Làm sao “sống sót” qua 7 kỳ thi!
Thời điểm này học sinh lớp 12 đang phải dồn hết sức lực, thời gian cho việc ôn luyện để đối đầu với kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi đại học. Những lịch học dày đặc, ngủ 4-5 tiếng mỗi ngày cùng với áp lực của cha mẹ và thầy cô đang làm các em kiệt sức.
Học ngày, học đêm vì sợ trượt đại học
Nguyễn Phương Thảo – học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) dự định thi khối A – cho biết, “lớp em có bạn đi học một ngày 3 ca. Sáng học đến 11h30, chiều đến 17h, tối đến 22h mới về nhà”. Phương Thảo đăng ký thi vào Trường Đại học Kinh tế quốc dân, vì thế em dành rất nhiều thời gian để ôn luyện các môn toán, lý, hóa. Ngoài giờ học trên lớp và học thêm, nhiều hôm em còn luyện các đề thi đến 4 giờ sáng. Em cho biết, trung bình mỗi ngày em chỉ ngủ khoảng 2 – 5 tiếng.
Bạn Phạm Văn Phong- cùng lớp với Thảo- cho biết: “Từ bây giờ cho đến khi thi đại học em phải thi giữa kỳ, cuối kỳ, 3 lần thi thử, một lần thi tốt nghiệp và một đợt thi đại học, cao đẳng. Mỗi lần thi là một lần đầu óc phải căng thẳng. Không biết bọn em có còn sống sót sau 7 kỳ thi này không nữa!”.
Học sinh vốn chịu áp lực học hành, thêm những kỳ thi thử, sức ép càng nặng nề. (Ảnh: Kỳ Anh)
Chị Lê Hoa – có con gái đang học lớp 12 – than thở, thấy con học ngày học đêm mà ái ngại. Đến giờ ăn mà vẫn ôm quyển sách, 2-3 giờ sáng vẫn thấy học, không có cả thời gian để giải trí, thậm chí lâu lắm rồi chẳng thấy con cười nữa.
Ngột ngạt vì kỳ vọng của bố mẹ
Video đang HOT
Phương Thảo cho biết, thầy cô nào cũng kỳ vọng, nhắc nhở phải nỗ lực khiến bọn em ngột ngạt. Nếu thầy cô giáo tạo cho bọn em không khí thoải mái hơn thì sẽ tốt hơn nhiều.
Nhưng có lẽ áp lực nặng nề nhất đối với học sinh chính là từ cha mẹ, gia đình. Một nữ sinh Trường THPT Nguyễn Tất Thành than thở, em chỉ mong bố mẹ đứng ở vị trí của em để hiểu em hơn, chúng em đã rất cố gắng để học tập tốt nhưng vẫn muốn có thời gian trò chuyện với mẹ, hoặc cùng gia đình xem một bộ phim truyền hình. “Mặc dù không muốn đi học thêm nhưng mẹ bắt phải đi, nhiều khi đến lớp học thêm ngủ gục, nghe cô nói tai nọ ra tai kia” – Mai Thanh – học sinh lớp 12 Trường THPT Nhân Chính – bức xúc.
Mệt mỏi, có những học sinh ngủ gục ở lớp học thêm.
Chị Lê Lan Hương – có con học ở Trường THPT Việt Đức – mong muốn Bộ GDĐT sớm thay đổi cách thi cử để các con không phải chịu những áp lực nặng nề như vậy. Cứ nghĩ đến chuyện sau mỗi kỳ thi đại học lại thấy báo chí đăng tin ở đâu đó có em thi đạt điểm kém, sợ bố mẹ trách mắng đã tự tử mà thấy ái ngại quá.
Theo Phượng Lê – Ngọc Phương
Lao Động
Chất lượng Đức, bằng cấp Đức, học bổng hấp dẫn và nhiều cơ hội khác
Hiện nay, các lĩnh vực đào tạo của Trường Đại học Việt - Đức (VGU) đều là các ngành khoa học kỹ thuật mũi nhọn của Đức, trong đó phải kể đến lĩnh vực quy hoạch phát triển và quản lý khai thác các hệ thống giao thông vận tải.
Trường Đại học Việt - Đức (VGU) được thành lập vào năm 2008 trên cơ sở thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ CHLB Đức. Chính phủ hai nước đang nỗ lực quyết tâm xây dựng Đại học Việt - Đức thành trường đại học công lập đạt đẳng cấp Đức và châu Âu về chất lượng giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học với điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại. Hiện nay, các lĩnh vực đào tạo của trường đều là các ngành khoa học kỹ thuật mũi nhọn của Đức, trong đó phải kể đến lĩnh vực quy hoạch phát triển và quản lý khai thác các hệ thống giao thông vận tải.
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh, kéo theo sự gia tăng nhanh chóng về nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa, khiến hệ thống cơ sở hạ tầng (CSHT) giao thông vận tải (GTVT) thiếu hụt trầm trọng. Nhu cầu về quy hoạch, đầu tư xây dựng nâng cấp và quản lý các hệ thống GTVT hiện nay là rất lớn và không ngừng gia tăng trong tương lai. Xã hội sẽ cần những chuyên gia được đào tạo bài bản, đạt trình độ đẳng cấp quốc tế, có năng lực làm quy hoạch và quản lý tốt các hệ thống CSHT giao thông và dịch vụ vận tải. Từ thực tiễn đó, Trường ĐH Việt-Đức đã mở chương trình đào tạo thạc sỹ quy hoạch và quản lý GTVT.
Dưới đây là các đặc trưng cơ bản của Chương trình đào tạo Thạc sỹ ngành Quy hoạch và Quản lý GTVT/Logistics tại Đại học Việt-Đức:
Chương trình liên kết với Viện Quy hoạch Giao thông và Kỹ thuật Vận tải thuộc Đại học Tổng hợp Darmstadt, CHLB Đức;
Giám đốc điều phối chương trình: GS.TS Manfred Boltze - chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực quy hoạch, quản lý giao thông vận tải ở CHLB Đức và trên thế giới;
Giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh (*Điểm đáng lưu ý: Trong quá trình học, học viên sẽ được tham gia các lớp học tiếng Anh (IELTS) miễn phí do Trường tổ chức, do đội ngũ giáo viên gốc Anh và Mỹ giảng dạy giúp học viên phát triển, hoàn thiện các kỹ năng tiếng Anh);
Các môn học hầu hết do các giáo sư giàu kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, đào tạo và thực tiễn đến từ các trường đối tác Đức phụ trách. Họ sẽ đem đến cho sinh viên những trải nghiệm học tập và thực hành thú vị;
Khi hoàn tất chương trình, sinh viên sẽ nhận được văn bằng chính thức của Đại học Tổng hợp Darmstadt (Đức) và Đại học Việt - Đức;
Với mục tiêu là cung cấp cho học viên phương pháp tư duy và tiếp cận vấn đề thực tiễn đa ngành, các môn học được bố trí xuyên suốt các lĩnh vực sau:
Quy hoạch, quản lý và khai thác tối ưu các hệ thống GTVT (ví dụ: mạng lưới xe buýt nhanh, hệ thống tầu điện đô thị, tổ chức giao thông, hệ thống đèn tín hiệu giao thông, hệ thống các bãi đỗ xe, nhà ga, sân bay, bến cảng); Logistics (vận tải hậu cần) và quản trị kinh doanh dịch vụ vận tải (ví dụ: quản lý chuỗi cung ứng, quản lý đội xe, thiết kế bố trí kho lưu trữ và trung chuyển hàng hóa); Kỹ thuật cơ khí giao thông và điều khiển học (ví dụ: thiết kế an toàn cho xe và phương tiện, hệ thống giao thông thông minh, hệ thống tín hiệu làn sóng xanh).
Với các nét đặc thù trên, Chương trình đào tạo sẽ đem đến cho học viên các lợi ích cốt lõi sau:
Cơ hội việc làm rộng mở: Học viên khi tốt nghiệp sẽ có nhiều cơ hội việc làm thú vị, với mức lương hấp dẫn do được trang bị kiến thức chuyên môn đạt tiêu chuẩn châu Âu, có khả năng giao tiếp bằng bằng tiếng Anh thành thạo.
Họ có thể làm việc tốt trong các lĩnh vực, các đơn vị sau: Các công ty tư vấn quốc tế hoạt động trong lĩnh giao thông và xây dựng; Các công ty khai thác sân bay, dịch vụ đường bay; Các nhà cung cấp dịch vụ vận tải hậu cần (logistics), kho vận nội địa và quốc tế; Các đơn vị khai thác vận tải công cộng (xe buýt và đường sắt nội đô và liên tỉnh); Các trường đại học, viện nghiên cứu quốc tế và trong nước; Các cơ quan quản lý nhà nước về GTVT (Bộ GTVT, các Sở GTVT).
Cơ hội học bổng hấp dẫn: 60% học viên được nhận học bổng của Trường ĐH Việt - Đức; Học bổng từ các nhà tài trợ Đức và quốc tế; Cơ hội đi thực tập kỳ cuối ở ĐH Tổng hợp Darmstadt (Đức); Cơ hội làm nghiên cứu sinh tiến sỹ ở Đại học Việt - Đức, các trường ĐH Đức và quốc tế.
Theo dân trí
ĐH công lập Việt Đức: Tuyển sinh riêng, cấp bằng CHLB Đức Chương trình từ Đức do các giáo sư Đức giảng bằng tiếng Anh. Ngoài mức học phí rất ưu đãi do được chính phủ Việt Nam và Đức hỗ trợ, dựa trên kêt quả học tâp, 60% tổng sô sinh viên cao học sẽ nhân được học bông trị giá bằng 25%, 50% và 100% mức học phí. Đại học Việt Đức (Vietnamese...