Làm sao để HS lớp 8 không “sợ” khi phải vẽ người?
Thầy Trần Trung Hiền đã sáng tạo ra một cách dạy vẽ về người khá chi tiết, dễ tiếp thu, chi phí rẻ… có thể áp dụng rộng rãi cho bộ môn dạy Mĩ thuật lớp 8 trên toàn quốc.
Học sinh cấp 2 thường sợ khi có bài vẽ người
Thực tế hiện nay, học sinh THCS đang gặp rất nhiều khó khăn khi vẽ các đề tài về người như: Hình ảnh mẹ, hình ảnh chú bộ đội; hoặc hoạt động của con người trong đề tài các trò chơi dân gian, đề tài an toàn giao thông…Có bài vẽ nào liên quan đến vẽ người, các em cảm thấy lo sợ và thường tìm cách đối phó như nhờ sự giúp sức của người lớn: bố mẹ, anh chị, thậm chí là nhờ hoạ sĩ; hoặc sao chép lại lại của nhau bằng cách dùng giấy can lại.
Việc này do ở lớp 6 và lớp 8 chỉ có một vài tranh minh hoạ cho một số bài, hình ảnh thường chụp ở SGK ra, không đẹp và không tạo được sự hứng thú cho học sinh; Như chương trình lớp 8 tại tỉnh Đồng Nai chỉ có 4 bài hướng dẫn vẽ về người, chủ yếu các em được thầy cô giới thiệu sơ lược vì thời gian chỉ có 45 phút; giáo viên thị phạm thậm chí còn hạn chế, thiếu thực tế.
Bộ mô hình có cấu tạo đơn giản song đảm bảo tính sư phạm, tạo hứng thú cho học sinh khi vẽ về người
Còn đối với chương trình ở lớp 7 và lớp 9 thì tuyệt đối không có bài vẽ, tóm lại tranh minh hoạ về người cho các em còn rất ít, không đáp ứng được yêu cầu bộ môn. Trong khi đó, phần đông giáo viên ngại làm đồ dùng dạy học (ở đây là tranh ảnh về người) để phục vụ cho tiết dạy của mình.
Giáo viên Trần Trung Hiền (trường THCS Hùng Vương, TP.Biên Hoà, Đồng Nai) từ thực tế giảng dạy nhiều năm đã hoàn thành giải pháp “Thực hiện các bước vẽ về người lớp 8″ đạt được giải nhì, nhận được cúp và giấy khen của Sở KH&CN tỉnh Đồng Nai; giấy khen của chủ tịch UBND TP.Biên Hoà. Đây cũng là báo cáo nghiệm thu đề tài hội thi “Sáng tạo giáo dục” dành cho cấp THCS (do Bộ GD&ĐT phát động) của tác giả.
Bộ đồ dùng dạy học dễ làm
Video đang HOT
Theo đó, bộ đồ dùng dạy học (mô hình thực hiện) các bước vẽ về người của giáo viên Trần Trung Hiền có cấu tạo khá đơn giản song đảm bảo tính sư phạm, hình ảnh đẹp đạt yêu cầu về mĩ thuật, kĩ thuật. Đạt hiệu quả cao trong việc tạo hứng thú học tập, kích thích óc tìm tòi, sáng tạo của học sinh.
Mô hình này gồm 1 bảng mi-ca trắng (80 x 110cm) có giá đỡ và 4 bộ tranh được vẽ trên giấy cứng (cùng khổ trên), các loại ảnh thực hiện các bước vẽ về người. Ngoài ra còn có một giá phụ treo tranh.
Học theo mô hình này, thì vẽ về người được chia thành 4 phần: Đầu tiên là giới thiệu tỉ lệ khuôn mặt người, học sinh được biết những nét cơ bản tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người, hình dáng một số khuôn mặt. Thấy được những điểm chung trên khuôn mặt như: tóc, tai, mắt, mũi và miệng. Các dạng khuôn mặt hình trái xoan, hình tròn hoặc vuông chữ điền.
Tiếp đến học sinh được vẽ chân dung (bạn): Các em hiểu được thế nào là vẽ chân dung, biết được cách vẽ chân dung bạn học hay người thân. Diễn tả được các trạng thái tình cảm của khuôn mặt như: vui, buồn, cười, khóc, trầm tư, suy nghĩ…
Giới thiệu tỉ lệ cơ thể người thường là bài học mà các em rất thích thú, giúp học sinh hiểu vẻ đẹp cân đối của cơ thể, tương quan tỉ lệ các bộ phận thay đổi theo độ tuổi như: trẻ em, thiếu niên và người trưởng thành để biết được dáng người thấp, tầm thước hay cao.
Cuối cùng giáo viên giúp học sinh tập vẽ dáng người: các tư thế đi, đứng, chạy nhảy; các dáng vận động cơ bản của con người, thể hiện thông qua tư thế đầu, thân, tay và chân.
Nên triển khai rộng rãi giải pháp “các bước vẽ về người lớp 8″
Hình vẽ mẫu của giáo viên Trần Trung Hiền rõ ràng, dễ thực hành, đảm bảo mĩ thuật.
Mô hình mà giáo viên Trần Trung Hiền đưa ra để dạy vẽ về người cho học sinh lớp 8 có lợi thế là các hình vẽ rất chi tiết và có hệ thống rành mạch, dễ hiểu. Điều này giúp cho giáo viên thị phạm đỡ phải vẽ bảng.
Các vật liệu sử dụng làm mô hình ít tốn kinh phí, gọn nhẹ, di chuyển dễ dàng. Khi cần có thể ôn lại kiến thức cũ một cách nhanh chóng, học sinh có thể thực hành ngay tại nhà. Từ đó tạo hiệu ứng học sinh tiếp thu bài nhanh, có hứng thú học tập.
Vì thế giải pháp “Thực hiện các bước vẽ về người lớp 8″ thực sự cần thiết để có thể triển khai rộng rãi, ứng dụng về giảng dạy bộ môn Mĩ thuật trên toàn quốc.
Theo Việt Báo
Tân sinh viên rục rịch chuẩn bị lễ 20/11
Tuy còn hơn 10 ngày nữa mới đến ngày Nhà giáo Việt Nam nhưng lúc này có rất nhiều teen đã bắt đầu rục rịch chuẩn bị những món quà để tặng thầy cô giáo...
Chuẩn bị những món quà thật ý nghĩa.
Quà là thành ý mà mỗi người học sinh muốn bày tỏ lòng cám ơn của mình đến thầy cô giáo. Vì thế, việc chọn quà như thế nào vừa đẹp, vừa ý nghĩa là điều mà bất kì teen nào cũng muốn.
H.Mai (SV ĐH Kiến Trúc) chia sẻ: "Mình là dân kiến trúc, tớ đã tự làm một mô hình ngôi nhà bằng tăm tre cực kì tinh xảo. Món quà này tớ quyết định tặng cho cô chủ nhiệm năm 12 năm ngoái vì cô đã giúp đỡ tớ rất nhiều. Hy vọng món quà này sẽ có ý nghĩa với cô."
M.Tuyết (SV ĐH Đông Á) có kể: "Tụi tớ quyết định hùn tiền vô rồi mua hoa tặng các giảng viên, sau đó rủ nhau về trường cũ, thăm các thầy cô giáo cũ cấp 3".
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Và một bữa tiệc hoành tráng
Nhiều bạn nhận thấy vẫn còn khá nhiều bạn trong lớp còn rụt rè chưa làm quen được với môi trường mới nên nhân dịp ngày 20/11 cùng nhau tổ chức một bữa tiệc nho nhỏ để các bạn có cơ hội gần gũi và hiểu nhau nhiều hơn.
T.Khánh (SV ĐH KHTN) có nói: "Ý định biến ngày 20/11 thành một bữa tiệc liên hoan để chúc mừng cô giáo đã được giữ bí mật. Tụi tớ quyết định sẽ tụ tập lại nấu nướng ở nhà một bạn rồi sau đó mời cô tới góp vui. Tớ thấy mấy năm trước cứ tặng quà xong là chẳng có chút kỉ niệm vui vẻ gì cả, năm nay lên ĐH thì phải khác. Có mấy cuộc vui như thế này thì lớp mới hòa đồng lên được."
Hoặc các bạn có thể tổ chức đi chơi xa với thầy cô. Nếu muốn tổ chức được một chuyến đi thì tốt nhất teen nên tổ chức trước khoảng 2, 3 ngày, chứ không nên đi vào đúng ngày 20. Vì ngày 20 thầy cô thường phải ở nhà để đón học trò tới thăm vì thế trước 2, 3 ngày là thời điểm thích hợp nhất. Đồng thời teen nên tính toán trước chi phí và thuê xe.
Và đây cũng chính là thời điểm thích hợp để teen có thể thông báo lại tình hình học tập của mình cho thầy cô cũ biết. Cùng nhau nhắc lại những kỉ niệm trước đây, cùng nhau kể lại những khó khăn khi bước vào một môi trường học mới... Thầy cô ai cũng đều muốn biết cuộc sống của học trò mình sau khi rời mái trường phổ thông.
20/11 là thời điểm để ta tưởng nhớ về những công ơn dạy dỗ của thầy cô, là ngày để ta bày tỏ lòng kính trọng của mình với những người đã mang tri thức đến cho chúng ta. Vì thế, đến ngày này dù ta có bận bịu đến thế nào thì ta cũng nên dành thời gian để bày tỏ sự biết ơn của mình đến với thầy cô, bạn nhé!
Theo PLXH
Bộ Giáo Dục cấm học sinh đưa thông tin không lành mạnh lên mạng Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Điều lệ Trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Trong đó, cấm học sinh đưa thông tin không lành mạnh lên mạng. Dự thảo Điều lệ quy định 6 hành vi học sinh không được làm, cụ thể như: Không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo...