“Làm sao lại có chuyện đặc cách cho học sinh giỏi Tỉnh được”
Ông Tạ Hồng Lựu – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa nhấn mạnh, riêng tỉnh Thanh Hóa từ trước tới giờ không bao giờ có chế độ đó
Việc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh đặc cách cho 70 học sinh lớp 12 đạt điểm IELTS từ 6.5 trở lên là học sinh giỏi Tỉnh mà không cần dự thi đã gây ra không ít ý kiến băn khoăn, tranh luận. Bởi là học sinh giỏi Tỉnh thì sẽ đi kèm với một số quyền lợi, đặc biệt là với một số trường đại học top trên có xem xét ưu tiên với nhóm thí sinh này.
Trao đổi với phóng viên, thầy Tạ Hồng Lựu – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa quả quyết: “Làm sao lại có chuyện đặc cách cho các học sinh giỏi tỉnh được. Các học sinh muốn đạt được kết quả và có sự công nhận của ngành giáo dục tỉnh thì nhất thiết phải thông qua các kỳ thi, sát hạch chứ không thể nào lại cho đặc cách được. Riêng tỉnh Thanh Hóa từ trước tới giờ không bao giờ có chế độ đó”.
Thầy Lựu nêu quan điểm, thông thường thì chế độ đặc cách chỉ sử dụng khi tuyển sinh đầu vào, còn học sinh giỏi thì bắt buộc phải thi và có kết quả công nhận.
Việc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh đặc cách cho học sinh có điểm IELTS 6.5 trở lên là học sinh giỏi Tỉnh đang gây nhiều tranh luận. Ảnh minh họa: Lại Cường
Vì nếu học sinh đấy là học giỏi thực sự thì khi đi thi ở bất cứ cuộc thi nào cũng sẽ đạt kết quả tốt, thế nên việc đặc cách này là không cần thiết. Không những thế, chưa có văn bản hay quyết định nào của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc này.
Ở góc độ nhiều năm đào tạo tiếng Anh, ông Lại Thế Long – Giám đốc điều hành Trung tâm Anh ngữ Amazing You (Hà Nội) nhấn mạnh, việc đạt được 6.5 IELTS trong môn tiếng Anh nhìn chung là tương đối khó. Việc này càng khó khăn hơn nữa với những học sinh có ít nền tảng về tiếng Anh, đặc biệt là với những trường hợp không được đầu tư bài bản ngay từ ban đầu.
Ông Long cho rằng: “Để có điểm IELTS tốt thì cần có lộ trình học chuyên sâu về nó. Còn ở những vùng nông thôn hay miền núi khi không có các cơ sở ngoại ngữ dạy bổ trợ, hoặc nhà trường không có kế hoạch đầu tư bài bản cho bộ môn này thì để đạt được mức điểm này lại càng khó hơn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, với những học sinh được học ở các trường chuyên, thì theo nhận định của tôi việc đạt được mức điểm 6.5 IELTS cũng không có nhiều khó khăn. Nếu trong môi trường được đào tạo chuyên nghiệp thì tỷ lệ học sinh đạt tiêu chí này sẽ khá cao”.
Về chính sách ưu tiên với những trường hợp được công nhận là học sinh giỏi Tỉnh khi tham dự xét tuyển đầu vào đại học, thầy Trần Đức Minh – Phó Hiệu trưởng Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ cho biết, đúng là có nhiều ưu tiên với đối tượng thí sinh này.
“Đối với những học sinh đã đạt thành tích học sinh giỏi cấp Tỉnh khi theo học Trung học phổ thông, lúc xét tuyển hồ sơ vào các trường đại học các em chỉ cần chứng thực việc các em đã đạt được những thành tích đó thì chúng tôi sẽ tạo điều kiện để các em trúng tuyển dễ hơn.
Chính sách này cũng được quy định từ lâu. Nếu phải thông qua thi tuyển, thì quá trình xét duyệt hồ sơ chúng tôi cũng sẽ tiến hành cộng điểm ưu tiên cho các em có thành tích như vậy. Không những thế, sau khi vào học tại nhà trường thì những trường hợp như vậy cũng được xem xét về chế độ trợ cấp và tài trợ về học bổng trong suốt thời gian các em theo học.
Không chỉ Hà Tĩnh, Nghệ An cũng đặc cách công nhận học sinh giỏi
Tỉnh Nghệ An cũng đã đặc cách công nhận học sinh giỏi Tỉnh cho các học sinh có điểm IELTS từ 6.5 trở lên trong năm học 2019.
Thông tin 70 học sinh ở Hà Tĩnh có điểm IELTS tiếng Anh từ 6.5 trở lên được đặc cách công nhận học sinh giỏi cấp tỉnh được báo chí đăng tải mới đây đã dấy lên trong dư luận việc có hay không sự thiếu công bằng giữa các học sinh lúc xét tuyển đầu vào đại học, khi việc đặc cách này chỉ có ở một vài địa phương.
Để có cái nhìn khách quan hơn, chúng tôi đã có trao đổi với đại diện một số Sở Giáo dục và Đào tạo để ghi nhận về quan điểm của ngành giáo dục các địa phương về vấn đề này.
Xác nhận thông tin từ ông Nguyễn Quốc Anh - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh chúng tôi được biết rằng, quyết định công nhận đặc cách trên là quyết định mà Sở này tự đề ra chứ không có văn bản nào của cấp trên quy định về việc này.
Không những thế, đây là năm thứ 3 Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh ban hành quyết định đặc cách cho các học sinh có điểm IELTS môn tiếng Anh từ 6.5 trở lên không phải dự thi nhưng vẫn được công nhận là học sinh giỏi cấp tỉnh.
Tìm hiểu chúng tôi được biết thêm, việc này nhằm mục đích khuyến khích và động viên tinh thần cho các em học sinh có các giải thưởng quốc tế về môn tiếng Anh chứ không có động lực nào khác.
Theo đó, việc đặc cách này không chỉ áp dụng với học sinh mà những giáo viên có thành tích cao, đạt các chứng chỉ quốc tế thì tùy theo từng cấp học, Sở cũng áp dụng các mức hỗ trợ khác nhau cao nhất lên tới 15 triệu đồng.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh (Ảnh: Lại Cường)
Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam liên hệ với ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An thì được biết, tỉnh này cũng đã áp dụng chương trình đặc cách cho các học sinh có điểm IELTS từ 6.5 môn tiếng Anh trong năm học 2019.
Việc đặc cách tại Nghệ An được biết là do thực hiện theo đề án nâng cao chất lượng ngoại ngữ cho học sinh trong tỉnh này.
Phạm vi áp dụng với học sinh tỉnh này cũng tương đối rộng, bởi không chỉ riêng các khối trường chuyên mà với các trường Trung học phổ thông bình thường cũng được Sở này thực hiện nếu có các học sinh đạt các tiêu chí cho phép.
Phóng viên đặt ra câu hỏi với vị lãnh đạo này về việc liệu có hay không sự thiếu công bằng giữa các học sinh khi việc đặc cách này chỉ diễn ra ở một vài địa phương riêng lẻ, và nó cũng không có văn bản chỉ thị nào từ cấp trên.
Vì thực tế những em được công nhận có thành tích học giỏi cấp tỉnh thì khi xét tuyển đầu vào đại học những trường hợp này được hưởng rất nhiều chính sách ưu đãi.
Ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An (Ảnh: Báo Nghệ An)
Trả lời về việc này, ông Thái Văn Thành cho biết: "Công bằng hay không thì mình không thể truy xét được vì cái này chúng tôi áp dụng theo đặc thù và khả năng của địa phương.
Nghĩa là chúng tôi thực hiện trên phạm vi cho toàn tỉnh, cơ hội cho các em là như nhau chứ không ảnh hưởng gì đến việc công bằng hay không cả. Xét thấy việc này địa phương chúng tôi có khả năng thì chúng tôi áp dụng thôi.
Nói chung, đề án này là chúng tôi thực hiện độc lập tại một địa phương chứ không phải là mặt bằng chung để thi tuyển cho cả nước.
Nếu như cả nước đều phải thực hiện chương trình này, mà có một vài địa phương mình không chọ họ thực hiện thì mới là không công bằng.
Mục đích của chương trình này cũng chỉ là muốn khuyến khích và thúc đẩy chất lượng và phong trào học ngoại ngữ của học sinh trong tỉnh nhà đi lên".
Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Minh Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang cho rằng: "Sự việc ở Hà Tĩnh chúng tôi cũng đã nắm được. Hiện tại chúng tôi vẫn chưa áp dụng, nhưng sắp tới cũng đang nghiên cứu để áp dụng một số chính sách nữa chứ không riêng gì về vấn đề đặc cách này.
Ngoài ra, chúng tôi cũng đã trình dự thảo văn bản và gửi xin ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang để xem xét giải quyết được thực hiện việc này".
Từ câu chuyện đặc cách điểm thi IELTS 6.5 thành học sinh giỏi: Cần nhìn lại cách dạy và tổ chức thi học sinh giỏi "truyền thống"? Từ chuyện Hà Tĩnh đặc cách cho học sinh đạt IELTS từ 6.5 môn tiếng Anh thành học sinh giỏi, nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc nhìn lại cách thức thi học sinh giỏi của chúng ta?. Việc dạy và học tiếng Anh thế nào là nỗi trăn trở của rất nhiều nhà giáo... Ảnh minh họa: Q.Anh Từ 6.5 điểm...