Làm thế nào để việc học tập ở giảng đường trở nên hiệu quả nhất?
Bạn đã tự hỏi tại sao mình không thể đạt được kết quả học tập như mong muốn? Vấn đề không phải bạn có thông minh hay không mà có thể nguyên nhân đến từ phương pháp học tập!
Xem lại các bước sau đây, và bắt đầu từ những thay đổi đơn giản bạn có thể làm, chẳng mấy chốc bạn sẽ đạt được những mục tiêu mà mình hướng tới.
1. Đặt mục tiêu
Mục tiêu, cả ngắn và dài hạn, là một cách tuyệt vời để đo lường thành công của bạn. Không có các mục tiêu rõ ràng, bạn không có động lực để phấn đấu trong các khóa học. Nếu đặt mục tiêu cụ thể cho chính mình, bạn sẽ trở nên linh hoạt hơn và đo lường được mức độ hoàn thành trong những mục tiêu đó. Tuy nhiên cần đảm bảo mục tiêu của bạn là thực tế, có khả năng hoàn thành và có thể đặt mục tiêu cao hơn khi đã đạt được mục tiêu đầu tiên.
2. Tuân thủ lịch trình học tập
Lập kế hoạch và tuân thủ nghiêm túc lịch trình học tập là rất quan trọng để duy trì việc học tập lành mạnh. Khi việc học trở thành thói quen hàng ngày, sinh viên sẽ hạn chế được sự trì hoãn.
3. Nghỉ ngơi tốt
Nếu có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo sức khỏe và luôn tỉnh táo bạn chắc chắn sẽ tiếp thu được những kiến thức trong các bài giảng trên lớp cũng như tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khóa, CLB ở trường.
4. Tận dụng tốt các tài nguyên giáo dục tại trường
Ngoài lớp học, có nhiều nguồn lực sẵn có để giúp sinh viên nâng cao việc học của mình. Sử dụng nguồn lực của trường để thiết lập các mục tiêu và tạo ra những thói quen học tập tích cực giúp ích rất nhiều cho sự thành công của sinh viên. Những bài giảng trực tuyến, thư viện hay phòng nghiên cứu… sinh viên hãy tận dụng những tài nguyên này. Ngoài ra, nhiều trường cung cấp các lớp dạy bổ túc miễn phí cho sinh viên, bạn có thể tham gia.
Video đang HOT
5. Sắp xếp thời gian học t ập hợp lý
Sinh viên nên tránh tình trạng “nước đến chân mới chạy”, kiến thức bị nhồi nhét khiến việc học không hiệu quả. Kiến thứ chắc chắn sẽ dễ dàng tiếp thu hơn khi khi được học từng bước vào khung giờ hợp lý. Bạn cũng không nên thức quá khuya để học gây ảnh hưởng sức khỏe.
6. Ghi chép hiệu quả
Đã bao giờ bạn nhìn lại vở ghi chép của mình khi có thời gian để học tập cho kỳ thi và thấy rằng mình không thể đọc được hoặc khó hiểu? Lắng nghe và ghi chép tích cực trong lớp học không chỉ đảm bảo việc ghi lại các thông tin chính xác mà cần rõ ràng, mạch lạc, ghi chú được những điều thầy cô dặn dò, lưu ý.
Nếu giảng viên nói nhanh khi dạy thì việc ghi tắt có thể giúp ích cho bạn trong việc tiết kiệm thời gian và ghi đầy đủ. Sử dụng điện thoại/máy tính trong khi học có phải là một ý hay hay không? Điều này tùy vào việc bạn sử dụng như thế nào. Và đây là một trong những phương tiện ghi chú dễ dàng và tiện lợi mà bạn có thể sử dụng.
7. Tham gia các hoạt động ngoại khóa
Sinh viên nên cố gắng tham gia các hoạt động ngoại khóa, chẳng hạn như các câu lạc bộ thể thao hoặc câu lạc bộ âm nhạc… Các hoạt động ngoại khóa làm tăng kinh nghiệm đại học tổng thể cho sinh viên, góp phần tích cực vào quá trình học tập và hỗ trợ cân bằng kỹ năng lập kế hoạch.
8. Học tập cùng bạn bè
Hợp tác với các sinh viên khác là một cách tuyệt vời để học tập. Hãy thử tìm những sinh viên khác trong lớp của bạn chứ không phải bạn bè của bạn tránh việc học ít, tám chuyện nhiều và bạn có có thể mở rộng nhóm học và tăng khả năng tập trung vào việc học hơn.
Trong quá trình học nhóm, sinh viên có thể học hỏi nhiều hơn thông qua việc học bằng cách giảng dạy cho nhau. Khi giải thích các khái niệm với nhau, sinh viên có thể học hỏi và thu thập thông tin dễ dàng hơn.
9. Đi học đầy đủ
Mỗi buổi học là thời gian chúng ta dành cho việc học tập, thảo luận những vấn đề theo những chuyên đề khác nhau. Vì vậy, mỗi lần bạn nghỉ học – đặc biệt là những lớp học chỉ một buổi/một tuần thì bạn đã bỏ lỡ một khoảng thời gian học tập kha khá đó.
Khi bạn nghỉ, những sinh viên khác vẫn miệt mài học tập và đương nhiên, nếu nghỉ học thường xuyên bạn sẽ bị hổng kiến thức, không theo kịp bạn bè. Do đó, hãy tham gia đầy đủ các buổi học. Nếu có việc băt buộc phải nghỉ, bạn có thể xem lại bài giảng trực tuyến hoặc ghi chép của bạn bè.
10. Thật sự tham gia vào buổi học
Đi học đầy đủ là một chuyện nhưng chú ý và thật sự tham gia vào lớp học lại là chuyện khác. Đến lớp chỉ phục vụ cho việc điểm danh thì việc học của bạn sẽ giậm chân tại chỗ. Nếu bạn thật sự nghe giảng, bạn sẽ có thể có những câu hỏi, đừng ngại ngần nói lên ý kiến với giảng viên của mình.
Nếu bạn quá nhút nhát trong một lớp học lớn, chờ đợi và hỏi giảng viên sau giờ học hoặc trong giờ làm việc. Tuy nhiên, điều quan trọng cần biết là nếu bạn có câu hỏi, có thể các sinh viên khác cũng có câu hỏi tương tự nên hãy chú ý tập trung trong buổi học nhé, việc học tập sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Theo Trí Thức Trẻ
Giảng viên chỉ ra nhiều hạn chế trong dạy tiếng Anh bậc đại học
Phương pháp dạy, chương trình đào tạo, thái độ của người học... được ông Cường cho là hạn chế của việc dạy và học tiếng Anh ở đại học.
Tại hội thảo Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trong bối cảnh hội nhập và tự chủ do Đại học Nông Lâm TP HCM tổ chức ngày 6/10, TS Phạm Huy Cường (Phó trưởng bộ môn Ngoại ngữ, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP HCM) cho biết, khảo sát hơn 100 doanh nghiệp ở Việt Nam có tới 70% trả lời rất cần tiếng Anh trong công việc. Đa số cho rằng có nhân sự thông thạo ngoại ngữ là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế, tăng tính hội nhập, nâng cao vị thế người lao động trong hội nhập.
Tuy nhiên, ông Cường khẳng định hiệu quả của việc dạy và học tiếng Anh bậc đại học khá thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Dù hầu hết giảng viên các trường đều đạt yêu cầu chuyên môn, được trang bị tốt phương pháp giảng dạy nhưng khá ít người vận dụng hoặc ít có động lực để làm việc này. Bởi khối lượng kiên thức cần truyền tải khá nhiều trong khi thời gian, cách bố trí lớp học chưa hợp lý.
Yếu tố văn hóa, phong cách người thầy và quan hệ giữa giảng viên - sinh viên cũng ảnh hưởng đến không khí lớp học và chất lượng bài giảng. "Trong khi các giảng viên nước ngoài linh hoạt tổ chức lớp học, tạo không khí sôi động, quan hệ thân thiết với sinh viên thì giảng viên người Việt còn khá e dè", ông nói.
Một đợt khảo sát năng lực bằng tiếng Anh ở trường đại học tại TP HCM. Ảnh: Mạnh Tùng
Hầu hết chương trình đào tạo dựa vào nguồn tài liệu nước ngoài với nhiều ưu điểm, song lại tạo khoảng cách khác biệt về văn hóa với sinh viên Việt Nam. "Với các chương trình chuyên ngành như tiếng Anh thương mại, luật, du lịch... giảng viên chỉ có kiến thức ngôn ngữ mà hạn chế kiến thức chuyên ngành", ông Cường phân tích.
Việc thiết kế và triển khai chương trình đào tạo của các trường cũng ít tham khảo chuyên gia, nhà tuyển dụng và nhu cầu của người lao động nên nội dung học chưa hữu dụng cho sinh viên.
Phần lớn sinh viên ít có động lực học tiếng Anh bởi chưa hiểu được giá trị của nó. Giảng viên này cho rằng, việc dạy và học tiếng Anh cần chú ý tới yếu tố người học, quá trình và diễn biến tâm lý của họ.
Môi trường thực hành tiếng Anh ở các trường hiện chủ yếu diễn ra ở khuôn khổ lớp học, cùng với hạn chế về thời gian dẫn đến hiệu quả học không cao.
Hầu hết việc kiểm tra tại các trường theo hướng đánh giá kết quả học tập thay vì cải thiện hiệu quả dạy và học. Việc thiết kế và biên soạn đề thi khi dựa vào nhân sự Việt Nam cũng ảnh hưởng đến độ chuẩn xác của đề và đánh giá các kỹ năng.
"Các quy chuẩn đầu ra cũng thường dựa vào bài thi đánh giá năng lực như TOEIC, TOEFL, IELTS... dễ dẫn đến việc dạy và học chạy theo các bài thi hơn là hoàn thiện kỹ năng cho sinh viên", ông cho biết thêm.
Theo TS Trần Đình Lý (Trưởng phòng Đào tạo Đại học Nông Lâm TP HCM), việc đổi mới giảng dạy ngoại ngữ không chuyên là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học trong bối cảnh hội nhập.
"Mục tiêu phải đào tạo tiếng Anh hoặc Pháp theo chuẩn quốc tế làm sao để sinh viên ra trường có thể sử dụng các ngoại ngữ này trong công việc và có thể học tiếp để nâng cao trình độ", ông Lý nói.
Biện pháp được ông đưa ra là tổ chức các lớp đào tạo ngoại ngữ đúng trình độ và yêu cầu chuẩn đầu ra với sinh viên, đồng thời đổi mới giáo trình, cải tiến cách dạy.
Theo VNN
Cận cảnh 'tòa nhà thế kỷ' tại ĐH Kinh tế Quốc dân Sau hơn một thập kỷ chờ đợi, giảng đường A2, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) với kiến trúc Pháp hiện đại, đã được đưa vào sử dụng trong sự háo hức, mong chờ của thầy và trò. Được khởi công từ cuối năm 2003 với diện tích sàn 96.000 m2, đến nay, "tòa nhà thế kỷ" - tên gọi giảng đường...