Làm sao để trẻ chơi nhiều hơn khi đến trường?
Chơi không chỉ là hoạt động nhằm mục đích giải trí, mà còn biến quá trình học tập của trẻ trở nên chủ động và thoải mái, giúp phát huy tiềm năng của bé.
Sự kết hợp giữa chơi và học đã được chứng minh giúp trẻ phát triển toàn diện. Phương pháp này được áp dụng trong nền giáo dục tại nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, áp lực từ người lớn vô tình tạo nên tâm lý sợ đến trường của trẻ. Vậy giáo viên có thể làm gì để giúp học sinh chủ động và hứng thú hơn trong việc học?
Lý do trẻ sợ đến trường
Trước đây, điểm số trên lớp là thang đánh giá chính cho sự phát triển của trẻ. Từ năm 2018, đa số trường lớp chuyển hướng đánh giá theo kết quả, năng lực và quá trình học tập. Tuy nhiên, những học sinh có thành tích cao trong các môn Toán hay Tiếng Việt vẫn thường được đánh giá cao hơn. Điều này khiến nhiều học sinh bị cuốn theo mong muốn phát triển của người lớn, không được phát huy tối đa tiềm năng của bản thân tại trường.
Quá trình đánh giá kết quả qua một số môn nhất định có thể khiến trẻ học lệch.
Hơn nữa, giáo viên cũng gặp áp lực từ soạn giáo án, đảm bảo thành tích thi đua hay đáp lại kỳ vọng của phụ huynh và nhà trường.
Nhiều giáo viên luôn cố gắng tổ chức trò chơi trong giờ học, khiến không khí hào hứng hơn, nhưng sau đó không duy trì hiệu quả lâu dài.
Đa phần lý do là thể lệ trò chơi đặt ra chỉ cho phép một số nhỏ học sinh giam gia, số còn lại thụ động quan sát và làm theo. Cuối cùng, trò chơi mất dần sự thú vị và học sinh cũng không tích cực tham gia nữa.
Chơi nhiều hơn tại trường để học tập chủ động hơn
Video đang HOT
Chơi không chỉ là hoạt động giải tỏa căng thẳng sau giờ học, mà còn mang tính chất học tập. Về phương diện sự phát triển của trẻ em, thông qua việc chơi, trẻ sẽ phát triển toàn diện về 5 mặt gồm: Nhận thức, xã hội, cảm xúc, sáng tạo và thể chất. Chơi giúp trẻ hình thành sự tự chủ, kỹ năng giao tiếp, sáng tạo và giải quyết vấn đề. Đây sẽ là những yếu tố giúp trẻ thích ứng tốt hơn với xã hội hiện tại.
Về phương diện giáo dục, học thông qua chơi là phương pháp biến quá trình dạy và học trở nên thú vị, vui vẻ và thoải mái. Học sinh hứng thú hơn vì cảm giác việc học cũng giống như chơi, từ đó sẽ chủ động thu nạp kiến thức và ghi nhớ tốt hơn. Thông qua việc quan sát và chơi cùng học sinh, giáo viên còn dễ dàng nhận ra tiềm năng của học trò để đưa ra định hướng phát triển phù hợp.
Theo một báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), chơi mang tính giáo dục khi có ít nhất một trong 5 yếu tố: Ý nghĩa, vui vẻ, thúc đẩy tham gia tích cực, dễ ghi nhớ để lặp đi lặp lại và tăng cường tương tác xã hội. Điều quan trọng nhất vẫn là giáo viên phải lấy học sinh làm trung tâm. Thực tế, không cần không gian rộng hay dụng cụ phức tạp, giáo viên vẫn có thể lồng ghép những trải nghiệm hay hoạt động chơi trong tiết học.
Học sinh hứng thú hơn khi học thông qua chơi trên lớp học.
Giáo viên có thể tham khảo một số cách để thiết kế tiết học thú vị hơn. Đầu tiên, giáo viên có thể liên hệ môn học với thực tế. Thay vì hướng dẫn học sinh giải bài tập trên sách vở, giáo viên có thể linh hoạt sử dụng những thực thể xung quanh. Ví dụ trong tiết học Toán, giáo viên có thể cho các em học đếm những quả táo, cái kẹo.
Thứ hai, giáo viên có thể chia nhóm và khuyến khích các em cùng học tập và trao đổi với nhau. Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức những cuộc thi nhóm và có những phần thưởng nhỏ cho đội chiến thắng.
Thứ ba, giáo viên nên thiết kế đan xen thêm các tiết học ngoài trời. Đây sẽ là những buổi hoạt động tự do của học sinh. Giáo viên có thể kết hợp với buổi ôn tập của môn học bằng cách tổ chức những trò chơi phù hợp.
Cuối cùng, giáo viên có thể tạo bất ngờ trong tiết học bằng những bài hát, kể chuyện hài hước, vẽ tranh… Đồng thời, thầy cô giáo khuyến khích các em tạo ra những điều tương tự để giúp ghi nhớ tốt hơn.
Có thể thấy, phương pháp tiếp cận học thông qua chơi mang lại nhiều lợi ích trong cả quá trình giảng dạy của thầy và sự tiếp thu của trò. Giáo viên có thể triển khai phương pháp với nhiều cách thức khác nhau, linh hoạt với điều kiện tại trường lớp và địa phương. Từ đó, tất cả giáo viên có thể xây dựng lớp học thú vị hơn, để mỗi ngày đến trường của trẻ là một ngày vui.
Dự án iPlay tập trung vào việc lồng ghép các phương pháp học thông qua chơi vào hệ thống bồi dưỡng và phát triển chuyên môn cho cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học.
Nằm trong khuôn khổ của dự án iPlay, tổ chức VVOB tại Việt Nam đã phát động chiến dịch “Chơi vui học tốt” nhằm khuyến khích bố mẹ, thầy cô lồng ghép những bài học kỹ năng thông qua các hoạt động vui chơi giúp trẻ phát triển toàn diện 5 lĩnh vực: Nhận thức, thể chất, cảm xúc, kỹ năng xã hội và sáng tạo.
Để biết thêm thông tin chi tiết, độc giả xem thêm tại https://drive.google.com/file/d/1gxo6S4PMDR_emeLazYQXlLrF7AhBCe0e/view
Giữ ổn định kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Những ngày qua, chủ trương giữ ổn định kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 như năm 2020 là thông tin nhận được sự quan tâm của đông đảo học sinh, giáo viên cả nước.
Tuy nhiên, kỳ thi cũng dự kiến có một số điều chỉnh nhằm khắc phục tồn tại, trong đó có hiện tượng học lệch. Đồng thuận với chủ trương này, các trường trên cả nước đang tập trung hỗ trợ học sinh lớp 12 ôn luyện để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi năm 2021.
Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 nằm trong chương trình trung học phổ thông hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Ảnh: Nhật Nam
Năm 2021 vẫn có 5 bài thi
Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 vẫn giữ ổn định như kỳ thi năm 2020. Kết quả kỳ thi được dùng để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông; làm cơ sở để đánh giá chất lượng dạy - học, và kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học, quản lý.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 vẫn có 5 bài thi, trong đó có 3 bài thi độc lập (toán, ngữ văn, ngoại ngữ); 1 bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn vật lý, hóa học, sinh học); 1 bài thi tổ hợp khoa học xã hội (tổ hợp các môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân đối với thí sinh giáo dục trung học phổ thông và tổ hợp các môn lịch sử, địa lý đối với thí sinh giáo dục thường xuyên). Đề thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng; nội dung thi nằm trong chương trình trung học phổ thông hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Việc tổ chức 5 bài thi như trên sẽ giữ ổn định trong giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên, hình thức tổ chức thi sẽ được cải tiến theo hướng kết hợp thi trên giấy (như năm 2020) và thi trên máy tính. Điểm mới dự kiến đáng chú ý là cấu trúc đề thi và cách tính điểm của bài thi tổ hợp. Thay vì 3 đầu điểm cho 3 môn thi thành phần như năm 2020, thì năm 2021, bài thi tổ hợp dự kiến chỉ có một đầu điểm.
Với tư cách là thành viên Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Chủ tịch Hội đồng Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng (quận Ba Đình), Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, sự điều chỉnh cách tính điểm bài thi tổ hợp là cần thiết, giúp học sinh học đều các môn, tránh tình trạng học sinh chỉ chọn các môn tuyển sinh đại học, dẫn đến học lệch.
Em Lê Đức Anh, học sinh Trường Trung học phổ thông Trung Giã (huyện Sóc Sơn) chia sẻ: "Em rất mừng trước thông tin kỳ thi năm 2021 không có xáo trộn gì so với năm nay và mong rằng sẽ sớm biết thêm về cấu trúc đề thi, phạm vi nội dung đề thi... để chủ động học tập, ôn luyện".
Các trường học trên địa bàn Hà Nội hỗ trợ học sinh lớp 12 để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp năm 2021. Ảnh: Nguyễn Quang
Hỗ trợ tối đa cho học sinh
Cập nhật kịp thời các quy định mới liên quan đến kỳ thi và hỗ trợ tối đa để học sinh học tập đạt kết quả tốt nhất ngay từ đầu năm học 2020-2021 là việc đang được các nhà trường trên địa bàn Hà Nội tập trung triển khai.
Theo ông Vũ Đình Hà, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo (quận Thanh Xuân), giáo viên, học sinh nhà trường đều đồng thuận với chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021. Trong tháng 10-2020, nhà trường sẽ tổ chức khảo sát, phân loại học sinh để có kế hoạch dạy học, ôn tập phù hợp. Để việc dạy và học đạt kết quả tốt, nhà trường coi trọng việc kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng thực chất, từ đó kịp thời xác định những "khoảng trống" về kiến thức, kỹ năng của học sinh, từ đó có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Hơn 500 học sinh lớp 12 Trường Trung học phổ thông Tùng Thiện (thị xã Sơn Tây) cũng đón nhận thông tin kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 một cách tích cực. "Cùng với việc rà soát, phân loại đối tượng học sinh, nhà trường quan tâm định hướng học sinh học đều các môn. Việc học đều các môn không chỉ giúp học sinh tự tin đáp ứng tốt các yêu cầu của bài thi tổ hợp theo định hướng mới, mà còn tạo nền tảng để các em phát triển toàn diện", ông Lê Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Tùng Thiện cho hay.
Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, để kỳ thi đạt mục tiêu đề ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tập trung xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi chất lượng, trong đó quan tâm tới các câu hỏi mang tính vận dụng, liên hệ thực tế và sớm công bố cấu trúc đề thi để các nhà trường tham khảo, làm căn cứ tổ chức dạy học, ôn tập cho học sinh.
Trước băn khoăn của một số địa phương về những khó khăn khi tổ chức thi trên máy tính, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ khẳng định, học sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 vẫn làm bài thi trên giấy. Việc tổ chức thi trên máy tính cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sẽ được tiến hành thử nghiệm trước khi áp dụng đối với những nơi đáp ứng đủ điều kiện. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ sớm công bố chi tiết các thông tin về kỳ thi năm 2021 và định hướng những năm tiếp theo để giáo viên, học sinh chủ động chuẩn bị.
Thanh Hóa điều chỉnh các môn thi vào lớp 10 THPT Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa vừa thông báo điều chỉnh các môn thi vào lớp 10 THPT năm học 2020 - 2021. Theo đó, Sở GD&ĐT Thanh Hóa thông báo điều chỉnh các môn thi lớp 10 THPT và THPT chuyên Lam Sơn năm học 2020 - 2021. Thanh Hóa điều chỉnh các môn thi vào lớp 10 THPT....