thành mà gây bão MXH, khiến cả tlinh cũng bị "réo gọi"Kỳ Duyên nói 1 câu cực gắt trong phim Trấn Thành mà gây bão MXH, khiến cả tlinh cũng bị "réo gọi"
07:07:16 22/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Diện áo yếm giúp bạn khoe sắc trong những ngày xuân cận kề

Diện áo yếm giúp bạn khoe sắc trong những ngày xuân cận kề

Thời trang

12:01:10 22/12/2024
Khi những ngày xuân đang dần về gần, một trong những lựa chọn không thể bỏ qua để khoe sắc chính là chiếc áo yếm - biểu tượng của sự duyên dáng, thanh lịch và một chút cổ điển nhưng vẫn rất thời thượng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bế con trai Quang Hải, Duy Mạnh sau trận đội tuyển Việt Nam đại thắng Myanmar

Thủ tướng Phạm Minh Chính bế con trai Quang Hải, Duy Mạnh sau trận đội tuyển Việt Nam đại thắng Myanmar

Sao thể thao

11:39:31 22/12/2024
Hai em nhỏ được Thủ tướng Phạm Minh Chính bế trên SVĐ Việt Trì, Phú Thọ là những gương mặt thân quen làng bóng đá.
Thành phần kem chống nắng nào cần có và cần tránh?

Thành phần kem chống nắng nào cần có và cần tránh?

Làm đẹp

11:18:23 22/12/2024
Ngoài có mặt trong kem chống nắng, Titan dioxide còn được dùng trong các sản phẩm khác như phấn nén, đồ trang điểm có SPF, mỹ phẩm làm trắng hoặc kem dưỡng da.
Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"

Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"

Netizen

11:08:34 22/12/2024
Một cụ 86 tuổi, nguyên là hiệu trưởng trường Trung học quyết tâm kết hôn cùng mối tình đầu của mình trong sự chúc phúc của con cháu và bạn bè.
Vụ tấn công khủng bố ở Đức: Nghi phạm là một bác sĩ 50 tuổi

Vụ tấn công khủng bố ở Đức: Nghi phạm là một bác sĩ 50 tuổi

Thế giới

11:07:25 22/12/2024
Tờ Die Welt đưa tin một kiện hành lý được tìm thấy trên ghế phụ và chưa rõ liệu có thiết bị nổ bên trong hay không , thêm rằng các cơ quan chức năng chưa loại trừ kịch bản này .
Từ trường tiết lộ tòa nhà gấp đôi Nhà Trắng dưới lòng đất Iraq

Từ trường tiết lộ tòa nhà gấp đôi Nhà Trắng dưới lòng đất Iraq

Lạ vui

11:05:43 22/12/2024
Dấu tích thủ đô tráng lệ 2.700 tuổi của Vương quốc Assyria đã được tìm thấy bởi một nhóm khảo cổ quốc tế, nhờ máy đo từ trường.
Ngắm loạt tòa nhà ốp kín mặt tiền bằng pin điện mặt trời

Ngắm loạt tòa nhà ốp kín mặt tiền bằng pin điện mặt trời

Sáng tạo

11:04:24 22/12/2024
Tòa nhà 8 tầng có 1.182 tấm pin quang điện trên mặt tiền, thu thập ánh sáng mặt trời và chuyển thành điện. Hệ thống này thu được năng lượng nhiều hơn 50 lần so với các tấm pin mặt trời trên mái nhà tại các khu dân cư.
4 con giáp nóng tính nhưng làm việc cực kỳ đáng tin cậy, năm Ất Tỵ 2025 vươn mình thăng tiến, tiền về dồi dào

4 con giáp nóng tính nhưng làm việc cực kỳ đáng tin cậy, năm Ất Tỵ 2025 vươn mình thăng tiến, tiền về dồi dào

Trắc nghiệm

11:04:12 22/12/2024
Trong cuộc sống, mỗi người đều có tính cách và khí chất riêng biệt. Điều thú vị là, nóng tính không đồng nghĩa với việc làm người không đáng tin, và bốn con giáp dưới đây là minh chứng rõ ràng nhất.
Mỹ Linh nhào lộn, ke đầu, Minh Tuyết đu dây hát bolero ở 'Chị đẹp đạp gió'

Mỹ Linh nhào lộn, ke đầu, Minh Tuyết đu dây hát bolero ở 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

11:03:27 22/12/2024
Trong công diễn 4 Chị đẹp đạp gió , diva Mỹ Linh gây bất ngờ khi thể hiện màn nhào lộn, ke đầu còn nữ ca sĩ Minh Tuyết chứng tỏ bản thân với màn đu dây hát bolero.
Sao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấu

Sao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấu

Sao châu á

10:57:25 22/12/2024
Song Hye Kyo gây sốc với tạo hình nữ tu sĩ trong bộ phim Dark Nuns ; Jang Nara khóc khi nhận giải thưởng lớn ở SBS Drama Awards.
Sony biết lúc nào người chơi đang phẫn nộ?

Sony biết lúc nào người chơi đang phẫn nộ?

Mọt game

10:52:10 22/12/2024
Việc các game thủ cảm thấy nóng mặt khi bị game làm khó đã không còn là chuyện hiếm gặp. Dù vậy, đôi khi nếu có xả giận thì cơ hội vượt ải vẫn là cực kỳ khó khăn, khiến cơn giận ngày càng gia tăng mà gây ức chế, bực bội.