Làm sao để người Việt để sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp?
“98% học sinh Việt Nam học tiếng Anh trung bình 7 năm nhưng không thể giao tiếp cơ bản”. Với kinh nghiệm của mình, chuyên gia ngôn ngữ tiếng Anh Mark Krzanowski nhận định về vấn đề này là chúng ta thường tập trung vào kỹ năng Đọc và Viết, trong khi nó không cần thiết trong việc giao tiếp!
Mark Krzanowski là chuyên gia ngôn ngữ tiếng Anh hiện đang là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiếng Anh Hàn lâm, Viện Nghiên cứu Quốc tế Surrey, Học viện Tài chính Đông Bắc. Mark cũng đồng thời là cựu giảng viên tại Đại học Westminster, Anh quốc. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách nghiên cứu về tiếng Anh ứng dụng, đồng thời cũng là Editor-in-Chief của tạp chí Professional and Academic English. Mark có mối quan tâm lớn tới giảng dạy, nghiên cứu tiếng Anh và ông đã có kinh nghiệm hàng chục năm giảng dạy tiếng Anh cho cả sinh viên và giáo viên – những người nói tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 ở trên khắp thế giới.
Elight đã có buổi trao đổi với Mark để tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Làm sao để người Việt có thể sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp?”.
Mark Krzanowski là chuyên gia ngôn ngữ tiếng Anh hiện đang giảng dạy tại Đại học Westminster, Anh quốc.
“98% học sinh Việt Nam học tiếng Anh trung bình 7 năm nhưng không thể giao tiếp cơ bản” (*)
Với kinh nghiệm của mình, Mark nhận định về vấn đề này “có lẽ là do phương pháp học. Theo tôi được biết ở Trung Quốc, Việt Nam hay Nhật Bản, Hàn Quốc, khi học tiếng Anh, họ thường tập trung vào kỹ năng Đọc và Viết, nhưng nó không cần thiết trong việc giao tiếp.”
“Nếu nhìn vào những học sinh châu Á, đặc biệt là những người tới từ những nơi chúng ta gọi là xã hội Nho Giáo, Khổng Tử đã dạy họ là phải phải nhã nhặn, không tìm kiếm bất kì sự mẫu thuẫn, tranh luận nào vậy nên những học sinh đến từ những nước này, họ thường hay ngại giao tiếp.” Mark chia sẻ, nếu mắc lỗi, họ còn sợ mất mặt trước bạn bè và đồng nghiệp nữa. Có những trường hợp giáo viên sửa lỗi của học sinh trước mặt mọi người và làm họ cảm thấy bị tổn thương, những lần sau đó sẽ không dám nói nữa.
Học thiên lệch về đọc – viết là một trong những nguyên nhân khiến cho việc học giao tiếp của không ít học sinh Việt Nam không hiệu quả.
Mark nhận định thêm, những học sinh đến từ Việt Nam, Trung Quốc, Nhật và Hàn gặp khó khăn khi học tiếng Anh do sự khác biệt về hệ âm tiết không phải hệ âm tiết Ấn – Âu. Để khắc phục được khó khăn này thì đó là vấn đề của sự kiên nhẫn, học sinh thường không biết điều này nên họ thường cảm thấy chán nản, cho rằng mình không thể làm được.
3 Phương pháp cải thiện khả năng giao tiếp nhanh chóng và dễ dàng nhất
Hạn chế nói tiếng Việt, ép mình vào môi trường cần sử dụng tiếng Anh
“Tôi từng có trải nghiệm dạy cho 1 nhóm học sinh Trung Quốc được gửi đến Anh quốc để học tiếng Anh. Sau khoá học, 20 học sinh đó trở về Trung Quốc và họ rất thất vọng bởi khi ở Anh, họ học trong 1 lớp “Academic English” toàn học sinh người Trung Quốc, họ giao tiếp với nhau bằng tiếng Trung, không có bất kì học sinh đến từ đất nước nào khác để giao tiếp tiếng Anh.” Mark chia sẻ, “Trong khi bạn dạy 1 lớp mà học sinh đến từ nhiều quốc gia khác nhau thì sẽ dễ hơn nhiều, vì trong lớp học như vậy, học sinh phải dùng tiếng Anh để giao tiếp và họ đều muốn thể hiển bản thân một cách tốt nhất.”
“Chủ động tạo môi trường giao tiếp cho chính mình bằng cách hạn chế nói tiếng Việt lại, tạo ra các tình huống, môi trường để ép mình nói tiếng Anh nhiều hơn.”
Quan trọng hơn cả việc học ở đâu hay học với ai là việc học sinh phải chủ động luyện tập giao tiếp, nói tiếng Anh nhiều nhất có thể. Mark chia sẻ, học sinh học ở Việt Nam thì hầu như không có môi trường giao tiếp, nhưng họ có thể có chủ động tạo môi trường cho mình nếu muốn. Hiện nay Internet hoàn toàn cho phép điều đó, họ có thể sử dụng Facebook, Skype… để nói chuyện với người nước ngoài. Hạn chế nói tiếng Việt lại, ép mình vào các tình huống phải nói tiếng Anh nhiều hơn.
Video đang HOT
Giao tiếp tiếng Anh tốt hơn hẳn nếu không quá đặt nặng việc nói chuẩn
Sẽ có những học sinh không có vấn đề gì với việc được giáo viên chỉ ra lỗi sai, nhưng với nhiều học sinh khác thì việc chỉ ra lỗi sai sẽ làm họ cảm thấy xấu hổ, tự ti và điều đó sẽ khiến họ nản chí. Thay vì điều đó, họ nên được khuyến khích giao tiếp nhiều hơn, tự tin hơn. Vì vậy cốt lỗi vấn đề ở đây sẽ là làm sao để các bạn hiểu “những lỗi sai thực tế là một điều tất yếu trong quá trình học, nên nhìn nhận nó là 1 dấu hiệu của việc chúng ta đang tiến bộ.”
“Những lỗi sai thực tế là một điều tất yếu trong quá trình học, nên nhìn nhận nó là một dấu hiệu của việc chúng ta đang tiến bộ.”
Mark cũng chỉ ra rằng, với những người học mà trên 12 tuổi thì việc nói tiếng Anh để chuẩn và hay như người bản ngữ là việc rất khó. “Một vài người thực sự có khả năng cảm âm tuyệt đối (absolute pitch) thì họ làm được, nhưng số đó không nhiều. Tôi có đồng nghiệp đang dạy ở Đại học Southampton – Giáo sư Jennifer Jenkins – bà là người mà đã lan truyền ý tưởng “English is a lingua franca” – tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế – bà ủng họ cho “comprehensible pronunciation” – phát âm có thể hiểu được”. Trên thực tế hiện nay tiếng Anh được nói ở nhiều quốc gia và dường như mọi người càng ngày càng chấp nhận các ngữ điệu khác nhau. Vậy nên việc đặt nặng để nói tiếng Anh có ngữ điệu, phát âm giống hệt người bản ngữ là không cần thiết, quan trọng vẫn là phải phát âm có thể hiểu được.
Tìm niềm vui trong việc học tiếng Anh
Mark chia sẻ, một trong những cách tốt nhất để giữ được động lực học tiếng Anh đó chính là tìm cho mình một tấm gương để noi theo. Một ví dụ điển hình của tấm gương đó là 1 nhóm nhạc thần tượng K-POP có 6 chàng trai và họ nói tiếng Anh rất tốt. Người học theo dõi hõ và nhìn thấy thành quả của họ, như vậy sẽ cho họ một động lực rất lớn để cải thiện khả năng tiếng Anh của cá nhân mình.
Để giữ được động lực học, bạn hãy tìm một tấm gương – người mà giỏi tiếng Anh để noi theo, đồng thời hãy chọn những tài liệu học đủ gần gũi và sinh động với bản thân mình.
Việc tìm tài liệu học cũng quan trọng. Nếu trình độ của bạn là mới bắt đầu thì những tài liệu học sinh động, gần gũi, kết hợp được cả những kiến thức về văn hoá quốc tế và kiến thức văn hoá về Việt Nam – chính quê hương của bạn sẽ hiệu quả hơn. Giống như cuốn sách Tiếng Anh cơ bản của Elight, tôi thấy có rất nhiều thông tin, đoạn văn bằng tiếng Anh về Việt Nam trong đó, các thông tin này sẽ giúp người học cảm thấy gần gũi và dễ dàng để tiếp cận hơn rất nhiều.
(*) Theo nghiên cứu của T. Nhan, Đại học Melbourne, Úc; Đăng trên tạp chí Internet Journal of Language, Culture and Society, 2013
Phương pháp học tiếng Anh dành riêng cho người mất gốc
Elight là tổ chức giáo dục cung cấp những giải pháp học tiếng Anh hiệu quả cho người mất gốc. Elight nổi bật với hệ thống 400 video bài giảng tiếng Anh dễ hiểu, sinh động trên Youtube hoàn toàn miễn phí.
Song song đó, Elight còn có hệ thống sách tiếng Anh cơ bản, ứng dụng học trên Website Elight Online áp dụng nhiều phương pháp được các chuyên gia ở Anh khuyên dùng như Task-based, Communicative Approach, Gamification, Blended Learning. Chương trình học được thiết kế khoa học, nâng dần từ dễ đến khó theo 6 bậc thang Bloom Taxonomy. Hình ảnh sử dụng trong sách và các khoá học của Elight được thiết kế riêng để đảm bảo tính sinh động và phù hợp, gần gũi với học viên Việt Nam.
Để biết thêm thông tin và đăng ký học, bạn có thể gọi số 0962 43 44 86 hoặc truy cập truy cập Học tiếng Anh Online cùng Elight.
Theo Dân trí
Sự thật về chàng xế công nghệ 'buôn' thả phanh với 9 ngoại ngữ gây sốt cộng đồng mạng
Chàng xe ôm công nghệ Hoàng Thanh Hải đang khiến cộng đồng mạng sôi sục trong những ngày gần đây sau khi đăng tải clip anh chàng buôn thả phanh với 9 ngôn ngữ.
Chinh phục 9 ngôn ngữ trong 6 năm
Những ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền một clip về chàng trai trong bộ đồng phục tài xế Grab Bike tự tin ngồi trước ống kính nói 9 ngôn ngữ khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Cụ thể, trong clip dài hơn 10 phút, chàng trai này đã tự tin giới thiệu và thực hành nói chuyện bằng tiếng Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Ý, Nhật... Cuối clip, anh chàng tài xế còn chia sẻ cách tự học ngoại ngữ một cách hiệu quả.
Ngay sau khi được đăng tải, đoạn clip trên đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng với rất nhiều bình luận trái chiều. Bên cạnh ý kiến tỏ ra thích thú, ngưỡng mộ khả năng nói nhiều thứ tiếng của chàng xế công nghệ, nhiều người cũng bày tỏ sự hoài nghi về tính chân thật, chính xác của đoạn clip trên.
Hoàng Thanh Hải (FB Hoàng Nguyễn Hải Mỹ) nhân vật chính trong clip chàng xế công nghệ nói 9 ngoại ngữ.
Liên hệ với nhân vật chính trong clip, được biết chàng xế công nghệ này tên là Hoàng Thanh Hải (sinh năm 1991, quê ở Hà Nam). Chia sẻ với PV báo điện tử Infonet, Hải cho biết Hải đã có 6 năm tự học ngoại ngữ. Hiện tại, Hải có thể giao tiếp cơ bản với 9 ngoại ngữ gồm: Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Do Thái, Hà Lan... Trong đó, 2 ngôn ngữ mà Hải tự tin nhất là tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Đặc biệt, để được như ngày hôm nay, Hải hoàn toàn tự học qua sách và Internet một cách miệt mài.
Chia sẻ về cơ duyên đưa Hải đến với việc học ngoại ngữ. Hải cho biết, một lần, khi đang lang thang trên bờ hồ thì có một vị khách nước ngoài bắt chuyện với anh và hỏi đường du lịch ở Hà Nội. Do lúc đó đang 'mù đặc' về ngoại ngữ nên Hải chỉ biết giao tiếp bằng cử chỉ. Sau ngày hôm đó, Hải đã tự học hỏi nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình để có thể tự tin giao tiếp với người nước ngoài ở những lần sau.
Với 10 triệu tiền tiết kiệm, Hải đầu tư mua một chiếc máy tính và tự học ở nhà. Hải bắt đầu học và làm quen với tiếng Anh đầu tiên. Để lấy cảm hứng cho việc học, cậu nghe nhạc, hát theo các bài hát, sau đó học từ mới, đặt câu và luyện nói những câu giao tiếp đơn giản.
'Mình chia thành các chủ để, sau đó luyện nói, luyện nghe thành thạo rồi tự thực hành bằng cách bắt chuyện với người nước ngoài. Chủ đề nào giao tiếp tự tin thì lại chuyển sang học chủ đề mới' - Hải chia sẻ.
Hải giao tiếp với một nhóm người đến từ Pháp bằng tiếng Pháp
Hoàng Thanh Hải cho biết, công việc chính của anh hiện tại là chạy Grab Bike và đi ship hàng. 'Mình dành khoảng 8-10 tiếng để học mỗi ngày. Thực chất, thời gian để mình học ở nhà chỉ khoảng 1-2 tiếng, thời gian còn lại thì mình tranh thủ lên bờ hồ tìm gặp người nước ngoài để thực hành trực tiếp', Hải cho biết thêm.
Thời gian đầu, Hải phát âm sai rất nhiều, ngữ pháp thì rất tuềnh toàng nên những lần đầu đi 'săn tây' của anh chàng này gặp không ít thất bại. "Đi gặp người nước ngoài trên phố và bắt chuyện thì phải chấp nhận bỏ qua sự xấu hổ, thậm chí tỉ lệ họ đồng ý cũng chỉ có 50%, có những người rất nhiệt tình nhưng có người lại không hề muốn tiếp chuyện chút nào do không muốn bị làm phiền' - Hải cho biết.
Những người bạn đến từ Tây Ban Nha không khỏi ngạc nhiên trước chàng xế công nghệ lại có thể nói chuyện bằng ngôn ngữ của nước mình.
Sau gần 1 năm miệt mài học tiếng Anh, Hải đã có thể nói chuyện và giao tiếp đơn giản với người nước ngoài. Sau đó, chàng xế công nghệ này tiếp tục học thêm các ngoại ngữ khác như: Tây Ban Nha, Đức, Ý, Nhật... cũng bằng cách tự học tương tự. Việc lựa chọn ngôn ngữ để học cũng được Hải chắt lọc một cách khoa học, bài bản. Hải quan tâm đến những ngôn ngữ nằm trong nhóm những ngoại ngữ phổ biến nhất thế giới, cùng ngữ hệ và có liên quan về ngữ pháp để học.
Theo Hải, mỗi ngoại ngữ đều có cái khó riêng nhưng nếu chăm chỉ, kiên trì và có phương pháp học thì tiến bộ rất nhanh. 'Tiếng Anh khó phát âm ở những âm gió, tiếng Tây Ban Nha lại khó ở các âm tiết, đặc biệt là âm r, tiếng Đức thì ngữ pháp khá rắc rối. Trong khi đó, tiếng Nhật và tiếng Trung thì khó ở ngữ điệu và mặt chữ... Bù lại, một số ngôn ngữ có nét tương đồng, ví dụ như từ vựng của tiếng Anh và tiếng Pháp khá giống nhau, nên nếu biết cách học thì rất nhanh ', Hải nói.
Khi được hỏi về thành tích ngoại ngữ thời còn học phổ thông, Hải thừa nhận mình học kém do không tìm được sự thích thú. 'Một sự thật là cách dạy tiếng Anh ở cấp phổ thông của chúng ta vẫn nặng về dạy ngữ pháp, trong khi ngoại ngữ là để giao tiếp, để hiểu nhau. Một ngôn ngữ mà không để giao tiếp thì chỉ là ngôn ngữ chết' - Hải chia sẻ.
Ngoại ngữ - Cánh cửa mở ra tri thức mới.
Theo chia sẻ, trước đây Hải đã từng có thời gian học ngành cơ khí, kế toán nhưng đều bỏ ngang vì không tìm được ở những ngành học này sự đam mê thích thú. Sau đó, để có tiền trang trải cuộc sống, Hải nhận đi ship hàng và lái xe ôm công nghệ. Tuy nhiên, để có thể dành thời gian cho việc học được thuận lợi, mỗi ngày Hải chỉ nhận chạy 5-6 đơn hàng đủ để trang trải cuộc sống.
Theo chân Hải trong một buổi đi 'săn tây', anh chàng khá chủ động và không ngại tiến đến gần những vị khách người nước ngoài đang dạo phố trên bờ hồ. Theo Hải, những người nằm trong nhóm mục tiêu để bắt chuyện là người đang ngồi chơi hóng mát, đi theo nhóm cũng không thành vấn đề. Nhưng nếu họ đang mải với một công việc gì khác thì tốt nhất là không nên đến bắt chuyện, bởi như thế thì không khác gì làm phiền.
Để chứng minh, Hải tiến đến một cô gái đang đeo hờ tai nghe đọc sách bên bờ hồ, kèm theo câu chào rất lịch sự là một nụ cười tươi rói nhưng cô nàng chỉ đáp lại bằng một nụ cười hờ hững. 'Tỷ lệ chỉ có 50/50 thôi, nhưng có những người nhiệt tình lắm. Lần trước, khi chở một anh khách người Thụy Sỹ, mình có nói chuyện và biết anh có thể nói tới 6 ngoại ngữ và rất nhiệt tình chia sẻ' - Hải cho biết.
Hải tranh thủ học ở bất kì đâu. Bí quyết của anh chàng là thực hành thật nhiều
Trước đó, PV vẫn còn rất hồ nghi với việc chàng trai này có thể buôn thả phanh 9 ngoại ngữ như đã giới thiệu nhưng chỉ 1 tiếng đi cùng Hải trong một buổi 'săn tây' thì PV đã bị thuyết phục hoàn toàn. Hải rất tự tin khi đứng nói chuyện với những vị khách du lịch nước ngoài. Trước tiên, Hải chào bằng tiếng anh, sau khi biết người này đến từ nước nào là Hải lập tức 'chuyển kênh' sang ngôn ngữ của họ trước sự ngạc nhiên của những vị khách nước ngoài.
Một cậu sinh viên người Đức đang đi du lịch bụi sau một hồi tiếp chuyện Hải cho biết, khả năng nói tiếng Đức của Hải khá tốt, tuy vẫn còn một số chỗ phát âm chưa thật sự chuẩn nhưng với một ngôn ngữ khó như tiếng Đức thì nói được như thế là rất tốt rồi.
Việc học ngoại ngữ không chỉ giúp Hải hiểu thêm về nền văn hóa của các đất nước trên thế giới mà còn giúp cậu có thêm những người bạn mới. Nhiều lần đi đường, nhiều vị khách nước ngoài tỏ ra ngạc nhiên, bất ngờ khi Hải không chỉ nói được tiếng Anh mà còn có thể nói được ngôn ngữ của đất nước họ. 'Ban đầu, nhiều vị khách đến từ Đức, Tây Ban Nha... nói chuyện với tôi bằng tiếng Anh, nhưng sau khi họ biết tôi có thể nói tiếng của đất nước họ, thì họ thích thú. Khi mình nói một ngôn ngữ để họ hiểu thì chỉ dừng ở mức độ giao tiếp nhưng khi mình nói bằng ngôn ngữ của họ thì mới có thể chạm đến trái tim của họ', Hải cho biết.
Theo Hải, việc học ngôn ngữ ban đầu chỉ là do muốn nói được ngoại ngữ để có thể giao tiếp với người nước ngoài. Tuy nhiên, càng bước sâu vào thế giới của ngôn ngữ thì Hải lại càng bị nó mê hoặc. Hải cho biết, ngoại ngữ chính là cánh cửa để mình tiếp xúc với tri thức mới. Học để giao tiếp được thì không khó, thậm chí cũng chẳng cần ngữ pháp. Khó nhất là để có thể đọc hiểu và viết được. 'Nhiều người hỏi mình bí quyết để có thể học ngôn ngữ, tất nhiên vẫn có một số mẹo nhưng thực chất bí quyết của mình là không có bí quyết gì cả. Cái gì cũng cần phải có sự yêu thích và kiên trì' - Hải bộc bạch.
Hải thừa nhận do mới học và chủ yếu là tự học nên rất nhiều ngoại ngữ Hải phát âm chưa chuẩn, còn phải sửa nhiều. Trong gian tới, chàng xế công nghệ này ấp ủ mong muốn thành lập một câu lạc bộ tự học ngoại ngữ cho các bạn yêu thích, đam mê. Ngoài ra, cậu cũng ước mơ sẽ được đặt chân đến các nước mà mình đang học ngôn ngữ để hiểu hơn về văn hóa của người dân bản địa.
Theo tiin.vn
Từ khu ổ chuột, cô gái Philippines trở thành hiệu trưởng ĐH Mỹ, thành thạo 6 thứ tiếng Tiến sĩ Astrid Tuminez, nữ hiệu trưởng đầu tiên trong lịch sử của Đại học Utah Valley (UVU - bang Utah, Mỹ) đang gây "sốt" mạng xã hội với video chào đón tân sinh viên bằng 6 thứ tiếng, thu hút hàng trăm nghìn lượt xem chỉ sau vài ngày đăng tải. Theo trang Coconuts Manila đưa tin, trong video được đăng bởi...