Làm thế nào để một giáo viên dạy tích hợp giỏi cả ba môn học?
Hầu hết giáo viên vẫn quen với cách dạy đơn môn, nhưng từ năm học 2021 – 2022, họ sẽ phải làm quen với dạy học tích hợp 2 đến 3 môn học.
Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, ở bậc trung học cơ sở, các môn Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học là riêng biệt. Nhưng từ năm học 2021- 2022, các môn học này sẽ tích hợp thành hai môn chính gồm: Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lý. Việc tích hợp 5 môn học khiến không ít giáo viên lúng túng.
Chia sẻ tại buổi toạ đàm trực tuyến “Nhu cầu nguồn nhân lực dạy môn học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông 2018″ do báo điện tử VTC News tổ chức ngày 27/4, PGS.TS Mai Văn Hưng – Chủ nhiệm môn Sư phạm Khoa học tự nhiên, khoa Sư phạm, Đại học Giáo dục cho biết, khi tích hợp các môn lại với nhau, một giáo viên được đào tạo đơn môn sẽ phải dạy kiến thức của 3 lĩnh vực nên gặp nhiều khó khăn là điều hoàn toàn có thể nhận thấy.
Vì vậy, chúng ta phải chuẩn bị tốt việc bồi dưỡng liên tục lực lượng giáo viên ở các địa phương chuyển từ dạy đơn môn sang môn tích hợp.
Phó giáo sư Mai Văn Hưng (ngoài cùng bên phải) và tiến sĩ Đoàn Nguyệt Linh (thứ ba từ trái sang).
Mặc dù hiện nay các giáo viên chủ yếu được đào tạo đơn môn, nhưng trong chương trình đào tạo ở các trường sư phạm, học sinh đều được học các kiến thức đại cương của các môn liên quan. Vì thế khi giáo viên chuyển sang dạy tích hợp cũng không quá khó khăn.
Video đang HOT
Ông cho rằng, công tác tổ chức các chương trình bồi dưỡng, tập huấn tốt cho giáo viên thì việc chuyển hình thức sang dạy đa môn học rất thuận lợi.
Tiến sĩ Đoàn Nguyệt Linh – Phó chủ nhiệm bộ môn Sư phạm Ngữ văn và Khoa học xã hội, khoa Sư phạm, Đại học Giáo dục cho rằng, việc dạy học tích hợp thiết lập được các mối quan hệ logic trong học tập. Cái hay trong dạy học tích hợp là lược bỏ những lượng kiến thức không cần thiết, bị trùng lặp, tăng kiến thức cần thiết trong cuộc sống.
Tuy nhiên, ban đầu giáo viên gặp nhiều khó khăn. Giáo viên cũng chưa được trang bị kiến thức liên môn bài bản. Ví dụ như môn Lịch sử, Địa lý, trước đây họ chỉ dạy đơn môn nhưng bây giờ phải tích hợp các môn. Điều khó nhất là nội dung dạy học và năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục, và giáo viên cần thời gian để tổ chức các hoạt động như vậy.
Một khó khăn nữa là hiện nay một tiết học ở lớp chỉ khoảng 45 phút, nên giáo viên cũng băn khoăn thời gian dạy đa môn là tương đối ít.
Theo tiến sĩ Linh, có rất nhiều phương pháp để nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên. Thứ nhất, cần chú trọng dạy cách học chứ không dạy kiến thức. Nghĩa là các hoạt động học tập rèn luyện trong trường đại học sẽ chú trọng rèn luyện để sinh viên gắn kết chặt chẽ giữa kiến thức với thực tiễn cuộc sống. Một loạt các hoạt động chủ đề sẽ được xây dựng để giúp cho các em có thể hoà mình vào môi trường phổ thông.
Hiện Đại học Giáo dục gửi sinh viên về các trường phổ thông vệ tinh từ những năm thứ 2 đến năm thứ 4 để các em có thể quan sát, rèn nghề trong môi trường thực tiễn đó. Tiếp theo, trường cũng sẽ có hệ thống nguồn học liệu. Từ đây, sinh viên sẽ có những tương tác trong môi trường học liệu đó cả về học liệu thực, học liệu số hay thậm chí là môi trường trí tuệ nhân tạo giúp các em học tập và tương tác tốt.
Thứ hai, theo chuyên gia cần chú trọng vào môi trường học tập đa phương tiện, trong đó đặc biệt chú ý đến đối tượng thực tiễn nghề nghiệp. Tức là hầu như nhóm sinh viên nào cũng sẽ có thêm các giáo viên trường THPT hướng dẫn.
Cuối cùng, cần tổ chức các hoạt động sư phạm theo kiểu làm mẫu. Đại học Giáo dục có những phòng thực hành dạy học hay những phòng video để sinh viên có thể dạy hay quay video lại sau đó về xem lại, nhìn lại xem mình cần phải chỉnh sửa như thế nào cho phù hợp.
Ngoài ra, các em có thể dự giờ của các giáo viên phổ thông để từ thực tiễn đó các em có thể bắt chước và phát triển sáng tạo theo cách dạy của mình. Thậm chí, các em sinh viên có thể làm mẫu, nghĩa là các em sinh viên có thể tự đứng lên làm mẫu để dự giờ của nhau trong quá trình dạy học tích hợp.
Đầu tàu đổi mới
Trong dịp tổng kết 4 năm thực hiện mô hình trường điển hình tiên tiến ở Cần Thơ, lãnh đạo ngành GD-ĐT TP đã khẳng định vai trò bước đệm quan trọng của mô hình trong thực hiện Chương trình GDPT mới.
Ảnh minh họa/INT
Theo đó, nhờ chú trọng đổi mới về phương pháp giảng dạy và đánh giá học sinh, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhanh chóng nhập cuộc khi triển khai chương trình mới.
Thực tế này được nhiều cán bộ cốt cán đứng lớp tập huấn cho đội ngũ thực hiện SGK mới chia sẻ. Có nơi, không ít giáo viên còn cảm thấy bỡ ngỡ và bối rối khi lần đầu tiếp cận môn học, hoạt động giáo dục mới trong chương trình. Trong khi đó, tình hình lại khác hoàn toàn ở các trường áp dụng mô hình giáo dục đổi mới. Bởi với thầy cô dạy học ở đơn vị này, chuyện giáo dục qua các hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học hay dạy học tích hợp liên môn ở THCS không phải là điều quá xa lạ.
Các mô hình như: Trường học chất lượng cao (Hà Nội), trường tiên tiến (TPHCM) hay trường điển hình tiên tiến (Cần Thơ)... là những tên gọi khác nhau của mô hình trường công lập tổ chức dạy học đổi mới. Những mô hình này đang là "đầu tàu" trong thực hiện đổi mới giáo dục.
Tại Cần Thơ, triển khai từ năm học 2016 - 2017, đến nay, sau 4 năm thực hiện, mô hình trường điển hình tiên tiến có sức lan tỏa mạnh, tạo ra làn gió mới trong dạy học theo định hướng đổi mới và sáng tạo, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình GDPT mới.
Ở TPHCM, mô hình trường tiên tiến hội nhập phát triển tối ưu nguồn lực sẵn có của các trường công lập, kết hợp thêm sự đóng góp của phụ huynh, tạo ra môi trường học tập mới, hiện đại, giúp học sinh có cơ hội tiếp cận các chuẩn kỹ năng và kiến thức tiên tiến. Tại Hà Nội, các trường chất lượng cao đều là đơn vị tiêu biểu xuất sắc, có nhiều thành tích, luôn đổi mới sáng tạo và đi đầu trong công cuộc đổi mới.
Không thể phủ nhận những ưu điểm mà các mô hình trường học tiên tiến/ chất lượng cao/ điển hình đổi mới mang lại. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, để phát triển rộng hơn không phải dễ. Cần Thơ có tốc độ nhân rộng mô hình trường điển hình tiên tiến khá nhanh, từ 4 trường năm đầu tiên, sau 4 năm lên 53 và dự kiến tới đây sẽ triển khai đại trà. Học phí như trường bình thường nhưng được tạo các điều kiện về cơ sở vật chất và xã hội hóa đó là bí quyết đi nhanh của thành phố này. Dù thế, lãnh đạo nhiều cơ sở giáo dục cho biết, nếu không có sự chung sức đồng thuận, hỗ trợ của phụ huynh, rất khó đạt được mục tiêu.
Mô hình trường tiên tiến, chất lượng cao ở Hà Nội, TPHCM có những đặc thù riêng về học phí, lại càng khó khăn hơn khi đối diện với áp lực dân số. Như tại TPHCM, Đề án xây dựng trường tiên tiến hội nhập xây dựng từ năm 2014, TP định hướng mỗi quận, huyện có ít nhất một trường ở mỗi cấp học thực hiện mô hình này, nhưng đến nay nhiều quận, huyện vẫn chưa làm được, đặc biệt ở cấp tiểu học. Đáp ứng cả hai tiêu chí "tinh về chất, gọn về lượng" là bài toán khó.
Hay ở Hà Nội, mặc dù có thuận lợi về mặt pháp lý nhưng bài toán cân đối thu chi lại khá đau đầu với các trường chất lượng cao. Mô hình chất lượng cao mang lại hiệu quả tốt về đổi mới dạy học nhưng nếu tự chủ hoàn toàn, nguy cơ thu không đủ bù chi là có thật. Trong khi đó, việc tăng mức thu học phí sẽ gây khó khăn cho phụ huynh học sinh...
"Đo ni đóng giày" kịp thời một cơ chế chuẩn cho những mô hình giáo dục mới là việc khó khả thi. Nhưng để các mô hình này đóng vai trò dẫn dắt trong công cuộc đổi mới, hội nhập, đồng thời có điều kiện nhân rộng, phát triển, ngoài sự nỗ lực tự thân của mỗi đơn vị, chắc chắn rất cần sự điều chỉnh cơ chế, phù hợp với đặc thù địa phương.
"Tích hợp" 2-3 môn vào 1 sách như ván đã đóng thuyền, tổ trưởng sẽ rất vất vả Những thầy cô được phân công làm tổ trưởng chuyên môn ở 2 môn tích hợp trong năm học tới sẽ vất vả nhiều hơn các tổ khác, nhất là tổ trưởng môn Khoa học tự nhiên. Đối với các trường học phổ thông, Ban giám hiệu nhà trường là những người chịu trách nhiệm chung trong việc quản lý, giám sát về...