Làm thế nào để không mắc “bẫy” tin giả?
Từ lâu, tin giả đã xuất hiện và tổn tại bên cạnh những thông tin chính thống, được kiểm duyệt. Khi công nghệ ngày càng phát triển, sự xuất hiện của tin giả không chỉ khiến dư luận hoang mang mà còn để lại nhiều hệ lụy khó lường.
Ông Lê Quốc Minh – Phó Tổng Giám đốc Thông tấn Xã Việt Nam trao đổi với VietTimes
Thông tin trên được ông Lê Quốc Minh – Phó Tổng Giám đốc Thông tấn Xã Việt Nam cho biết tại hội thảo “Chính sách nào để ứng phó với tin giả, thông tin không chính xác?” do Hội Truyền thông Số Việt Nam tổ chức chiều nay, 23/12.
Người tung tin giả có nhiều mục đích khác nhau
Theo ông Minh, những người tung tin giả có nhiều mục đích khác nhau. Họ có thể cung cấp tin giả để kiếm lời tử nội dung quảng cáo, bôi nhọ các tổ chức, cá nhân, thậm chí làm nhiễu các thông tin chính thống, khiến các cơ quan truyền thông đại chúng mất uy tín. Nhiều người tung tin giả chỉ vì vui.
Video đang HOT
Cùng với đó, một bộ phận người dân chưa ý thức được việc tung tin giả, tác hại của tin giả, cho rằng tin giả là vấn đề không đáng quan tâm. Có thể thấy, người dân vẫn chưa đủ thông minh để không “mắc bẫy” tin giả.
Trong 3 năm qua, tin giả đã và đang lan truyền một cách rộng rãi, khó phát hiện. Thực tế, không ít các cơ quan báo chí đã đăng nhầm tin giả. Không chỉ Việt Nam mà các quốc gia trên thế giới cũng bị “mắc bẫy” tin giả.
Điều này có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách của các quốc gia, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội. Đáng lo ngại hơn cả, một bộ phận người dân có trình độ, ý thức, tiếp thu công nghệ hiện đại, nhưng lại phát tán tin giả.
Toàn cảnh hội thảo
Hiện, công nghệ ngày càng hiện đại, đã có những phần mềm viết tin tự động như OpenAI – có thể viết tin tự động, rất khó xác định được tin sản xuất ra là do người viết hay do máy viết. Chỉ cần đưa ra một số keyword (từ khóa), hệ thống này có thể tự động tạo ra video mà không cần đến sự can thiệp của con người.
Mới đây, Facebook đã phát hiện và đóng cửa một loạt tài khoản sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra những ID giả, khuôn mặt không hề có thật trên thế giới.
Chủ động ứng phó với tin giả
Để ứng phó hiệu quả với tin giả, các chính trị gia, tổ chức cần đưa ra một khung pháp lý, đồng thời, có trách nhiệm để quản lý tin giả. Facebook đã phải tuyển dụng đội ngũ để kiểm duyệt, google thay đổi thuật toán. Báo chí đóng vai trò quan trọng trong phát hiện, cảnh báo tin giả, phải có hệ thống bài bản, kiểm chứng thông tin.
“Ở bất kỳ thời điểm nào, tin giả cũng được tạo ra để phục vụ những người có nhu cầu. Ngày nay tin giả đã và đang trở thành một trận chiến khi tin giả dần trở thành một hệ thống đi thẳng vào nhận thức của người dân. Nếu tin giả bị tận dung vào các vấn đề chính trị có thể gây ra những hậu quả khôn lường khi công nghệ hiện đại có thể viết được hàng triệu thông tin giả mỗi ngày với nhiều mức độ thuyết phục khác nhau.” – ông Minh nói.
Do đó, các cơ quan báo chí chính thống cần đưa ra những thông tin chính xác để tạo niềm tin cho người dân, đồng thời, chủ động ngăn chặn tin giả. Bởi nhiều thông tin trên báo chí không khác gì tin giả khi vội vàng đăng tải, chưa được thẩm định. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do cuộc chạy đua về tính thời sự, tốc độ trong quá trình đưa tin.
Ngoài ra, tin giả được sản xuất vô cùng tinh vi, những người sản xuất tin giả có nghiên cứu rõ ràng chỉ ra lý do vì sao con người bị mắc bẫy tin giả.
Nếu không cảnh giác, phát huy vai trò của báo chí để đưa ra thông tin chính xác, trung thực, đa chiều, có kiểm chứng thì sẽ để lại nhiều hệ lụy khó lường.
Theo viettimes
Bạn nghĩ kiểm duyệt nội dung ở Trung Quốc đã đủ gắt? Chưa đâu, sắp tới thì nó sẽ còn gắt hơn nữa!
Trước giờ nó đã gắt rồi, giờ thì các công cụ tìm kiếm sẽ tự động đề xuất thêm đường lối, chính sách nhà nước và một số thứ tương tự nữa.
Có vẻ như Trung quốc vẫn chưa hài lòng với chính sách kiểm duyệt Internet của mình. Mới đây, cơ quan an ninh mạng của Trung Quốc đã công bố các quy tắc quản lý nội dung mới dành cho các công ty Internet. Chúng sẽ đẩy mạnh các thuật toán đề xuất "nội dung tích cực" (ví dụ như chính sách nhà nước chẳng hạn) trong khi loại bỏ các nội dung xấu (hay ít nhất là chính phủ Trung Quốc cho là xấu). Các quy tắc này cũng chỉ ra rõ ràng rằng "gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, rò rỉ bí mật nhà nước, lật đổ quyền lực nhà nước và làm suy yếu sự thống nhất quốc gia". Nói cho nó "tam giác" thì các công ty Internet sẽ gần như không có bất cứ cách nào để thách thức tình trạng chính trị hiện hành mà không phạm luật cả.
Trong một diễn biến khác thì gần đây Thượng viện Hoa Kỳ đã đề xuất một dự luật nhằm loại bỏ sự thiên vị trong các thuật toán đề xuất nội dung. Nhiều chính phủ khác gần đây cũng đã tăng cường nỗ lực để điều chỉnh các thuật toán, tuy nhiên thì duy chỉ có Trung Quốc là làm theo kiểu công khai ủng hộ sự thiên vị trong các thuật toán đề xuất và kiểm soát nội dung. Họ rõ ràng lo ngại lo ngại rằng các công cụ tìm kiếm và lọc thông tin có thể gợi ý những nội dung "nguy hiểm" mà người dùng Internet phổ thông có thể bắt được, và họ muốn làm điều đó một cách tuyệt đối.
Các quy tắc mới sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 3 năm 2020. Đồng thời, chính phủ Trung Quốc cũng kêu gọi kiểm soát chặt chẽ hơn các tài khoản người dùng, kiểm duyệt nội dung, đăng ký và các "tin đồn" mà người dùng có thể tiếp cận.
Theo gearvn
YouTuber NTN thả 100 con dao nhọn từ lầu cao để kiếm view Video thả 100 con dao từ trên cao của YouTuber tai tiếng NTN bị cộng đồng mạng lên án là hành vi ngu ngốc và nguy hiểm. Ngày 14/11, kênh YouTube 8 triệu đăng ký NTN Vlog của Nguyễn Thành Nam đăng tải video có tiêu đề "Thả 100 cái dao trên cao xuống". Sau một ngày, video này nhận được hơn 1...