Làm thế nào để tiết kiệm khi du học Mỹ?
Nếu chọn trường miễn hoặc có phí nộp đơn thấp, ở ngoại ô, bạn mất khoảng 9.000 USD một năm, thấp hơn một nửa mức trung bình tại Mỹ.
Khai thác tối đa nguồn lực để tồn tại ở Mỹ là mong ước của mọi du học sinh, nhất là khi Covid-19 khiến cơ hội việc làm ít hơn trước. Trang US News and World Report giới thiệu một số cách để sinh viên quốc tế tiết kiệm khi du học Mỹ.
Nộp hồ sơ vào trường miễn hoặc có phí nộp đơn thấp
Một số trường, chẳng hạn Đại học Tulane ở Louisiana, Đại học Loyala ở Chicago, không tính phí đăng ký và nhiều trường khác có mức phí khá dễ chịu. Bạn nên cân nhắc lựa chọn các trường này nếu không có học bổng, bởi nhiều trường vẫn có thứ hạng tương đối cao và cung cấp nền giáo dục chất lượng.
Với du học sinh, chi phí cơ bản của năm học 2020-2021 là 18.490 USD (khoảng 430 triệu đồng), bao gồm học phí, chi phí ăn ở mức rẻ nhất, bảo hiểm y tế và 500 USD mỗi kỳ cho tiền sách và tài liệu. Tại Đại học bang Menidji, tổng chi phí cho năm học 2020-2021 là 9.245 USD, rẻ hơn một nửa với mức trung bình.
Các chuyên gia cho biết, sinh viên quốc tế có thể giảm chi phí bằng cách theo học một trường cao đẳng cộng động trong hai năm, sau đó chuyển tiếp học đại học bốn năm. Ví dụ, nếu học Cao đẳng cộng đồng Mesa ở Arizone, bạn mất 8.010 USD một năm, còn ở Cao đẳng thành phố Pasadena, bang California là 8.538 USD.
Ảnh: Apply Zones
Làm việc ở trường
Video đang HOT
Sau khi nhập học tại một trường của Mỹ, du học sinh có thể tiếp tục tiết kiệm tiền bằng cách lập kế hoạch làm thêm ngay trong khuôn viên trường, chẳng hạn ở hiệu sách, căng tin, thư viện, phòng máy tính hoặc gia sư. Ngoài tăng thu nhập, bạn có thể kết bạn thông qua công việc này, có thêm nhiều kỷ niệm trong thời gian du học.
Tuy nhiên, khi Covid-19 còn diễn biến phức tạp tại Mỹ, bạn cần chuẩn bị tinh thần học online và việc làm thêm sẽ không khả thi. Trường hợp này, bạn có thể kết nối với các giáo sư hoặc cựu sinh viên để nhờ giới thiệu công việc khác.
Đặng Minh Anh, đến từ Việt Nam, đang học chuyên ngành Hóa – Sinh tại Đại học St Thomas ở Minnesota, cho biết từ khi sang Mỹ vào năm 2019, cô có nhiều công việc trong khuôn viên trường, đáp ứng thời gian 20 giờ/tuần mà du học sinh được cho phép làm thêm.
“Tôi dành 10 giờ làm việc với giáo sư của mình trong một dự án nghiên cứu liên quan chặt chẽ đến chuyên ngành tôi đang học. Thời gian còn lại, tôi làm trợ giảng tại phòng thí nghiệm hóa học và nhân viên phục vụ tại một nhà hàng ngay trong trường”, Minh Anh nói. Thu nhập từ những công việc này giúp cô đủ trang trải chi phí hàng tháng, bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và thức ăn.
Cắt giảm chi phí không cần thiết
Các chuyên gia khuyến nghị du học sinh nên lập kế hoạch chi tiêu cho mọi thứ, từ sách vở đến tiền du lịch, trước khi đến Mỹ để tránh phát sinh chi phí. Nguồn lực các bạn có nhiều nhất chính là tư cách sinh viên. Do đó, trong bất kỳ việc gì, bạn có thể tìm hiểu xem có giảm giá hoặc ưu đãi nào khác dành cho sinh viên hay không. Với tài liệu và sách tham khảo, việc kết nối với cựu học sinh và xin tài liệu cũ là lựa chọn hợp lý.
Nguyễn Tiến Dũng, du học sinh người Việt Nam, đang học ngành Quản lý tại Đại học Illinois tại Chicago, chia sẻ mua sắm trực tuyến là thứ khiến bạn dễ mất tiền vào những đồ dùng không thật sự thiết yếu nhất. “Tôi chỉ xem những gì mình thực sự cần và hạn chế mua những món đồ như quần áo, đồ ăn nhẹ hoặc các mặt hàng được gợi ý ngẫu nhiên”, Dũng nói.
Sống ngoài khuôn viên trường
Nghe có vẻ vô lý nhưng không phải lúc nào việc sống trong ký túc xá cũng có chi phí thấp hơn bên ngoài. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể được một gia đình người bản địa cho phép ở chung, thuê nhà giá rẻ dành cho sinh viên nên chi phí ăn, ở sẽ được tiết kiệm đáng kể.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, chi phí đi lại từ nơi ở đến trường sẽ cao hơn. Bạn cần so sánh các lựa chọn để tìm ra phương án tiết kiệm nhất. Một lời khuyên của chuyên gia là bạn có thể đến văn phòng dịch vụ hỗ trợ sinh viên quốc tế của các trường, hỏi về các căn hộ cho thuê và phương tiện hỗ trợ đi lại nếu có.
Phũ tình 6 năm để quyết lấy chồng giàu, hối hận khi thấy "sổ gia truyền" của nhà chồng
Sống tiết kiệm là điều mà tất cả chúng ta đều nên làm vì ngày mai có thể xảy đến điều gì chúng ta không thể đoán định trước. Tuy nhiên, có những thứ tiết kiệm quá là tự đẩy mình vào khổ sở, không thể hưởng thụ những điều tốt đẹp mà mình xứng đáng.
Tài sản có nhiều đến đâu mà hoang phí thì cũng miệng ăn núi lở. Thế nhưng chi tiêu hợp lý và sống tằn tiện lại là hai chuyện khác nhau. Có những thứ tiết kiệm quá là tự đẩy mình vào khổ sở, không thể hưởng thụ những điều tốt đẹp mà mình xứng đáng. Sau khi chia sẻ những dòng tâm sự của mình, cô nàng T.T.H (24 tuổi, Lạng Sơn) đã nhận được nhiều sự quan tâm cũng như lời động viên, chia sẻ của cư dân mạng.
"Khóc trong ô tô còn hơn cười sau xe đạp. Câu nói này chắc chị em ai cũng từng nghe. Em không dám khuyên ai làm gì vì ngẫm thấy đời mình còn chẳng quyết được đúng đắn, chỉ là muốn kể chuyện của mình để chị em suy nghĩ kỹ hơn.
Em có mối tình đầu và cũng là mối tình sâu nặng nhất ở năm cuối cấp 3. Anh ấy là người sống rất đơn giản, không mưu cầu cuộc sống giàu có. Mọi chuyện đều ổn cho đến khi em ra trường và bắt đầu đi làm. Cuộc sống phải bon chen, nỗi lo cơm áo gạo tiền khiến em phải thay đổi suy nghĩ.
Bọn em bắt đầu cãi nhau, em có người mới khi cảm thấy cả hai sẽ không có tương lai khi ở bên cạnh nhau. Em cần nhiều hơn một người chỉ biết đến em, chỉ cần cuộc sống vui vẻ là được.
Em bắt đầu cuộc sống hôn nhân với sếp của một người bạn. Nhà anh ấy rất có điều kiện, vì là con một nên bọn em sống cùng bố mẹ chồng luôn. Thời gian yêu và tìm hiểu quá ngắn nên ngày về làm dâu em mới "vỡ" ra nhiều thứ.
Theo yêu cầu của nhà chồng, em nghỉ ở nhà để quán xuyến việc gia đình. Hỡi ôi chị em nào còn ôm cái mộng không phải đi làm ở nhà chăm chồng con thì quên ngay đi nhé! Vô cùng mất tự do mà ngày nào cũng đủ thứ việc không tên chứ chẳng phải nhàn hạ gì.
Nhà chồng em có một cuốn "sổ gia truyền", mọi chi tiêu trong ngày, từ khoản to tới vài nghìn mua chanh, ớt cũng phải ghi vào đó. Thực sự em đã khốn khổ vì cái sổ đó. Do chưa quen với việc ghi chép nên nhiều hôm em cũng quên, đến lúc mẹ chồng hỏi thì không thể nhớ được số tiền đó mình đã tiêu cái gì. Bà không nói thẳng nhưng nhiều lúc trách như thể em mang tiền đi đâu vậy.
Chặt chẽ tới từng nghìn, nhà chồng em rất có điều kiện nhưng từ ngày lấy nhau tuyệt nhiên chưa có một chuyến du lịch nào hay mời anh em, bạn bè tới nhà ăn cơm. Mọi người đau ốm là tự đi ra hàng thuốc chứ không đi khám vì nói rằng không cần thiết.
Không đi làm, phụ thuộc tiền của chồng nên em cũng không dám đòi hỏi gì nhưng thực sự nhiều khi em thấy hối hận lắm. Phụ nữ là cứ phải độc lập, tiêu tiền mình mới là sướng nhất các chị ạ!".
Sống tiết kiệm là điều mà tất cả chúng ta đều nên làm vì ngày mai có thể xảy đến điều gì chúng ta không thể đoán định trước. Có tiền, mọi chuyện sẽ phần nào dễ dàng hơn, bạn sẽ có thể làm được những điều mình muốn. Tuy nhiên, chi tiêu hợp lý không có nghĩa là luôn sống tằn tiện. Cư dân mạng đã thể hiện những suy nghĩ trái chiều của mình về dòng chia sẻ của cô nàng.
Ảnh minh hoạ.
"Giờ bạn đã hiểu vì sao họ giàu rồi chứ. Đừng nghĩ rằng lấy chồng giàu là sẽ sống cuộc sống ăn chơi, phè phỡn. Thực ra thói quen ghi chép chi tiêu hàng ngày là một thói quen rất tốt. Người giàu luôn biết tiền của mình đi đâu".
"Trời ơi! Tiết kiệm chứ có phải là tằn tiện đâu. Có những khoản đừng nghĩ cứ tiết kiệm là tốt nhé. Riêng việc ốm đau không đi viện mà tự điều trị bằng mua thuốc là mình thấy không ổn rồi. Đầu tư cho sức khoẻ không bao giờ là hoang phí luôn!".
"Chị thì không ủng hộ cách sống tằn tiện nhưng đây là câu chuyện thật để các em gái hiểu rõ hơn về cuộc sống người giàu. Họ quản lý đồng tiền của mình và không hoang phí như nhiều người vẫn tưởng đâu. Phụ nữ luôn cần có tiền và sự độc lập nhất định. Điều em cần làm bây giờ là đi làm và có sự nghiệp của mình".
"Mình cũng là người tiết kiệm, thích sống đơn giản nhưng có những thứ sẽ không ngại bỏ tiền. Đó là tiềm chăm sóc sức khoẻ, du lịch để trải nghiệm, giải toả stress để bắt đầu những điều mới tốt đẹp hơn."
Có những khoản chi sẽ giúp bạn giải toả stress, thêm giải nghiệm cuộc sống, có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động. Nên chi tiền vào đâu, tiêu bao nhiêu là tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi người song đừng cản trở mình đến với những điều tốt đẹp vì suy nghĩ phải tiết kiệm bằng mọi cách.
Trách vợ đãi mẹ chồng lên chơi lại chỉ cơm với tép khô nhưng chỉ 1 tiếng đập bàn ngay sau đó lại khiến anh phải đỏ mặt xuống giọng "Trưa đó, đang chuẩn bị sắp bữa thì mẹ chồng em bất ngờ qua chơi. Nhìn mâm cơm có mỗi bát rau nấu với đĩa tép khô rang đi rang lại...", người vợ kể. Lúc yêu, các cô gái luôn chọn bạn trai với rất nhiều tiêu chuẩn giống với mẫu hình soái ca trong phim ngôn tình. Nhưng khi chọn chồng, họ...