Làm thế nào diện giày cao gót một cách thoải mái, tự tin?
5 lưu ý nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi đi giày cao gót.
Giày cao gót là món đồ không thể thiếu của tất cả chị em, chúng đem đến cho họ vẻ đẹp nữ tính, sang trọng, giúp ăn gian chiều cao và có dáng đi uyển chuyển, quyến rũ. Tuy nhiên, chúng cũng không ít lần khiến đôi chân bạn cảm thấy đau nhức và nếu chịu đựng như vậy một thời gian dài sẽ dẫn đến căng cơ, đau khớp, thay đổi cấu trúc xương…Mặc dù chúng có tác dụng không nhỏ trong việc tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ nhưng chúng cũng khiến họ gặp phải những vấn đề về sức khỏe và thật tệ là họ vẫn phải gắn bó với những đôi giày cao gót. Dưới đây là 5 lưu ý nhỏ giúp bạn thoải mái hơn khi đi giày cao gót và giảm bớt tác hại của chúng đối với sức khỏe.
1. Vị trí gót chân
Nếu gót chân bị trượt quá xa so với gót giày, bạn cần xem xét lại bởi điều đó sẽ khiến trọng lượng cơ thể của bạn được hỗ trợ không đúng cách và dễ gây mất thăng bằng khi bước đi. Tốt nhất nên chọn những đôi giày không quá dốc và có phần đế giữa (phần đế dốc giữa mũi giày và đế giày) cứng cáp để giúp bạn đi lại thoải mái.
2. Đệm đế dày
Một đôi giày cao gót sẽ trở nên thoải mái hơn nếu bạn lót một lớp đệm lót, đặc biệt là đối với những đôi giày có chất liệu cứng. Những đôi giày đế platform sẽ là lựa chọn hợp lý hoặc nếu không thích những đôi giày cao gót với phần đế có phần thô cứng này, bạn có thể sử dụng miếng lót trong chất liệu gel, hoặc da mềm cho đôi giày cao gót đế mỏng mà mình yêu thích.
3. Không chọn giày đế cứng
Những đôi guốc cứng nhắc làm bằng gỗ thường gây đau đớn cho đôi chân nếu phải di chuyển trong một thời gian dài bởi chúng khá nặng và cứng, lại dễ trơn trượt. Vì vậy bạn có thể lót một lớp lót giày bằng cao su mềm để giảm đau nhức và hạn chế chọn mua loại giày này nếu không quá cần thiết.
Video đang HOT
4. Lựa chọn phần đế trước dày
Phần đế trước mỏng sẽ khiến bạn bị đau gan bàn chân, đặc biệt là phần gần ngón chân, bởi khi đi giày cao, trọng lượng cơ thể luôn bị dồn hết vào phần này. Hãy lựa chọn những đôi cao gót với phần đế trước dày dặn, chất liệu mềm mại tạo cảm giác êm ái cho đôi chân.
5. Dây đai chắc chắn
Nếu lựa chọn những đôi guốc quá cao, những mẫu thiết kế có quai luôn là sự lựa chọn hàng đầu nếu bạn không muốn chúng liên tục bị tuột khỏi chân do mất thăng bằng.
Theo Trithuctre
9 dấu hiệu bất thường ở chân cảnh báo cơ thể mang bệnh hiểm
Những thay đổi bất thường ở chân đều là dấu hiệu đầu tiên của những rắc rối nghiêm trọng về sức khỏe.
Chân là bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng bởi dây thần kinh do ở xa tim và cột sống nhất nhưng thường ít được quan tâm. Những thay đổi bất thường ở da, móng và cảm giác "la" đều là dấu hiệu đầu tiên của những rắc rối nghiêm trọng về sức khỏe.
Ngón chân không có lông
Khi ngón chân đột nhiên bị "hói" lông, đo có thể là dấu hiệu máu không lưu thông đủ đến chân để nuôi sống lông. Nên đến bác sĩ kiểm tra xung động ở chân để xem tim có bơm đủ máu đến chân không.
Thường xuyên bị chuột rút
Mất nước thường làm cơ bắp bị chuột rút, vì vậy, nên uống đủ nước. Đồng thời cũng nên bổ sung thêm kali, magiê và canxi. Để giảm nhẹ, ngâm chân trong nước ấm và duỗi chân hướng lên mũi, không hướng xuống. Nếu không bớt nên đi khám.
Vết loét không lành
Mức đường trong máu không kiểm soát được có thể làm dây thần kinh đi xuống chân bị tổn thương, vì vậy, bạn không có cảm giác khi bị vết cắt hoặc cào xước, nếu nghiêm trọng phải cắt cụt chi. Ngoài ra, vết loét không lành còn có thể do bị ung thư da, khối u ác tính có thể đột ngột xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, thậm chí giữa hai ngón chân nên cần kiểm tra da chân định kỳ.
Chân luôn luôn lạnh
Tuyến giáp hoạt động giảm khi tuổi trên 40. Sự suy giáp không chỉ làm lạnh chân mà còn làm tóc rụng, mêt mỏi, tăng cân và trầm cảm. Hãy kiểm tra và điều trị cho chân ấm áp trở lại.
Ngón chân bỗng dưng sưng phù
Khớp đau, đỏ, nóng rát, sưng phù thường do bệnh gút, viêm khớp, viêm nhiễm gây ra và cần nhanh chóng điều trị.
Bị tê chân
Bị tê hai chân thường là dấu hiệu rối loạn ngoại vi hệ thần kinh, đa phần gây ra bởi bệnh tiểu đường, chứng nghiện rượu mãn tính hoặc hiệu ứng của hóa trị. Nếu chỉ bị tê một chân, có thể là dây thần kinh bị ép chặt ở chân, mắt cá và lòng bàn chân, thông thường do mang giày quá chật trong thời gian dài.
Gót chân đau
Gót chân bị đau do dây chằng đỡ bàn chân bị căng, cho dù bạn mang giày quá chật, đi dép xỏ quai hay đi giày đế mềm, đều không làm giảm đau. Đó có thể là dấu hiệu viêm màng gân ở lòng bàn chân. Hãy giảm vận động, mang giày thoải mái và tập luyện duỗi chân hàng ngày.
Da có vảy, ngứa ngáy hoặc bong tróc
Thông thường do bị nhiễm nấm. có thể điều trị bằng cách thoa kem chống nấm, luôn giữ cho chân khô thoáng và mát suốt cả ngày. Nếu không bị nhiễm nấm, có thể do chàm bội nhiễm hoặc vảy nến, cần phải đi kiểm tra mới xác định được.
Móng chân vàng
Móng chân thường bị vàng tự nhiên khi lớn tuổi hoặc sơn móng chân trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nếu kèm theo hiện tượng giòn, dễ gãy hoặc dễ bong tróc, đó có thể là dấu hiệu bị viêm nhiễm do nấm, có thể dùng giấm để làm nhạt bớt.
Trí Thức Trẻ
Gót sen mềm mịn nhờ... nước súc miệng Đúng vậy, bạn không nghe nhầm đâu! Đôi gót chân khô mốc và chai sần của tôi đã lột xác hoàn toàn chỉ sau 10 phút ngâm trong dung dịch nước ấm pha nước súc miệng và giấm trắng. Cùng với ánh mắt, nụ cười, đôi gót sen hồng hào cũng chính là nét duyên thầm của người con gái. Tôi từng không...