Làm sao phân biệt trường nghề?
Tôi hiện là sinh viên một trường cao đẳng nghề tại TP.HCM. Trước đây, nhà trường cam kết chúng tôi vào học hệ CĐ chính quy và được liên thông tất cả các trường trong cả nước.
Suốt quá trình học chúng tôi luôn đặt ra câu hỏi với nhà trường là “chính quy” hay “nghề” nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng. Đến gần tốt nghiệp chúng tôi mới biết mình được cấp bằng “nghề” và không được học liên thông lên ĐH chính quy tại trường. Làm sao để phân biệt trường nghề khác trường chính quy?
(Mỹ Hiền – hohienag@…)
- Các trường trung cấp nghề, CĐ nghề thuộc hệ thống dạy nghề do Bộ LĐ-TB&XH quản lý. Trong khi các trường trung cấp chuyên nghiệp, CĐ, ĐH do Bộ GD-ĐT quản lý. Bên cạnh đó, hiện nay một số trường ĐH, CĐ do ngành giáo dục quản lý còn có đào tạo hệ nghề (bậc trung cấp nghề và CĐ nghề) với tên gọi “CĐ thực hành”. Thông thường các trường tuyển sinh đào tạo hệ nghề không thi tuyển, chỉ xét tuyển theo học bạ THPT, bổ túc THPT.
Hình thức đào tạo “chính quy” để phân biệt với các hình thức đào tạo khác như: vừa làm vừa học, từ xa, liên thông. Trong đó hình thức đào tạo chính quy là sinh viên phải học tập trung trong thời gian nhất định.
Video đang HOT
Về mục tiêu và chương trình đào tạo, hệ nghề thời lượng thực hành nhiều hơn so với hệ chuyên nghiệp. Tốt nghiệp trung cấp nghề, được cấp bằng nghề trình độ trung cấp và được liên thông học tiếp trình độ CĐ nghề. Phôi bằng hệ đào tạo nghề do Bộ LĐ-TB&XH cấp. Theo thông tư liên tịch số 27/2010/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH hướng dẫn đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, CĐ nghề lên trình độ CĐ, ĐH do Bộ GD-ĐT – Bộ LĐ-TB&XH ban hành, sinh viên sau khi tốt nghiệp CĐ nghề được tham gia liên thông lên ĐH theo chương trình phê duyệt của Bộ GD-ĐT.
Hiện nay chỉ có 15 trường ĐH, CĐ được phép đào tạo liên thông từ hệ nghề lên hệ chính quy gồm: ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, ĐH Sư phạm kỹ thuật Nam Định, ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, ĐH Lao động xã hội, ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, ĐH Công nghệ Đông Á, ĐH Sao Đỏ, ĐH Công nghệ Đồng Nai, CĐ Thương mại và du lịch Thái Nguyên, ĐH Trà Vinh, CĐ Viễn Đông, ĐH Duy Tân, ĐH Hàng hải và CĐ Xây dựng số 1. Tuy nhiên, ngay cả các trường này cũng chỉ được phép đào tạo liên thông từ hệ nghề một số ngành cụ thể, chứ không phải tất cả ngành đào tạo. Thí sinh cần tham khảo chi tiết thông tin này trên trang web của các trường. Thí sinh phải đến các trường nêu trên dự thi liên thông. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được cấp bằng CĐ (hoặc ĐH) chính quy (phôi bằng do Bộ GD-ĐT cấp).
TRẦN HUỲNH
Theo tuổi trẻ
Liên thông trung cấp, CĐ nghề lên ĐH: Những nỗi lo
Các trường trung cấp, CĐ nghề được phép đào tạo lên thông lên ĐH sẽ là cánh cửa rộng mở cho người học. Tuy nhiên sự chênh lệch khá lớn giữa tuyển sinh đầu vào cũng như chất lượng của kì thi liên thông đang là vấn đề cần được giải quyết.
Theo số liệu tại các trường nghề thì những năm gần đây số lượng học sinh các trường tuyển được liên tục giảm. Đầu vào trường nghề gặp rất nhiều khó khăn cho dù đã quảng bá đến tận các trường THPT.
Theo lãnh đạo của một trường đào tạo nghề ở Hà Nội thì sở dĩ những năm qua tình trạng thí sinh "chê" các trường nghề bởi lẽ các em không có nhiều cơ hội để học lên các bậc cao hơn. Chỉ có một số ít các trường có đào tạo liên thông lên bậc ĐH từ khối K nhưng cũng không hút được nhiều thí sinh do tấm bằng đó vẫn gắn mác của trường nghề.
Để "cởi trói" cho các trường nghề, vừa qua Bộ GD-ĐT và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, CĐ nghề lên trình độ CĐ và ĐH.
Theo đó, những người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề và CĐ nghề cùng ngành nghề đào tạo được dự thi tuyển sinh đào tạo liên thông lên trình độ CĐ và ĐH theo quy định về đào tạo liên thông cua Bộ GD-ĐT. Ngươi đa tôt nghiêp trung cấp nghê, nêu chi tôt nghiêp THCS phai hoc đu khôi lương kiên thưc va thi tôt nghiêp cac môn văn hoa THPT đat yêu câu theo quy đinh cua Bộ GD-ĐT.
Với quy định đào tạo liên thông mới thì gần như khoảng cách giữa bằng cấp nghề và bằng chính quy sẽ bị "san lấp". Chính điều này sẽ mở rộng cánh cửa cho sinh viên trường nghề nhưng nó cũng là "rào cản" lớn cho các trường chính quy, đặc biệt là khối các trường CĐ.
Xu hướng hiện nay thì việc các trường ĐH, CĐ chính quy sẽ mở rộng cửa bắt tay với các trường nghề để đào tạo liên thông là điều tất yếu. (Ảnh minh họa).
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga từng chia sẻ với báo chí: "Không phải trường trung cấp, CĐ nghề nào cũng có thể được đào tạo liên thông. Khi trường muốn liên thông thì phải làm đăng ký, trong đăng ký đó, trường phải nói rõ chương trình đào tạo của hệ này, bổ sung bao nhiêu kiến thức về lý thuyết, môn nào, bao nhiêu giờ... Trên cơ sở đó Bộ mới xem xét".
Tuy nhiên theo đánh giá của nhiều trường ĐH, CĐ chính quy thì với những tiêu chí mà Bộ GD-ĐT yêu cầu thì các trường nghề không gặp quá nhiều khó khăn để thực hiện. Và khi hệ thống trường nghề đào tạo liên thông một cách rầm rộ thì chất lượng đầu vào cũng như đầu ra khó có thể kiểm soát được.
Trong mùa tuyển sinh năm 2010, khi chia sẻ về vấn đề này, lãnh đạo trường CĐ Điện tử - Điện lạnh Hà Nội tâm sự: "Không ít trường CĐ chính quy nhiều năm qua đã nỗ lực hết mình trong cả khâu vật chất lẫn chất lượng đào tạo nhưng tình trạng tuyển thiếu thậm chí phải đóng cửa ngành là điều không phải là hiếm. Chính vì thế nếu quyền lợi liên thông của các trường nghề như trường chính quy thì sẽ khiến công tác tuyển sinh của các trường sẽ gặp nhiều khó khăn hơn".
Trước vấn đề này, một chuyên gia tuyển sinh phân tích: "Rõ ràng đầu vào của các trường nghề nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với các trường chính quy (các trường nghề chủ yếu là xét tuyển qua kết quả học tập - PV). Bên cạnh đó chi phí học tập có thể sẽ ít tốn kém hơn. Chính vì thế với quy định mới này thì nguy cơ các thí sinh có học lực trung binh tìm đến các trường CĐ nghề để ghi danh sẽ tăng cao và lúc đó nguồn tuyển của các trường CĐ chính quy sẽ bị giảm đi một cách đáng kể".
Chuyên gia này cũng cho biết thêm, sở dĩ thí sinh tìm đến các trường nghề bởi lẽ không phải trải qua các kì thi quá căng thẳng như kì thi ĐH, CĐ chính quy. Các em chỉ cần trải qua một hoặc hai kì thi liên thông là hoàn toàn có thể nhận được một tấm bằng ĐH chính quy. Trong khi đó đây là một kì thi "nội bộ" của các trường nên sẽ "nhẹ ký" hơn rất nhiều.
Không những thế với xu hướng hiện nay thì việc các trường ĐH, CĐ chính quy sẽ mở rộng cửa bắt tay với các trường nghề để đào tạo liên thông là điều tất yếu. Với nguồn tuyển liên thông có xu hướng gia tăng và quyền tự chủ trong khâu tuyển sinh của hệ này cao hơn thì nguy cơ các trường ít mặn mà với hệ chính quy là điều khó tránh khỏi.
24H.COM.VN (Theo Dân trí)
Báo cáo gấp quy mô đào tạo và kết quả tuyển sinh 2012 Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các trường ĐH, CĐ, TCCN và các Học viện, Viện đề nghị báo cáo gấp quy mô đào tạo kết quả tuyển sinh năm 2012. Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu chậm nhất ngày 15/12 các trường phải có báo cáo. Theo công văn của Bộ thì các trường phải báo cáo kết quả tuyển sinh năm...