Làm sao để tăng chiều cao khi dậy thì sớm?
Em 13 tuổi, con trai, dậy thì sớm, hai năm qua vẫn chỉ cao 1,59 m. Làm thế nào để tăng chiều cao? (Hùng)
Trả lời:
Chào em!
Khi dậy thì sớm, các hormone kích hoạt sự phát triển xương khiến trẻ cao lên rất nhanh. Tuy nhiên, các đầu xương sau đó nhanh chóng đóng lại khiến trẻ không tiếp tục cao thêm nữa. Trên thực tế, nhiều em bị dậy thì sớm thường thấp hơn bạn cùng lứa và không đạt đến chiều cao mong muốn. Tuy nhiên, em đừng quá lo lắng. Chiều cao có thể cải thiện bằng tập luyện thể dục thể thao và hiệu quả nhất là đảm bảo chế độ dinh dưỡng.
Em nên bổ sung những thực phẩm sau:
Video đang HOT
- Thực phẩm giàu canxi có trong thịt, trứng, tôm, cua, cá… Canxi chiếm 99% trong cấu trúc xương và răng. Thiếu hụt canxi sẽ hạn chế chiều cao cơ thể.
- Uống nhiều sữa: Sữa chứa một hàm lượng canxi là điều cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì xương khỏe mạnh, do đó thúc đẩy chiều cao.
- Bổ sung vitamin: Vitamin A trong cải bó xôi, cải bắp, khoai lang, bông cải xanh, bí đỏ, cà rốt… giúp xương và mô phát triển. Vitamin D giúp xương chắc khỏe.
- Bổ sung kẽm từ các thực phẩm như thịt bò, thịt gà, sữa, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Kẽm giúp duy trì năng lượng và phát triển các mô.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng
Phó trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế
Viện dinh dưỡng quốc gia
Theo Vnexpress
Có thể làm giảm nguy cơ trẻ dậy thì sớm
Trẻ dậy thì sớm sẽ gây ra những vấn đề liên quan đến sức khỏe, cấu trúc xương... ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của trẻ. Vậy nguyên nhân nào gây dậy thì sớm? Việc điều trị và phòng ngừa như thế nào?
Khuyến khích trẻ vận động có thể làm giảm nguy cơ dậy thì sớm
Tuổi dậy thì thường bắt đầu ở trẻ em gái ở độ tuổi từ 8 đến 12 và ở các bé trai ở độ tuổi từ 9 đến 14. Tuổi dậy thì sớm là bắt đầu trước 8 tuổi (đối với bé gái) và trước 9 tuổi (đối với bé trai).
Các yếu tố khởi phát dậy thì sớm
Một trong những yếu tố khởi phát dậy thì sớm là gene KiSS -1 hay còn được gọi là gene GPR54. KiSS-1 là mã tổng hợp hormone kissepeptin, hormone được xác định là yếu tố di truyền khởi động hiện tượng dậy thì do làm tăng tiết hormon LHRH, làm khởi phát quá trình dậy thì. Một số trường hợp dậy thì có thể do các tín hiệu nguồn gốc ngoại vi như leptine, ghreline, IGF-1, insuline và các steroid sinh dục.
Trẻ dậy thì sớm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, hạn chế chiều cao khi trưởng thành do đầu xương đóng khép sớm, gây ham muốn tình dục trước tuổi, tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn nội tiết tố sau này. Nếu nghi ngờ trẻ dậy thì sớm, cần đến khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết ở trẻ em (nội tiết nhi khoa).
Để chẩn đoán xác định cần làm một số xét nhiệm cận lâm sàng như X - quang bàn tay và cổ tay xem có phải các xương đang phát triển quá nhanh; xét nghiệm máu, kiểm tra tuyến giáp, siêu âm vùng chậu, chụp cộng hưởng từ (MRI) để xem có bất thường nào hay không. Hiện nay, những tiến bộ của y học cho phép việc điều trị dậy thì sớm cho kết quả khả quan.
Biện pháp phòng ngừa
Một số các yếu tố nguy cơ dậy thì sớm, chẳng hạn như giới tính và chủng tộc, không thể tránh khỏi. Nhưng, có những điều có thể làm để giảm nguy cơ của trẻ phát triển dậy thì sớm, bao gồm:
- Dinh dưỡng hợp lý: Tăng cường rau củ quả cho trẻ trong bữa ăn hàng ngày, đảm bảo lượng đạm đầy đủ, không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, bơ...; không tẩm bổ quá mức, hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán... chứa nhiều chất béo khiến trẻ thừa dinh dưỡng. Chú ý lựa chọn thực phẩm an toàn, tránh mua thực phẩm trôi nổi không uy tín, không rõ nguồn gốc, thực phẩm chứa hormone tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tới dậy thì sớm.
- Khuyến khích trẻ năng vận động: vận động sẽ giúp trẻ tiêu hao năng lượng như các môn bơi, nhảy dây, đá bóng, đá cầu...
Yên Vũ
Theo anninhthudo.vn
Con cao thêm 4,3 cm sau 2 tháng, nhìn thực đơn mẹ cho ăn hàng ngày ai cũng choáng Trong vòng 2 tháng, con chị Mã tăng thêm 4,3 cm, trọng lượng cơ thể và chiều cao đạt mức lý tưởng. Hầu hết các bậc phụ huynh đều mong muốn con mình sinh ra sẽ thông minh và khỏe mạnh. Từ những giai đoạn đầu đời của con, cha mẹ luôn chú ý tới việc bổ sung dưỡng chất hỗ trợ thể...