Làm thế nào khi trẻ sợ… đi học?

Theo dõi VGT trên

Nôn ói, đau bụng, đau đầu, mê sảng… là những triệu chứng sợ đi học mà nhiều trẻ ngày đầu đến trường có thể gặp phải. Triệu chứng tâm lý này rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý và nếu không khắc phục sớm có thể gây ám ảnh lâu dài với trẻ.

Nôn ói vì sợ đi học

Với nhiều trẻ từ nhỏ lúc nào cũng có người thân kè kè bên cạnh, đáp ứng mọi yêu cầu thì việc tách gia đình để đến trường là vấn đề nan giải. Ngay từ ngày đầu đến trường, nhiều trẻ có phản ứng như bám chặt lấy bố mẹ, khóc thét, kêu la dữ dội, không chịu vào lớp học… Tiếp những ngày sau đó, không ít phụ huynh phải cuống cuồng cho con uống thuốc hoặc đưa đến bệnh viện khi các trẻ có các tiệu chứng như nôn ói, sốt, đau bụng, đau đầu… nhưng điều trị mãi không hết bệnh. Thật ra vấn đề nhiều trẻ mắc phải vào mùa tựu trường là về tâm lý, sợ đi học chứ không không phải là bệnh lý

Làm thế nào khi trẻ sợ... đi học? - Hình 1

Không chấp nhận sự chia ly, nhiều trẻ “sốc” khi đột ngột thay đổi môi trường.

Chị Trần Thị Nhung, nhà ở Q.11, TPHCM cho biết, từ giữa tháng 6, chị đã đưa cô con gái 4 tuổi đến trường mầm non gần nhà học hè để chuẩn bị cho năm học mới nhưng bất thành. Cháu liên tục có các dấu hiệu nôn ói, đau bụng, đau đầu… và bị sụt cân nhanh. Cho con uống thuốc tại nhà mà không bớt, chị tức tốc đưa con đến đi khám lâm sàng nhưng không phát hiện ra vấn đề gì mà cần phải theo dõi thêm.

Ông Lê Ngọc Điệp, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT TPHCM) cho hay, đầu năm trường tiểu học phải dành ít nhất 1 tuần lễ đầu năm học để hướng dẫn HS làm quen với không gian, nề nếp học tập ở lớp 1, trước khi vào chương trình. Giáo viên chủ nhiệm tuyệt đối không dọa nạt, to tiếng làm trẻ sợ hãi. Đồng thời, thường xuyên trao đổi hợp tác với cha mẹ học sinh về những trường hợp HS có biểu hiện sợ sệt, khóc nhè… giúp trẻ tự tin và thích đi học.

“Khi cháu khỏe lại, tôi có ý định đưa trở lại trường, nhưng vừa lôi cặp sách ra lập tức bệnh nôn ói, đau bụng của cháu tái phát. Đến lúc này bác sĩ mới khẳng định cháu gặp phải hội chứng sợ đi học và giới thiệu tôi qua khoa tâm lý”, chị Nhung kể.

Sau khi được bác sĩ tư vấn, chị nhận ra nguyên nhân lâu nay cả gia đình quá cưng chiều con, bố mẹ chưa bao giờ rời xa cháu một ngày. Kể cả khi cháu 3 tuổi, vợ chồng chị không cho con đến trường mà để ở nhà thay nhau chăm bẵm. “Đến giờ “bệnh” cháu vẫn chưa bớt, e rằng năm học mới cũng không kịp đi học”, người mẹ lo lắng.

Vào mùa tựu trường, tại khoa Tâm lý của các bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 cũng như các trung tâm tâm lý, trẻ mắc bệnh “sợ đi học” lại đến thăm khám nhiều hơn, đông nhất là các cháu bắt đầu đi học mẫu giáo và vào lớp 1.

Theo các chuyên gia, ngoài những trẻ sợ đến lớp do thua kém bạn bè vì trí tuệ chậm phát triển, hay đi học trước tuổi thì phần lớn trẻ sợ đi học chủ yếu do các yếu tố bên ngoài tác động vào. Gia đình quá o bế, cưng chiều, không tạo điều kiện cho con tự lập từ những việc chăm sóc cá nhân…, trẻ luôn “bám váy mẹ” cho đến ngày đi học hay cá biệt có trường hợp trẻ bị giáo viên hù dọa, làm trẻ sợ hãi.

Do thiếu sự tự lập, được bao bọc quá mức nên khi đột ngột thay đổi môi trường sống trẻ cảm thấy sợ hãi, bất an… cho rằng những người thân đang xa lánh mình. Thế nên trẻ hình thành phản ứng tâm lý như đau bụng, nôn ói, biếng ăn… như là một cách phản kháng. Tuy nhiên, đó cũng là phản ứng để dần thích nghi với sự thay đổi. Nhiều phụ huynh thấy con minfh như vậy đã quá hốt hoảng, lo lắng, đưa con về nhà và tiếp tục “o bế” nên quá trình đến trường của trẻ càng khó khăn hơn.

Video đang HOT

“Bù đắp” sự chia ly cho trẻ

Theo chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ (Công ty Tâm lý Trẻ), trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, vào lớp 1 rơi vào hội chứng sợ trường lớp đa phần là do sợ xa cách cha mẹ, sợ không an toàn. Do đó, để con hứng thú với việc đến trường ngay từ những ngày đầu, từ nhỏ cha mẹ nên tách trẻ ra khỏi mình theo một lịch trình điều độ và tăng dần về mặt thời gian.

Ngay ở trong gia đình, tên tạo cho trẻ không không gian và thời gian một mình trong sự quan sát của bố mẹ nhằm đảm bảo an toàn. Cha mẹ nên dạy con tự lập càng sớm càng tốt, đặc biệt là cách chăm sóc bản thân như đánh răng, rửa mặt, đi vệ sinh… để khi gặp môi trường mới, trẻ không quá hụt hẫng.

Làm thế nào khi trẻ sợ... đi học? - Hình 2

Giáo viên sẽ là người “bù đắp” tình cảm cho trẻ khi làm quen với sự xa cách từ gia đình.

Bà Huệ nhấn mạnh, phản ứng của cha mẹ quyết định rất nhiều đến hứng thú học tập của con. Không ít phụ huynh đưa con đến trường mà tâm trạng họ cũng bất an, luôn bịn rịn khi trẻ vào lớp, đón trẻ là ôm lấy hỏi dồn dập như có mẹ đây rồi, con có bị làm sao không… thì lo lắng đó sẽ truyền qua đứa trẻ. Vì thế trước hết bố mẹ cần tin tưởng, thấy yên tâm khi con đến trường thì mới giảm được cảm giác lo sợ cho con.

Bác sĩ Nguyễn Văn Ca (Phó khoa Tâm thần kinh, bệnh viện 175) cho hay, khi trẻ đi học có các triệu chứng nôn ói, đau đầu, đau bụng… cần phải xác định rõ là biểu hiện của rối loạn chia ly hay là bệnh lý để có đúng phương pháp khắc phục phù hợp vì rất dễ bị nhẫm lẫn.

Với trẻ sợ đi học, trước vài ngày ngày nhập học, bác sĩ Ca khuyên phụ huynh nên đưa con đến trường vui chơi, nói với trẻ rằng sắp tới con sẽ đi học ở đây, kể cho con những câu chuyện về thầy cô, bạn bè. Ngoài ra, khi rời cha mẹ, trẻ cần được bù đắp cho sự chia ly để cảm giác mình được an toàn. Vì thế, đòi hỏi người giáo viên phải tình cảm, có kinh nghiệm và kỹ năng sư phạm phù hợp với lứa tuổi. Một trong những cách hiệu quả khác là tìm ngay cho một người bạn cùng lớp để trẻ vừa thích thú và lại yên tâm khi đi học.

Bác sĩ Ca khuyến cáo, với những trẻ gặp phải hội chứng sợ đi học, cần phải khắc phục, điều trị sớm để trẻ không bị ám ảnh nỗi sợ trường lớp có thể ảnh hưởng về lâu dài.

Hoài Nam

Theo dân trí

"Ám ảnh" đồng phục đầu năm

Từ ý nghĩa tốt đẹp ban đầu, những bộ đồng phục dần trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bậc phụ huynh vào mỗi mùa tựu trường.

Mỗi năm một kiểu

Có thể nói, ý nghĩa ban đầu của việc mặc đồng phục chính là làm giảm cách biệt giữa các học sinh, tạo sự gắn bó, hoà đồng giữa học sinh của lớp và toàn trường, bởi khi tất cả cũng ăn mặc giống nhau, việc phân biệt giàu-nghèo, sang-hèn sẽ mất đi.

Tuy nhiên, việc một số trường học quá coi trọng chuyện đồng phục, mẫu mã, màu sắc... rồi bắt học sinh phải đáp ứng khiến nhiều phụ huynh cảm thấy "ám ảnh".

Nhiều phụ huynh phàn nàn, trong mấy năm nay, vừa rục rịch chuẩn bị vào đầu năm học, nhiều trường đã sốt sắng đưa mẫu mã tự thiết kế đồng phục mới cho học sinh trường để đặt hàng các cơ sở sản xuất may hàng loạt với lý do là để tạo nét đặc trưng riêng của trường. Chỉ vì một "nét" đặc trưng này mà rất nhiều phụ huynh chới với.

Chị Nguyễn Thị Quỳnh Chi có con theo học một trường tiểu học tại quận Ba Đình, Hà Nội cho hay: "Năm nay đồng phục của trường thay đổi một chút thôi, mặc dù cháu nhà tôi không lớn hơn năm ngoái đáng kể nhưng vẫn phải mua đồng phục mới. Điều đáng nói là thay đi đổi lại hằng năm nhưng chưa năm nào thấy được bộ đồng phục như ý. Kiểu dáng xấu đã đành, chất liệu lại rất nóng".

Ám ảnh đồng phục đầu năm - Hình 1

Đồng phục học sinh chưa đáp ứng được nhu cầu của phụ huynh.

Theo nhiều phụ huynh, năm nay, đồng phục học sinh đang có xu hướng tăng "đột biến" so với năm trước. Chưa hết, nhiều trường còn đưa ra nhiều quy định "ngặt nghèo" khiến học sinh không dùng được đồng phục của năm trước càng làm các gia đình có thu nhập thấp thực sự lao đao. Đồng phục học sinh lớp 1, 2 về cơ bản kích cỡ như nhau, nhưng in tên lớp khác nhau. Ví dụ như lớp 1A, 2A... nên dù cháu nào học lớp 1A, mặc vừa đồng phục cũ cũng phải bỏ vì lên lớp 2A phải mặc đồng phục in chữ 2A chứ không được giữ nguyên đồng phục in chữ khác.

Cũng như chị Chi, con gái chị Nguyễn Thị Nga (Tây Hồ, Hà Nội) vừa trúng tuyển vào một trường THPT có tiếng trên địa bàn thủ đô. Trong giấy nhập học, khoản đồng phục đầu năm gia đình phải đóng là 798.000 đồng, trong đó có 2 áo sơ mi, quần âu, áo khoác mùa đông.

Chị than thở, ngoài đồng phục học sinh, danh sách các khoản đóng góp đầu năm nhà trường đưa ra còn có rất nhiều khoản, số tiền phải đóng lên tới vài triệu đồng. Theo chị, đồng phục do nhà trường liên kết với công ty may, do sản xuất hàng loạt nên các cơ sở may rất sát để tiết kiệm vải, chất liệu thì dày, dễ nhàu.

Chị phàn nàn: "Quần áo pha nilon nhiều quá, đi lại cứ xột xoạt, mùa đông thì lạnh mà mùa hè thì nóng. Biết là đắt nhưng tôi không thể không mua, để cháu mặc giống bạn bè".

Chất liệu kém, giá "trên trời"

Điều mà phụ huynh phàn nàn nhiều nhất, thường xuyên nhất không phải kiểu dáng mà chính là chất liệu đồng phục.

Chất liệu xấu, gây khó chịu nên đồng phục trở thành nỗi sợ đối với học sinh. Ngoài bộ đồng phục hằng ngày, vài năm gần đây, nhiều trường còn quy định học sinh phải mặc đồng phục thể thao dành cho giờ học thể dục.

Với học sinh bậc trung học thì quy định này còn có vẻ hợp lý, nhưng với bậc tiểu học thì cứ nhắc đến đồng phục thể thao là các ông bố, bà mẹ lại lắc đầu ngao ngán vì chất liệu của loại đồng phục này quá khó chịu. Một phụ huynh có con học Trường tiểu học Kim Liên (Hà Nội) cho biết: "Một tuần cháu có hai giờ học thể dục, nhưng cả ngày hôm đó cháu phải mặc đồng phục thể thao vì có mang đi thì các cháu cũng không có chỗ nào để thay. Những ngày mùa đông thì chịu khó được, chứ ngày hè mặc như vậy chắc chắn rất có hại cho sức khỏe vì chất liệu không thấm mồ hôi".

Tuy vậy, không hẳn đồng phục nào cũng chất lượng kém. Rất nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội có đồng phục khá bắt mắt, thời trang, chất vải tốt và đương nhiên, số tiền phụ huynh bỏ ra cho mỗi bộ đồng phục như thế không hề nhỏ.

Ám ảnh đồng phục đầu năm - Hình 2

THPT Chu Văn An là một trong những trường đầu tư "mạnh tay" vào đồng phục học sinh.

Trường phổ thông đa cấp Olympia (Hà Nội) có giá đồng phục khá choáng với nhiều người. Giá 2 bộ đồng phục đầy đủ cho cả mùa đông và mùa hè của học sinh tiểu học: Nam 4.268.000 đồng, nữ 4.466.000 đồng THCS: Nam 5.632.000 đồng, nữ 4.554.000 đồng THPT: Nam 6.710.000 đồng, nữ 5.830.000 đồng. Đồng phục của Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) cũng ngót nghét 2 triệu đồng/bộ với áo sơ mi, váy (nữ), quần âu (nam), vét và áo khoác mùa đông.

Với những học sinh có điều kiện kinh tế khá giả thì việc sở hữu một bộ đồng phục có giá tiền triệu là điều dễ dàng, nhưng không phải gia đình nào cũng có thể bỏ ra khoản tiền lớn như vậy vào đồng phục cho con. Bởi ngoài đồng phục, phụ huynh còn phải đóng rất nhiều khoản khác như tiền học phí, tiền xây dựng trường, hội phụ huynh...

Nhận thấy những bức xúc của phụ huynh và học sinh về đồng phục, vào ngày 3/8/2012, Sở GD-ĐT Hà Nội đã thông báo đến các trường về quy định trang phục đồng phục cho giáo viên, học sinh trước năm học mới.

Theo đó, các trường cần thực hiện quy định về đồng phục tùy theo khả năng, điều kiện kinh tế và phải có sự thống nhất cao của cha, mẹ học sinh. Việc trang bị đồng phục của các trường phải đảm bảo đúng phương thức mua sắm, đúng kích cỡ, màu sắc, logo của trường, giá cả, thủ tục thanh, quyết toán theo quy định của tài chính đảm bảo công khai, dân chủ.

Rõ ràng, ở các trường phần đông học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn chưa thể thay đổi mẫu mã đồng phục đẹp hơn, thì việc nâng cao hơn nữa về chất lượng và kiểu dáng cho phù hợp là cần thiết. Còn đối với những trường có điều kiện thay đổi mẫu mã, nên chú trọng khâu thiết kế để đồng phục đồng bộ và đẹp mắt.

Mặt khác, nhà trường nên dành thời gian tham khảo, lấy ý kiến rộng rãi trong học sinh về đồng phục, chứ không nên chỉ dựa chủ yếu vào các thầy cô và Ban phụ huynh trường như hiện nay. Nhà trường cũng nên công khai địa chỉ các cơ sở may để mọi người dễ dàng đến đó mua thêm hoặc may đo theo nhu cầu, tránh tình trạng độc quyền mẫu mã, "ép" học sinh phải may đồng phục tại trường.

Theo Vương Tâm

Theo Petrotimes

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Kỳ Duyên được gọi tên Á hậu 1 trước giờ G chung kết Miss Universe
07:21:30 17/11/2024
Mỹ nhân đẹp đến mức được người dân dựng tượng, thờ tụng như nữ thần
07:39:26 17/11/2024
Ngày cưới, em dâu vừa bước ra thì toàn hội trường vang lên tiếng bàn tán ồn ào, đại diện nhà trai nhà gái chỉ muốn "độn thổ" vì xấu hổ
07:57:40 17/11/2024
Thông gia tự dưng gọi điện bảo mẹ tôi nấu đồ ăn gửi sang rồi đưa ra đề nghị khiến 2 bên gia đình sứt mẻ
07:49:02 17/11/2024
Hoàng Thuỳ sượng trân, nghi vấn bị "ghẻ lạnh" vì 1 hành động của vị chủ tịch?
07:45:25 17/11/2024
Vừa xây xong căn nhà 2 tỷ, chồng đã bảo em gái đưa con đến ở cùng vì lý do "chị dâu cũng thương em mà" khiến tôi mất ăn mất ngủ
07:53:09 17/11/2024
Cô hàng xóm nóng bỏng vừa chuyển đến được 2 tháng, gia đình tôi đứng bên bờ đổ vỡ
07:18:43 17/11/2024
Nhan sắc xinh đẹp của người đẹp được dự đoán đăng quang Miss Universe 2024
08:19:54 17/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sẽ thật tiếc nếu không ăn loại rau này vào mùa đông: Là "vua rau củ", rẻ tiền nhưng làm món ăn ngon lại tốt sức khỏe

Ẩm thực

10:22:03 17/11/2024
Dù hình thức không bắt mắt cho lắm nhưng loại rau củ này được ví là nhân sâm trắng vì có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ sức khỏe tổng thể,

Chính thức: Hoa hậu Kỳ Duyên dừng chân trước Top 12 Miss Universe

Sao việt

10:12:07 17/11/2024
Sau hơn 3 tuần chinh chiến, 125 thí sinh của cuộc thi Miss Universe 2024 chính thức bước vào đêm thi chung kết. Chủ nhân của chiếc vương miện danh giá sẽ lộ diện sau loạt phần thi hấp dẫn.

"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim

Netizen

10:06:39 17/11/2024
Nhân ngày 220/11, các em nhỏ ở Lào Cai đã mang theo những món quà kèm lời chúc có một không hai dành tặng cô giáo của mình.

Điên cuồng những đêm "cháy phố" sinh tử (bài 1)

Pháp luật

10:04:33 17/11/2024
Bỏ học, lêu lổng, không có sự quản lý của gia đình, người thân và bị ảnh hưởng, lôi kéo bởi đám bạn xấu, mạng xã hội độc hại, không ít thanh, thiếu niên đã tụ tập với nhau trở thành tội phạm đường phố.

Sao nam Gen Z gây sốc khi đăng ảnh nhạy cảm sau ồn ào tặng fan bao cao su

Sao châu á

09:56:09 17/11/2024
Vào ngày 11/11 vừa qua, nam idol Eric (The Boyz) trở thành tâm điểm vì công khai đăng ảnh gửi tặng bao cao su đến fan.

10 thói quen của tôi được cư dân mạng khen ngợi: Đặc biệt điều số 6 giúp tôi tránh xa bệnh tật

Sáng tạo

09:38:35 17/11/2024
Sau khi chia sẻ về những thói quen sống của bản thân lên 1 diễn đàn trên mạng, tôi hết sức bất ngờ vì được cư dân mạng khen ngợi tới tấp.

Game "gợi cảm" nhất 2024 tiếp tục mời hot girl nhập vai cho DLC mới, nhan sắc đỉnh chóp khiến người chơi phấn khích

Mọt game

09:27:18 17/11/2024
Nhan sắc của cô nàng hot girl này đang khiến các fan mong mỏi DLC của tựa game hơn bao giờ hết. Không thể phủ nhận Stellar Blade là một trong những tựa game đáng chú ý nhất của năm 2024 này.

Chồng mất đã 7 năm nhưng nhà chồng vẫn bày đủ trò để ngăn chị tôi tái hôn

Góc tâm tình

09:22:43 17/11/2024
Nghe tôi chuẩn bị tái hôn với 1 doanh nhân thành đạt, mẹ chồng kéo họ hàng tới quấy phá với đủ chiêu trò khác nhau.

Lên Tà Xùa săn... mây

Du lịch

09:10:14 17/11/2024
Mây ở Tà Xùa lúc thì đổ dồn vào các khe núi sâu thẳm, lúc thì cuồn cuộn lên cao như dòng thác khổng lồ, khiến khung cảnh thêm phần sống động và huyền ảo.

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI

Thế giới

08:53:26 17/11/2024
Tỉ phú Elon Musk đã bổ sung Microsoft vào phần bị đơn trong đơn kiện của ông đối với công ty trí tuệ nhân tạo OpenAI.

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

Tin nổi bật

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.