Làm thế nào tạo dựng những ngôi trường mang lại hạnh phúc cho mọi học sinh?
Trẻ em hạnh phúc khi được đáp ứng nhu cầu vui chơi, học hỏi, khám phá nhiều khía cạnh trong cuộc sống bên cạnh kiến thức lý thuyết được truyền thụ. Làm thế nào tạo dựng những ngôi trường mang lại hạnh phúc cho mọi học sinh?
Nhu cầu học hỏi toàn diện của học sinh
Học sinh có nhu cầu vui chơi, học hỏi, khám phá những điều mà các em yêu thích, những điều thuộc về sở trường và năng khiếu của các em. Hay nói cách khác, nhu cầu của con trẻ sẽ không chỉ dừng lại ở việc được khuyến khích viết chữ đẹp, đọc thuộc lòng bài vở, giải nhiều bài tập toán trên lớp, chăm chỉ làm bài tập về nhà, cố gắng đạt điểm cao trong các kỳ thi thay cho việc “học để hiểu biết và vận dụng, học để phát triển thể chất, học để làm người”.
Có rất nhiều thứ trong cuộc sống mà học sinh cần phải học, chứ không chỉ có những kiến thức hàn lâm, chỉ xem trọng những “môn chính”, như: Toán, Lý, Hóa, Văn, Ngoại ngữ.
Các em cũng cần được “nuôi dưỡng” niềm yêu thích, thậm chí quan tâm và tạo điều kiện để phát triển tối đa tiềm năng với ngay cả những “môn phụ”, như: Thể dục, Sử, Địa, Giáo dục Công dân, các bộ môn Nghệ thuật, Tin học. Ngoài ra, các em cũng có thời gian vui chơi, nghỉ ngơi sau giờ tan trường thay vì chạy theo những lớp học thêm, những giờ ôn luyện cho kỳ thi cuối cấp THCS, kỳ thi THPT Quốc gia và xét tuyển Đại học.
Sự phân bổ thời gian cho môn học quan trọng, như: Tiếng Anh, Tin học hoặc các môn năng khiếu, nghệ thuật, thể chất – những môn học quan trọng của nền giáo dục thế kỷ 21 – lại chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn.
Nếu tích hợp được những yếu tố trên sẽ giúp học sinh có thể thực sự hạnh phúc mỗi khi đến lớp. Các em có thêm động lực để học tập và xa hơn nữa là có thể chủ động trong việc chọn ngành học phù hợp với khả năng của mình, biết mình là ai, biết mình thực sự muốn gì.
Làm thế nào tạo dựng những ngôi trường mang lại hạnh phúc cho mọi học sinh?
Để giúp học sinh tìm thấy niềm vui trong học tập và ngày một say mê khám phá, các em cần được học theo sở thích, sở trường và năng khiếu của mình; cần được thấy môn học này, kiến thức kia có ích cho mình như thế nào. Bên cạnh đó, các em cũng mong muốn được trang bị những kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm, tâm sinh lý lứa tuổi cần thiết để sẵn sàng cho cuộc sống hiện tại và tương lai, như: giao tiếp, làm việc nhóm, trình bày vấn đề, phản biện, xử lý thông tin, bơi lội, sơ cứu cơ bản, phát triển tâm sinh lý cơ thể tuổi dậy thì, hiểu biết về giới tính và sinh sản…
Hơn 45 năm công tác trong ngành giáo dục và là nhà giáo tâm huyết với sự nghiệp phát triển, đổi mới giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Huỳnh Công Minh – nguyên Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM nhấn mạnh: “Làm giáo dục không phải là cứ xây xong một ngôi trường rồi chọn lấy một học trình để dạy; mà ngược lại, làm giáo dục trước tiên phải tạo dựng được một học trình xuyên suốt, sau đó mới bắt tay vào xây dựng một ngôi trường đáp ứng được các tiêu chí giáo dục của học trình đó.”
Video đang HOT
Theo đó, trường học ngày nay cần chú trọng giảng dạy không những điều học sinh cần và thiếu mà còn hỗ trợ các em phát huy tối đa mọi tiềm năng, đặc biệt là niềm say mê học tập. Đó là kim chỉ nam cho nhiều trường học hiện nay ở nước ta đầu tư phát triển toàn diện chương trình học, cơ sở vật chất, phương pháp sư phạm và đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng mọi nhu cầu học hỏi, khám phá của các em, giúp các em trở nên thích thú, hạnh phúc trải nghiệm toàn thời gian ở trường.
Có thể kể đến cách thức mà Hệ thống trường Song ngữ Quốc tế EMASI đang thực hiện ở chương trình học tiên phong từ các nước phát triển, phương pháp sư phạm đa chiều tiên tiến, cơ sở vật chất hiện đại chuẩn quốc tế cùng đội ngũ giáo viên tinh nhuệ để tập trung toàn diện cho các thế hệ học sinh thân yêu của mình. EMASI đã chính thức ra mắt vào ngày 7/3 và sẽ khai giảng năm học đầu tiên vào tháng 8/2019 tới với hai cơ sở trường học đẳng cấp ở Nam Long (Quận 7) và Vạn Phúc (Quận Thủ Đức).
Hội đồng cố vấn chuyên môn cùng hơn 300 gia đình TP.HCM và các khu vực lân cận đã tham gia Lễ công bố Học hiệu của trường EMASI vào ngày 7/3 vừa qua
Chương trình học tại EMASI tập trung trọng điểm vào Tiếng Anh (E), Toán Học (M), các môn Nghệ Thuật (A), các môn Khoa Học (S) và Công Nghệ Thông Tin (I), với một chương trình Giáo dục Thể Chất chuyên nghiệp, kết hợp cùng các Hoạt Động Ngoại Khóa đa dạng. Với cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân, dù các em yêu thích hoặc có năng khiếu ở bô môn nào từ Khoa học đến Nghệ thuật hay Thể thao thì nhà trường đều mang đến những chương trình học tập đầy hứng khởi với hàng loạt các dự án thực tế bổ ích, các hoạt động khám phá – trải nghiệm hấp dẫn, góp phần nuôi dưỡng những phẩm chất và thái độ tích cực cho thế hệ trẻ để sẵn sàng hội nhập quốc tế mà không bị bất kỳ một rào cản nào về ngôn ngữ, văn hóa, trình độ, hay kỹ năng. Ngoài ra, học sinh cuối cấp sẽ được nhà trường định hướng tư vấn đại học, giúp các em lựa chọn ngành nghề cũng như các trường đại học phù hợp trong và ngoài nước.
Trợ lực hiệu quả cho chương trình học đầy cảm hứng này là phương pháp tiếp cận sư phạm đa chiều tại trường EMASI sẽ khuyến khích đối thoại và trao đổi, như: lấy học sinh làm trung tâm, học theo chủ đề, làm việc theo dự án, phát triển kỹ năng làm việc nhóm cũng như kỹ năng làm việc độc lập.v.v., và đặc biệt là phát huy khả năng tự học.
Trường EMASI sở hữu cơ sở vật chất chuẩn quốc tế, được xây dựng có chủ đích cho chương trình học tiên phong, nhất là các môn Nghệ thuật, Công nghệ thông tin và Thể dục thể thao.
Song song đó, hệ thống cơ sở vật chất thể thao đẳng cấp, như: tường leo núi hiện đại, nhà thi đấu chuẩn quốc tế, hồ bơi nước mặn và nước ấm dài 25m, sân thể thao dành cho điền kinh và bóng đá….cùng nhiều mảng xanh cây cối, sân cỏ, vườn treo, đồi cỏ phủ xanh toàn khuôn viên trường chính là kế hoạch dài hạn mà EMASI dành cho các thế hệ học sinh tương lai nhằm xây dựng môi trường học tập xanh mát, an toàn, yên tĩnh, tạo thuận lợi cho mọi hoạt động học hỏi, khám phá tri thức và tích lũy kỹ năng.
Như vậy, bằng tâm huyết của những nhà hoạt động và các chuyên gia giáo dục hàng đầu của Việt Nam và Quốc tế, nền giáo dục Việt Nam đang dần có sự chuyển mình tích cực, bắt kịp xu thế giáo dục tiên tiến của thế giới. Trong tương lai, sẽ càng có nhiều “mô hình trường học mang lại hạnh phúc và hứng khởi cho học sinh” được hình thành. Đó sẽ là bước tiến mới của ngành giáo dục – đào tạo nước ta trước nhu cầu ngày càng lớn về đầu tư học thuật cho con cái trong các gia đình hiện nay.
Theo Dân trí
Học sinh Hà Nội lo lắng, tính học thêm Sử để thi vào lớp 10
Nhiều học sinh lớp 9 bất ngờ khi Lịch sử được chọn để thi đầu vào THPT, có em đăng ký hai lớp học thêm ngay khi biết tin.
Chiều 11/3, tại cổng trường THCS Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội), học sinh lớp 9 đứng thành nhóm bàn tán chuyện Lịch sử trở thành môn thứ tư trong tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2019-2020, bên cạnh Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.
"Từ trưa nay, khi biết thi Sử, các bạn em đã than thở, có bạn khóc", Lưu Phương Ly lớp 9A4, nói. Bản thân Ly cũng bất ngờ và lo lắng khi khi Lịch sử, bởi trước giờ em luôn nghĩ là Giáo dục công dân. Khả năng ghi nhớ kém khiến em gặp khó khăn với môn học nhiều dữ kiện này.
Nguyễn Quang Anh (lớp 9A1) buồn ra mặt khi môn thi thứ tư không thuộc khối tự nhiên. "Nếu đó là Vật lý, em sẽ thấy tự tin hơn", Quang Anh giải thích.
Như nhiều bạn cùng lớp, Yến Nhi (THCS Nam Từ Liêm) ngạc nhiên trước thông tin thi Lịch sử. Đây là môn khó nhất trong ba môn học thuộc gồm Địa Lý, Giáo dục công dân và Lịch sử. Nhi luôn nghĩ 2019-2020 là năm đầu tiên thi 4 môn vào lớp 10, Sở Giáo dục sẽ chọn môn dễ học thuộc và dễ lấy điểm.
"Học Lịch sử phải nhớ từng mốc thời gian, tên người và tên sự kiện gắn liền với mốc thời gian đó. Em rất lo nếu thi vào phần lịch sử thế giới vì khô khan và xa lạ. Sử Việt Nam em có thể tìm hiểu bên ngoài sách giáo khoa, nhưng sử thế giới thì gần như chỉ tiếp nhận kiến thức cô giảng", Nhi nói.
Thay vì học thuộc lòng, Nhi chọn cách ghi chép lại mốc lịch sử chính, học sử kết hợp với xem phim, đọc sách ngoài sách giáo khoa để nhớ lâu. Học thuộc theo em chỉ phù hợp với thi tự luận cần trình bày chi tiết, thi trắc nghiệm quan trọng nhất là nhớ ngắn gọn mốc thời gian, sự kiện để chọn đáp án đúng.
Học sinh thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2018. Ảnh: Dương Tâm
Tại trường THCS Lê Quý Đôn, nhiều học sinh cũng bàn tán về câu chuyện thi Lịch sử. Nguyễn Hà Anh, lớp 9P, nói: "Dù chỉ là môn nhân hệ số 1, em không thể chủ quan. Lịch sử có lượng kiến thức lớn, mất nhiều thời gian ôn luyện trong khi chúng em chỉ còn hơn ba tháng nữa là thi. Việc đạt được điểm cao môn này rất khó", Hà Anh nhận định.
Học thiên về khoa học xã hội, Hà Anh vẫn cảm thấy khó khăn với Lịch sử. Khi chưa biết môn thi thứ tư, em đã phải đi học thêm hàng ngày cả ở trường và những trung tâm bên ngoài cho ba môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh rồi về nhà tự học đến 23h30, thậm chí có hôm đến 2h30 sáng. Nhận tin thi Lịch sử, Hà Anh lập tức đăng ký hai lớp ôn luyện môn này với tần suất 4 buổi một tuần. Em rút bớt số buổi học các môn khác vì có quá trình ôn lâu dài hơn.
"Ở trường, mỗi tiết Lịch sử chúng em thường được làm bài trắc nghiệm 15 phút để nhớ bài và làm quen với hình thức thi mới. Nhưng điều đó dường như không đủ khi kiến thức quá nhiều", Hà Anh giải thích. Em bày tỏ lo lắng về việc thi trắc nghiệm 100% vì đòi hỏi học sinh phải nhớ những chi tiết nhỏ.
Kim Anh, học sinh lớp 9 trường THCS Dịch Vọng thì vừa vui mừng, vừa lo sợ. "Vui vì môn thi thứ tư không phải Vật lý, Hóa học hay Sinh học - những môn nằm ngoài thế mạnh của em. Còn lo sợ vì môn Lịch sử đòi hỏi học sinh phải học thuộc lòng nhiều", Kim Anh nói.
Khi Hà Nội đổi phương thức thi vào lớp 10 với 4 môn, trong đó môn cuối công bố vào tháng 3, trường THCS Dịch Vọng đã nhắc nhở học sinh học đều các môn, cho làm quen với trắc nghiệm bằng cách có bài kiểm tra ngắn ở đầu mỗi tiết học. Dù vậy, Kim Anh và các bạn vẫn áp lực vì phải học nhiều.
Ngoài học chính khóa buổi sáng ở trường, mỗi ngày Kim Anh có 3-4 ca học thêm cho ba môn thi đã được xác định trước. Em đã nghĩ tới việc đi học thêm Lịch sử ngay khi Sở Giáo dục công bố.
2019-2020 là năm học đầu tiên thí sinh Hà Nội phải thi 4 môn để xét tuyển vào lớp 10 công lập. 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ được xác định từ tháng 10/2018. Riêng môn Sử ngày 11/3 mới được công bố, sau khi được lựa chọn từ các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.
Theo Sở Giáo dục, Toán và Ngữ văn sẽ thi tự luận. Ngoại ngữ kết hợp trắc nghiệm và tự luận. Lịch sử thi 100% trắc nghiệm. Đề thi gồm câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình THCS, chủ yếu nằm ở lớp 9.
Điểm xét tuyển được tính theo công thức:
Điểm xét tuyển = (Điểm thi môn Toán Điểm thi môn Ngữ văn)x2 Điểm thi môn Ngoại ngữ Điểm thi môn thứ 4 Điểm cộng thêm (nếu có)
Dương Tâm - Tú Anh
Theo VNE
Chọn đúng ngành, học đúng nghề Thời điểm thi THPT quốc gia đang đến rất gần. Đây cũng là thời điểm nhiều gia đình và HS phân vân, lo lắng không biết nên chọn ngành nào, trường nào để học. đắn đo nên đăng ký ngành học nào cho phù hợp. Nên chọn ngành bố mẹ định hướng hay theo đuổi đam mê của chính mình? Liệu ngành nào...