Làm thầy theo cách của mình

Theo dõi VGT trên

Trong suốt cuộc đời binh nghiệp của mình, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đã đi học, trải nghiệm thực tế chiến đấu, rút kinh nghiệm, chuyển hóa thành bài học mới; tiếp tục đi học, nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn.

Làm thầy theo cách của mình - Hình 1

Đọc sách, nghiên cứu là đam mê của Tướng Hiệu.

Hoài bão khởi nghiệp làm thầy

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu tâm sự: Thời ở lứa t.uổi 17, có những hoài bão thôi thúc ông tìm cách thực hiện bằng được. Như bao thanh niên trai tráng thời cả nước sục sôi ý chí chiến đấu quét sạch giặc Mỹ xâm lược, chàng trai trẻ Nguyễn Huy Hiệu cũng khát khao được trở thành anh bộ đội Cụ Hồ. Anh dự tính sẽ đi đ.ánh giặc, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, giành độc lập dân tộc. Khi đất nước hòa bình, anh sẽ trở thành nhà giáo, đi dạy học.

Do hoàn cảnh lịch sử, Nguyễn Huy Hiệu biết có một cản trở lớn khiến anh khó thực hiện được hoài bão. Anh vốn sinh ra trong một gia đình thuộc thành phần trung nông lớp trên, nên việc phấn đấu phát triển trong binh nghiệp sẽ khó khăn gấp bội phần.

Hiểu rõ hoàn cảnh của mình, và với khí chất của một thanh niên hăng hái, trước khó khăn, anh không chùn bước, mà vui vẻ tập trung vào mục tiêu để vượt qua. Anh xác định, không gì là không thể, chỉ cần mình phấn đấu gấp nhiều lần những người có hoàn cảnh thuận lợi hơn, thì nhất định sẽ có thành tựu.

Nguyễn Huy Hiệu đã khai trung thực thành phần gia đình và bản thân khi xét lý lịch quân nhân. Tổ chức đi thẩm định lý lịch của anh và thấy rằng, rất khó để kết nạp anh vào Đảng. Anh cần phải chứng tỏ mình qua thực tế chiến đấu xuất sắc hơn nữa, thì mới có thể vượt qua được sự thử thách của tổ chức Đảng.

Nguyễn Huy Hiệu đi bộ đội năm 1965, chiến đấu trong điều kiện gian khổ nhất, với những thách thức khắc nghiệt nhất. Đến năm 1967, anh được nhận danh hiệu Chiến sĩ quyết thắng. Thật hợp thời, khi lúc đó, Tổng cục Chính trị có chỉ thị, rằng những chiến sĩ qua nhiều thử thách đặc biệt trong chiến đấu được ghi công thì sẽ được đưa vào ngạch sĩ quan, phong Thiếu úy.

Nhờ đó, Mậu Thân năm 1968, Nguyễn Huy Hiệu được thăng cấp Thiếu úy. Anh đã vượt qua được khó khăn về hoàn cảnh xuất thân của mình. Điều này càng khẳng định cho quyết tâm của anh rằng với nỗ lực và hướng đi đúng đắn, anh có thể thay đổi được số phận.

Vào tháng 4/1970, sau trận đ.ánh t.iêu d.iệt cụm bộ binh cơ giới Mỹ ở Sáp Đá Mài, Tân Kim, Cam Lộ (Quảng Trị), Nguyễn Huy Hiệu được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 27, mặt trận B5. Những tháng ngày chiến đấu gian khổ mà oai hùng tiếp theo, anh đã vượt qua nhiều thử thách đầy hiểm nguy, ác liệt và nhờ những thành tích huy hoàng trong chiến đấu, vào tháng 12/1973, Nguyễn Huy Hiệu được tuyên dương Anh hùng quân giải phóng miền Nam Việt Nam.

Khai tỏ lối đi từ những bậc thầy quân sự

Video đang HOT

Làm thầy theo cách của mình - Hình 2

Tướng Hiệu trao p.hần t.hưởng cho sinh viên.

Cho đến nay, tướng Hiệu có thể chắc chắn một điều rằng, chính nhờ hoàn cảnh xuất thân không thuận lợi cho sự nghiệp phấn đấu làm sĩ quan, mà ông đã nỗ lực gấp nhiều lần trong chiến đấu, tìm mọi cách để học tập, nâng trình độ của mình cao hơn. Do đó, quá trình học tập cho ông cái duyên may được gần gũi với các đồng chí chỉ huy cao cấp, vốn là những nhà trí thức lớn. Đó là Tư lệnh Lê Trọng Tấn, Chính ủy Lê Quang Đạo, tướng Lê Tử Đồng, tướng Hoàng Minh Thi, tướng Cao Văn Khánh…

Họ chính là những người thầy đáng kính, không chỉ truyền cho Nguyễn Huy Hiệu kiến thức, kinh nghiệm, mà còn có lăng kính trí thức sâu xa, nhìn ra ở Hiệu một tiềm năng phát triển lớn, nên đã tạo điều kiện cho người sĩ quan trẻ này được phấn đấu, học tập nâng tầm lên cao. Nhờ đó, mà trong những năm chiến đấu cam go nhất ở mặt trận B5, Nguyễn Huy Hiệu vẫn được học và phát triển nền tảng kiến thức quân sự của mình.

Ông nhớ nhất câu nói thân mật, mà lại thể hiện tầm và tâm của một vị tướng – người thầy của ông: “Hiệu có tài như thế, mà cứ để đi ra trận đ.ánh n.hau mãi như thế, nếu nó c.hết mất thì uổng lắm. Phải cho nó về đi học, giữ lại làm nguồn phát triển cho đất nước mai sau”.

Cho đến nay, tướng Hiệu vẫn biết ơn những người thầy đó của mình, với cái nhìn không thiên kiến thành phần xuất thân, họ đã tạo điều kiện giúp đỡ để ông được tiến những bước dài trong binh nghiệp. Mỗi một vị tướng lại truyền cho ông một bài học quý, ở Tư lệnh Lê Trọng Tấn là nghệ thuật tấn công; tướng Lê Quang Đạo là bản lĩnh chính trị; tướng Hoàng Minh Thảo là kỹ năng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn thành học thuyết…

Vào năm 1975, khi chiến tranh kết thúc, chính những người thầy này đã gửi Nguyễn Huy Hiệu đi đào tạo các trường trong và ngoài nước, để ông có thể phát triển tận lực khả năng của mình, đóng góp cho nền quốc phòng và khoa học quân sự đất nước. Những người thầy đó cho rằng, khi được đào tạo bài bản ở nước ngoài, với hệ thống kiến thức tân tiến, Nguyễn Huy Hiệu sẽ phát huy sở trường của mình ở tầm cao hơn, và những đóng góp của ông sẽ có ảnh hưởng rộng rãi hơn.

Tuy nhiên, không phải sự học của ông luôn suôn sẻ. Tướng Hiệu kể rằng, cũng có lần, tổ chức muốn ông về làm công tác Đoàn ở tỉnh Nam Định. Ông biết ý tốt của tổ chức, rằng từ vị trí công tác Đoàn, sẽ có cơ hội phát triển lên những vị trí cao hơn. Nhưng như thế, ông sẽ cần đầu tư toàn bộ thời gian vào hướng đi đó, không thể học tập và nghiên cứu sâu về quân sự, sở trường của ông.

Sau khi cân nhắc, Nguyễn Huy Hiệu thấy rằng, khi còn nhỏ, hoài bão của ông là binh nghiệp, trở thành nhà khoa học quân sự, do đó cần kiên tâm đi theo sở trường, nghiên cứu sâu thì mới có thể phát triển tận lực khả năng của mình để phục vụ đất nước, nhân dân, đóng góp cho nền quốc phòng ở mức cao nhất.

Ông đã mạnh dạn trình bày nguyện vọng đó với người có trách nhiệm trong tổ chức, rằng ông muốn được tiếp tục đi học, tiếp tục nghiên cứu khoa học quân sự để có thể phát huy sở trường. Sau đó, đồng chí Đặng Quốc Bảo cũng gợi ý Nguyễn Huy Hiệu về công tác tại Trung ương Đoàn để bồi dưỡng phát triển lên cao hơn.

Ông vẫn xin với tổ chức không đảm nhiệm vị trí đó để đi học. Tháng 10/1994, khi ông được bổ nhiệm Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam thì có gợi ý ông sang làm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, nhưng ông thấy rằng, vị trí đó dù có thể thuận lợi nhiều mặt, nhưng lại làm chệch hướng phát triển riêng của mình, nên đã chân thành trình bày với tổ chức và được chấp nhận cho tiếp tục con đường khoa học quân sự.

Tích hợp hoài bão với sở trường

Nhìn lại quá trình đi học, giảng dạy, truyền đạt kiến thức qua nhiều kênh khác nhau, tướng Hiệu cảm thấy hạnh phúc vì đã thực hiện được hoài bão đúng theo sở trường của mình, và phát triển tối đa năng lực riêng phục vụ xã hội, đời sống.

Ông chia sẻ rằng, người trẻ ai cũng có hoài bão, nhưng cần cẩn trọng với chính hoài bão của mình, cần xác định hoài bão đó có trùng với sở trường của mình hay không, và khi tích hợp được hoài bão với sở trường, hãy kiên tâm thực hiện nó. Cho dù có khó khăn, thử thách đến thế nào đi chăng nữa cũng không từ bỏ, chân thành với chính mình và trung thực với đồng nghiệp, quyết liệt thực hiện mục tiêu.

Chính trong khó khăn, thử thách khốc liệt thì sức mạnh trí tuệ mới được rèn luyện tốt nhất, và con người mới có đủ ý chí, dũng khí đi tới đích. Có như vậy, mọi nỗ lực của mình trong suốt cuộc đời mới có thể đạt đến thành tựu ý nghĩa.

Năm 1972, tướng Hiệu sau bao gian khổ ở chiến trường, đã được về học tại Học viện Trung cấp Quân sự. Sau thời gian học, ông được giữ lại làm giảng viên chiến thuật trong 6 tháng. Chính nhờ 6 tháng giảng dạy này, ông đã tích lũy được kinh nghiệm đa dạng và quý giá từ các binh sĩ trong chiến trường miền Nam.

Ông nhận ra rằng, dạy học lại chính là cách học sâu nhất, hiệu quả nhất. Bởi muốn truyền đạt được kiến thức cho người học, thì người dạy phải thu lượm nhiều kiến thức thực tế nhất, đúc kết nên bài giảng sinh động, có tính thuyết phục cao.

Cũng trong quá trình nghiên cứu làm luận án Phó Tiến sĩ (nay tương đương bậc Tiến sĩ) tướng Hiệu đã học hỏi được từ Giáo sư – Thượng tướng Hoàng Minh Thảo cách tổng kết viết sách khoa học. Nhờ vậy, trong thời kỳ công tác ở Bộ Quốc phòng từ 1994 – 2010, ông đã viết được 7 cuốn sách – 7 công trình khoa học quân sự, góp phần vào kho tàng khoa học quân sự Việt Nam.

Ngày 15/10/2011 ông nghỉ hưu, nhưng vẫn làm việc tại văn phòng Viện sĩ, thực hiện ý nguyện tiếp tục cống hiến cho khoa học quân sự, môi trường và công tác nhân đạo, tri ân báo đáp liệt sĩ, thương binh, gia đình có công với cách mạng.

Và trong công việc hàng ngày của mình, khi đi thực địa, khi viết sách, khi nghiên cứu, ông đều truyền đạt và lan tỏa những kiến thức quý giá cho cộng đồng, làm thầy giảng dạy theo cách đặc biệt của mình. Ông đã, đang và sẽ mãi là một nhà quân sự, nhà khoa học, nhà giáo đóng góp lớn cho nhân dân, đất nước.

Truyền cảm hứng, tình yêu môn Lịch sử cho học sinh

Cô giáo Phạm Hồng Lê gắn bó với Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Kỳ Đồng (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) đến nay đã gần 20 năm.

Cũng bằng ấy thời gian, cô luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học nhằm truyền cảm hứng, niềm yêu thích môn Lịch sử đến nhiều thế hệ học sinh. Cô cũng là giáo viên dạy Lịch sử đầu tiên tại Thái Bình tổ chức dạy học lồng ghép thực địa thông qua hình thức trải nghiệm thực tế đưa di sản và di tích lịch sử địa phương vào giảng dạy.

Truyền cảm hứng, tình yêu môn Lịch sử cho học sinh - Hình 1


Một buổi dạy học của cô giáo Phạm Hồng Lê tại Đình, chùa Ngọc Liễn xã Văn Cẩm, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN

Năm 2001, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Tây Bắc, cô giáo Phạm Hồng Lê được phân công công tác tại Trường Trung học Cơ sở Kỳ Đồng (nay là Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Kỳ Đồng, xã Văn Cẩm, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Bằng tất cả sự nhiệt huyết của t.uổi trẻ, cô Lê luôn tỉ mỉ, cẩn thận soạn từng trang giáo án trước mỗi giờ lên lớp.

Cô chia sẻ, trước đây, môn Lịch sử bị coi là môn phụ, học sinh không dành nhiều thời gian để học. Mỗi lần thấy học sinh không hứng thú với giờ học, cô giáo trẻ không khỏi chạnh lòng. Từ đó, suy nghĩ làm thế nào để "kéo" học sinh lại gần hơn với môn Lịch sử và các em không còn sợ học Lịch sử luôn thôi thúc cô Phạm Hồng Lê đổi mới phương pháp dạy học.

Sau nhiều năm tìm hiểu, năm 2014, cô Phạm Hồng Lê đã mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học của mình. Thời gian đầu, bằng đồng lương ít ỏi của nghề giáo, cô Lê đã tự bỏ kinh phí tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm một số di tích trên địa bàn. Sự hào hứng của học sinh đã trở thành động lực để cô thiết kế bài giảng phù hợp có lồng ghép di sản, di tích vào mỗi nội dung.

Đây là một trong những điểm khác biệt trong phương pháp giảng dạy của cô giáo Phạm Hồng Lê so với phương pháp dạy học truyền thống trước kia. Thay vì bị động tiếp nhận kiến thức, nay chính học sinh sẽ là chủ thể chủ động tiếp nhận kiến thức. Môn học Lịch sử không chỉ đơn thuần là kiến thức trong sách vở hay không gian lớp học, mà được mở rộng hơn khi học sinh tận mắt chứng kiến, khám phá các di tích lịch sử dưới sự hướng dẫn của cô giáo Phạm Hồng Lê.

Không chỉ vậy, để khơi dậy niềm đam mê với môn Lịch sử, cô Phạm Hồng Lê còn giúp các em được hóa thân thành chính những nhân vật lịch sử, tự tìm tòi, sưu tầm tranh ảnh hay tổ chức trò chơi lịch sử. Từ đó giúp kiến thức lịch sử vốn được coi là "khô, khó" trở nên gần gũi hơn, dễ nhớ, dễ hiểu hơn.

Em Vũ Thị Phượng, học sinh lớp 8A Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Kỳ Đồng chia sẻ, trước đây, học Lịch sử em thấy rất khó hiểu vì nhiều dấu mốc, sự kiện. Tuy nhiên, với cách giảng dạy kiến thức gắn liền với trải nghiệm thực tế của cô Phạm Hồng Lê, giờ đây, những tiết học Lịch sử đã không còn là nỗi sợ, thay vào đó, học sinh đều hào hứng, chờ đón giờ học môn này.

Truyền cảm hứng, tình yêu môn Lịch sử cho học sinh - Hình 2


Một buổi dạy học của cô giáo Phạm Hồng Lê tại Đình, chùa Ngọc Liễn xã Văn Cẩm, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN

Cô Phạm Hồng Lê cho biết, để có được tiết học mang lại hứng thú cho học sinh, bản thân cô đã dành nhiều thời gian soạn giáo án, tìm những tình huống thực tế, tổng hợp kiến thức của các bộ môn với hình thức thể hiện sinh động để lồng ghép vào bài giảng. Đến nay, cô đã tổ chức thành công cho học sinh đi trải nghiệm thực tế một số di tích lịch sử như đền Tiên La (xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà), Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà), Khu Di tích Cổ Loa (Hà Nội)...

Bên cạnh đó, cô còn lập trang fanpage "Em yêu lịch sử Việt Nam" nhằm lưu trữ tài liệu hoạt động dạy học. Trang fanpage đã trở thành diễn đàn chung của thầy, cô, học sinh và phụ huynh trên địa bàn tỉnh Thái Bình có chung niềm yêu thích với Lịch sử.

Thầy giáo Chu Sỹ Nhất, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Kỳ Đồng cho biết, cô giáo Phạm Hồng Lê là tấm gương nhà giáo tiêu biểu, với nhiệt huyết lan tỏa niềm đam mê môn Lịch sử cho học sinh. Một trong những đóng góp quan trọng của cô là đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với di sản, di tích lịch sử địa phương, giúp học sinh yêu thích môn học hơn.

Liên tiếp trong 4 năm học gần đây, chất lượng dạy và học môn Lịch sử do cô giáo Phạm Hồng Lê phụ trách luôn đạt kết quả cao. Nhiều chuyên đề bài giảng do cô thiết kế được nhân rộng như: Chuyên đề dạy học gắn liền với di sản tại Khu Di tích lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần. Từ tấm gương sáng tạo của nhà giáo Phạm Hồng Lê, hiện nay, Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Kỳ Đồng đang tiếp tục từng bước đổi mới phương pháp ở các môn học khác.

Không chỉ tâm huyết với hoạt động chuyên môn, cô giáo Phạm Hồng Lê còn tích cực tham gia các cuộc thi sáng tạo do ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Năm học 2015 - 2016, cô giáo Phạm Hồng Lê đoạt giải Nhất cấp quốc gia về dạy học chủ đề tích hợp liên môn dành cho giáo viên trung học với đề tài "Nhà Trần với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ quốc gia Đại Việt".

Trong các Cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật và công nghệ tỉnh Thái Bình những năm gần đây, các đề tài của cô giáo Phạm Hồng Lê đều đoạt giải cao và được ứng dụng rộng rãi trong ngành Giáo dục và Đào tạo địa phương. Với những cống hiến cho sự nghiệp trồng người, năm 2018, cô được nhận Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và là một trong những điển hình tại Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thái Bình lần thứ VII vừa diễn ra tháng 10/2020.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tôn Bằng đ.ập cửa xông vào nhà riêng của Hằng Du Mục, xé giấy tờ gây bức xúc hậu l.y h.ôn
12:42:41 22/09/2024
Từ thiện Làng Nủ: Hoàng Hường bị Phạm Thoại lên lớp dạy đời, nhắc nhở 1 điều
13:18:36 22/09/2024
25 hộ Làng Nủ: dời về nhà tạm cư của Vingroup, vật chất bên trong gây ngỡ ngàng
14:19:31 22/09/2024
Hôn lễ hot nhất hôm nay: Nữ diễn viên hạng A và thiếu gia kém 9 t.uổi tung ảnh cưới đẹp tựa poster phim trước giờ G
12:52:57 22/09/2024
Phương Anh: Em trai chuyển giới "bốc lửa" của Ngân 98, bị tình cũ "phốt" ở bẩn
14:01:41 22/09/2024
Á hậu HongKong 'đam mê' làm bé 3, "con gái" Lương Triều Vỹ, bị tẩy chay?
14:36:16 22/09/2024
Kỳ Duyên đăng quang HH Du Lịch VN toàn cầu, bị phốt mua giải, lộ ảnh nhạy cảm
13:05:00 22/09/2024
Mỗi tháng chị gái đều cho tôi 2 triệu, đến khi anh rể đem áo ngực của chị đặt lên bàn, tôi nghẹn đắng mất ngủ cả đêm
15:41:28 22/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump từ chối tham gia cuộc tranh luận thứ hai với bà Harris

Thế giới

18:10:44 22/09/2024
Ông Trump đã tham gia 2 cuộc tranh luận trực tiếp, lần đầu với Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi cuối tháng 6 và sau đó là với Phó Tổng thống Harris vào tối 10/9.

Phim của Tuấn Trần có thể lọt top 3 phim ăn khách năm 2024

Hậu trường phim

18:09:09 22/09/2024
Theo số liệu tham khảo của trang Box Office Vietnam, tính đến ngày 21/9, doanh thu của phim Làm giàu với ma là 122 tỷ đồng, bám sát con số 127 tỷ đồng của phim Ma Da.

Thu nhập 20 triệu vẫn không mua nổi 1 chỉ vàng mỗi tháng, biết lý do xong không một ai dám trách

Netizen

17:59:04 22/09/2024
20 triệu hoàn toàn không phải mức ngân sách quá thấp với những người đang sống một mình, chẳng phải lo cho ai ngoài chính bản thân.

Hoả hoạn tại chùa Vạn Phật, Công an tỉnh Gia Lai cùng người dân nỗ lực dập lửa

Tin nổi bật

17:57:36 22/09/2024
40 CBCS thuộc Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH (Công an tỉnh Gia Lai) cùng với sự hỗ trợ người dân nỗ lực không chế vụ hoả hoạn tại chùa Vạn Phật.

Từ vụ án Xuyên Việt Oil: Sơ hở trong quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu cần sớm khắc phục

Pháp luật

17:54:27 22/09/2024
Theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa là xăng, dầu.

Haaland ưu tiên đến Barca nếu Man City có 'biến'

Sao thể thao

17:49:00 22/09/2024
Haaland được cho ưu tiên đến Barca, không màng Real Madrid, trường hợp quyết định rời Man City, đội đang đứng trước 115 cáo buộc vi phạm tài chính.

Tuyệt chiêu làm sushi cuộn dưa chuột ngon, giòn ngọt cho bữa ăn cuối tuần thêm hấp dẫn

Ẩm thực

17:30:51 22/09/2024
Món sushi cuộn dưa chuột không chỉ dễ làm mà còn rất tươi ngon và bổ dưỡng, thích hợp cho cả những bữa tiệc nhỏ hay đơn giản là một bữa ăn nhẹ tại nhà.

3 thứ trong nhà càng nhiều càng nghèo khổ: Đó là gì?

Trắc nghiệm

16:32:35 22/09/2024
Trong phong thủy những đồ vật dưới đây càng giữ lại nhiều trong nhà càng hao tài kém lộc nên tránh.Vì sao nên gõ 3 lần trước khi mở cửa nếu bạn đi vắng nhiều ngày mới về?

Lưu Đức Hoa sắp ra mắt phim về thảm hoạ phóng xạ

Phim châu á

16:04:33 22/09/2024
Bộ phim Thiêu rụi thành phố với sự tham gia của các diễn viên Lưu Đức Hoa, Mạc Văn Úy, Bạch Vũ, Vương Đan Ni... đang nhận được sự quan tâm của công chúng sau khi công bố trailer.

Em gái đi làm ăn xa, 10 năm sau trở về với chiếc ô tô Mercedes, phát cho mỗi người cọc t.iền trị giá 200 triệu

Góc tâm tình

15:44:06 22/09/2024
Sau 10 năm, cả nhà tôi đều ngỡ ngàng khi thấy em gái bước xuống từ chiếc xe Mercedes sang trọng. 10 năm trước, em gái tôi quyết tâm đi xa để làm ăn.

Tỏa sáng với áo khoác dáng dài, chinh phục mọi phong cách trong tiết trời thu

Thời trang

15:36:21 22/09/2024
Với khả năng kết hợp đa dạng, từ trang phục công sở đến dạo phố, áo khoác dáng dài thực sự là một lựa chọn hoàn hảo để bạn tỏa sáng trong mọi khoảnh khắc.