Làm sao để học sinh không chán học môn lịch sử?
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển đại học năm 2019, môn lịch sử có điểm trung bình là 4,3 với 70% số bài thi dưới 5 điểm, “đội sổ” về kết quả thi THPT quốc gia năm nay.
Vậy là một lần nữa, môn lịch sử lại có số điểm dưới trung bình cao so với các môn thi khác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự “sợ hãi” của học sinh đối với môn học lịch sử…
Học sử để thêm yêu đất nước
Nguyễn Thế Hùng
Để xảy ra tình trạng trên, về phía nhà trường, một trong những nguyên nhân là do giáo trình và phương pháp dạy môn lịch sử của đội ngũ giáo viên nói chung chưa tốt, chủ yếu bắt học sinh học thuộc lòng nhiều sự kiện, nhiều con số khô cứng…
Còn về phía phụ huynh và học sinh, đa số xem nhẹ môn học này, họ chỉ đầu tư vào học toán, lý, hóa, tiếng Anh, tin học… để dễ chọn ngành nghề, trường đại học, có tương lai, cơ hội việc làm… tốt hơn. Qua đó, không ít ý kiến cho rằng, Bộ Giáo dục – Đào tạo cần có một tổ nghiên cứu để lý giải tại sao môn lịch sử luôn là môn học tạo cho học sinh sự “chán chường” và “sợ hãi” nhất so với các môn học khác.
Vậy có phải là học sinh ngày nay do nhiều nguyên nhân mà thờ ơ với lịch sử dân tộc không? Không hẳn thế, vì trong thực tế, có rất nhiều bạn trẻ ngày nay thuộc lịch sử và các sự kiện lịch sử của Trung Quốc nhiều hơn lịch sử nước nhà.
Điều này có thể dễ dàng lý giải vì chắc chắn một điều rằng, các bạn học sinh đó không có mấy người đọc những bộ sử của Trung Quốc. Khi được hỏi thì đa số các bạn đều thú nhận biết sử Trung Quốc qua các bộ phim về lịch sử, dã sử của họ.
Một cảnh trong phim “Vượt qua bến Thượng Hải”.
Như chúng ta đã biết, rất nhiều bộ phim lịch sử của Trung Quốc có chủ ý xây dựng làm sao để làm nổi bật lên được một cách rõ nhất “Tinh thần và hồn cốt Trung Hoa”. Những bộ phim lịch sử hay của họ thường là phim lịch sử – dã sử. Có nghĩa là từ những sự kiện lịch sử có thật, nhưng sự thật đó nhiều khi chưa đến 30% bộ phim, những nhà làm phim đã hư cấu nghệ thuật lên đến 70%.
Tất nhiên là họ vẫn giữ được những con người và sự kiện là những cột mốc quan trọng của giai đoạn lịch sử đó. Chính phần hư cấu nghệ thuật đó đã làm nổi bật lên được tinh thần Trung Hoa và tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn đối với người xem. Xét cho đến cùng thì mục đích của môn học lịch sử là thầy cô giáo truyền cho học sinh tinh thần dân tộc, cái hồn của núi sông, lòng biết ơn với tổ tiên, tự hào với truyền thống và yêu đất nước mình hơn.
Để đạt được mục đích đó, song song với nhà trường, các nhà làm phim, bằng tài năng của ê kíp làm phim, từ tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên… tái hiện được những giai đoạn lịch sử, nhân vật lịch sử mang đậm hồn cốt dân tộc, từ phục trang, lời ăn tiếng nói, điệu đi dáng đứng và những hành xử…
Qua những bộ phim đó, giai đoạn lịch sử đó, những nhân vật lịch sử đó đã khắc sâu và đọng lại ở người xem, đến một lúc nào đó, người xem sẽ “đóng đinh” nhân vật lịch sử trên phim với nhân vật lịch sử ngoài đời.
Để làm được điều đó thì nhà trường bắt buộc phải thay đổi giáo trình, đừng bắt học sinh phải học thuộc những số liệu khô khan, diễn biến dài dòng của những trận đánh, những chiến dịch… và nhà làm phim, việc đầu tiên là phải có phân kỳ lịch sử để chọn lựa phương pháp sáng tác. Chúng ta có thể lấy mốc tháng 8 năm 1858, quân viễn chinh Pháp cùng Tây Ban Nha đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Sài Gòn.
Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp trở về trước gọi là lịch sử – cổ trang. Làm phim về thời kỳ này, chúng ta có thể đưa tỷ lệ hư cấu nghệ thuật vào được nhiều hơn nhưng vẫn phải giữ được những sự kiện, những con người, những cột mốc quan trọng của các thời kỳ lịch sử.
Vì về thời kỳ lịch sử này, chúng ta không còn giữ được nhiều tài liệu, thư tịch, tác phẩm văn chương… nên muốn làm phim hấp dẫn thì buộc phải có tỷ lệ hư cấu nghệ thuật cao, trình độ diễn xuất giỏi của diễn viên, tầm nhìn bao quát và tài năng của đạo diễn.
Thời kỳ thứ hai là từ năm 1858 đến năm 1945 và thời kỳ thứ ba là từ năm 1945 đến nay. Hai thời kỳ này còn có nhiều tư liệu lịch sử, văn học, nghệ thuật, nên việc dựng phim sát với diễn biến lịch sử dễ dàng hơn, nhưng dù muốn dù không cũng phải chú ý đến tỷ lệ hư cấu nghệ thuật sao cho phim đạt được đến độ hấp dẫn người xem, nhưng không làm sai lệch lịch sử.
Thực tế, nếu chúng ta có những nhà biên kịch, đạo diễn, diễn viên giỏi, cộng với sự quan tâm của nhà nước thì những sự kiện lịch sử như “Loạn 12 sứ quân” thời Đinh Bộ Lĩnh; “Lê Hoàn phá Tống bình Chiêm”; “Nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên Mông”; “Lê Lợi chiến thắng giặc Minh”; “Trịnh Nguyễn phân tranh”; “Quang Trung đại phá quân Thanh”… đều có thể xây dựng được những bộ phim lịch sử, dã sử hay và hấp dẫn không kém gì những sự kiện lịch sử và phim lịch sử của Trung Quốc. Nếu chúng ta làm được điều đó, tin rằng một ngày không xa: “Dân ta đều biết sử ta” và môn lịch sử thực sự là môn học được đón đợi nhất của các em học sinh.
Nhà văn, đạo diễn Nguyễn Trọng Văn, nguyên Trưởng ban Văn nghệ, Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội: Khâu liên hệ giữa các ngành văn hóa nghệ thuật còn khá lỏng lẻo
Cũng phải nói thật rằng, “kiến thức về lịch sử” của chúng ta (tôi nhấn mạnh) còn rất hạn chế. “Vòng xoáy kim tiền” tức là chuyện học gì? Học để làm gì? Luôn luôn tồn tại một suy nghĩ là “Học những môn học, những ngành học dễ kiếm tiền, dễ xin việc”. Vậy thế là “không thành chủ trương” nhưng nhiều bậc cha mẹ, nhiều học sinh đổ xô vào những môn học dạng “thuận cho kinh tế”. Ý thức học môn lịch sử chỉ là để đủ tốt nghiệp đã khiến học sinh học cho xong việc, học cho kỳ thi tốt nghiệp mà thôi.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khuyên “Dân ta phải biết sử ta”, dường như Bác đã “linh cảm” thấy sự thật hiện nay? (tôi giả thiết).
Video đang HOT
Về cách dạy môn lịch sử, tôi xin phép không động đến chuyên môn sư phạm, tôi thấy dường như chúng ta chưa để ý đến việc hình thành ý thức “nghe sử, nhớ sử” cho các em học sinh? Nhẽ ra ngay từ lớp mẫu giáo, việc giáo dục “ý thức nghe sử, nhớ sử” đã phải được tiến hành thông qua những câu chuyện về lịch sử ngắn gọn và hợp với tâm lý trẻ em.
Ví dụ như: Kể và cùng các em chơi những trò chơi đơn giản, chẳng hạn sau khi kể về sự tích Vua Hùng xong thì cô trò cùng chơi trò chơi nào đó, giả như trò chơi nhặt đủ 100 quả trứng (trứng giả thôi) cho vào giỏ. Cứ thế đến từng lớp tiếp theo.
Câu chuyện kể về lịch sử sẽ tăng dần cấp độ cho đến khi các em được học sử một cách chính thức và theo hệ thống. Cách dạy và cách học xưa nay thường “xa rời thực tế”, nghĩa là thầy cô đứng trên lớp giảng bài, học sinh nghe và chép. Cách đó khó nhớ lâu. Theo tôi, cho dù là lớp thấp hay lớp cao thì việc dạy sử và học sử rất cần “trực quan sinh động”. Đó có thể là: Trò chơi, diễn kịch, vẽ tranh, kể chuyện, dã ngoại tới các địa danh lịch sử, tham quan bảo tàng và xem phim (bao gồm xem phim tài liệu và phim truyện).
Tôi xin đề cập đến phim lịch sử. Dường như xưa nay ở ta, khâu liên hệ giữa các ngành văn hóa nghệ thuật còn khá lỏng lẻo, nếu không muốn nói là anh làm việc anh, tôi làm việc tôi, chẳng liên quan tới nhau. Chỉ nói về phim thôi đã thấy: Người làm phim thì cứ làm phim. Phim truyện lịch sử chẳng hạn, rất hiếm, ngoại trừ những bộ phim “Nhà nước đặt hàng” ra thì hầu hết mọi người làm phim đều “ngại” làm phim lịch sử. Đơn giản là… tiền đâu? Và cũng đơn giản là “Sợ không có người mua vé tới xem”.
Vấn đề này nếu như “ông Nhà nước” đứng ra “chủ trì” để khâu nối các nhà làm phim với ngành Giáo dục, để hai bên “cùng hợp tác”. Nghĩa là phim sản xuất ra, ngoài phục vụ nhiệm vụ chính trị còn phải (đương nhiên) phục vụ cả nhiệm vụ giáo dục phổ thông.
Theo đó, Nhà nước cần có chủ trương đặt hàng các nhà làm phim “phim hóa” những bài học lịch sử bằng cách lồng ghép vào nội dung của phim, hoặc làm riêng những bộ phim về lịch sử. Thực ra phim về đề tài lịch sử chúng ta cũng đã có một số thành công, nhưng đấy là “sự thành công cá nhân” theo kiểu ngẫu hứng của nhà sản xuất phim mà thôi, chứ hoàn toàn không có dụng ý cho giáo dục.
Và lại cũng có một số phim về đề tài lịch sử lại sa vào hướng “thương mại hóa”, dẫn tới không có tác dụng học tập hay giáo dục. Chúng ta đang thiếu (vắng) những phim truyện lịch sử đúng nghĩa mà vẫn rất nghệ thuật.
Về phim thì có lẽ phim tài liệu đề tài về lịch sử là “dễ” hơn cả, vậy mà phim tài liệu hiện nay có đề tài này cũng rất ít, nếu như không muốn nói là gần như không thấy. Thay vì những bài học “chay” trên lớp, chúng ta nên “trực quan” hơn khi cho học sinh học môn lịch sử. Làm phim tài liệu nhanh hơn và ít tốn kém hơn làm phim truyện nên theo tôi, chúng ta nên tăng cường làm phim tài liệu có đề tài lịch sử.
Có đề tài lịch sử ở đây nên hiểu là những nhà làm phim và nhà giáo dục rất cần “liên kết” với nhau. Thứ nhất là chúng ta có những “bài học lịch sử mắt thấy tai nghe” theo hệ thống giáo trình, giáo khoa lịch sử phổ thông hiện hành và thứ hai là chúng ta có được “đầu ra” cho phim tài liệu đề tài lịch sử. Học sinh được “trực quan” hơn sẽ thấy thú vị, thấy thích thú và thấy nhớ bài học. Nhà trường và nhà sản xuất phim tài liệu phải là một.
Tiếp nữa là “các nhà đầu ra khác”, tức là các đài truyền hình, rạp chiếu phim, câu lạc bộ… cũng nên tăng cường công chiếu phim tài liệu đề tài lịch sử một cách hệ thống theo sát quy trình giáo dục, đây là sự phối hợp vì sự nghiệp trồng người. Và có như thế môn học lịch sử sẽ trở nên hấp dẫn và hiệu quả.
Đạo diễn, diễn viên, NSƯT Trần Quốc Trọng: Điện ảnh Việt Nam chưa bao giờ theo kịp văn học Việt Nam
Có một thời gian, dòng phim được gọi là “phim lịch sử” đã tốn khá nhiều giấy bút trong việc mổ xẻ và phân tích. Xét cho cùng, không cứ riêng điện ảnh Việt Nam, mà điện ảnh thế giới cũng vậy. Mỗi khi có một phim “thuộc dòng phim lịch sử” ra đời là công chúng cũng như các nhà phê bình luôn dõi theo một cách sát sao. Trong bối cảnh và môi trường như vậy, điện ảnh Việt Nam cũng đã và đang cố gắng đưa những tác phẩm mang tính lịch sử lên màn ảnh. Nhưng dường như sự thành công về lĩnh vực này vẫn đang là những con số không đáng buồn.
Đã có không ít người “cưỡng bức lịch sử” áp đặt vào với “cổ trang”. Đó là hai khái niệm riêng biệt. Có chăng chúng có chút na ná nhau vì bên cạnh chúng có cái bóng của lịch sử. Còn đó là cái lịch sử gì lại là một chuyện khác. Vậy để có phim về lịch sử hay, chúng ta cần những yếu tố nào? Ở đây tôi chỉ nói riêng về “đạo diễn và diễn viên”.
Cho dù là ở vị trí đạo diễn hay diễn viên thì điều cần nhất là hiểu rõ giai đoạn lịch sử mà mình đang tái hiện. Và đó phải là chính sử chứ không phải… giả sử. Trên cái phông nền lịch sử đó, người đạo diễn sáng tạo ra những xung đột kịch tính v.v…
Và người diễn viên cần thấu hiểu nhân vật của mình phải chuyển tải thông điệp gì để thực hiện thành công ý đồ của đạo diễn. Còn nói về chữ “đủ” thì xin nói luôn một câu: “Điện ảnh là một trò chơi tốn kém”. Có những đạo diễn làm phim tốn hàng vài chục triệu đô. Nhưng cũng có những đạo diễn làm phim với vài trăm nghìn đô… Và họ đều có những thành công nhất định.
Cũng có người đã đặt câu hỏi: Phải chăng chúng ta chưa có những bộ phim về lịch sử hay là vì chúng ta chưa có những tác phẩm văn học hay xứng tầm với lịch sử? Điều này sai hoàn toàn. Phải nói chính xác hơn là “điện ảnh Việt Nam chưa khi nào theo kịp được với văn học Việt Nam”.
Văn học đã và đang có nhiều tác phẩm lịch sử hay và có giá trị, đã và đang được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Phim Việt Nam cũng đã từng có những tác phẩm về đề tài lịch sử và ít nhiều cũng có những thành công nhất định, nhưng để đạt được dấu ấn mạnh mẽ và gây ấn tượng thì dường như vẫn còn khá xa vời. Bởi hầu hết các tác phẩm về đề tài lịch sử đều do nhà nước đặt hàng hoặc tài trợ nên vẫn chỉ dừng lại ở “những bản anh hùng ca viết dở”.
Nhà văn Hà Phạm Phú, nguyên Giám đốc Hãng phim Hội Nhà văn: Phải có nền công nghiệp điện ảnh
Khánh Hà (thực hiện)
- Thưa nhà văn Hà Phạm Phú, thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng có nêu hiện tượng chán học môn lịch sử, và điểm sử của kỳ thi THPT năm nay có đến hơn 70% dưới điểm trung bình. Theo ông đâu là nguyên nhân chính?
Lịch sử là những gì đã diễn ra. Nhà sử học không chỉ CHÉP SỬ, mà còn VIẾT SỬ. Phần chép có thể là những sự kiện, những mốc giới, những nhân vật… nói chung là khả tín. Nhưng phần viết sử thì có vấn đề. Đó là do nhà sử học bị định hướng bởi quan điểm học thuật, quan điểm chính trị đương thời, lại do hạn chế về trình độ và kiến văn, đặc biệt là bị ràng buộc bởi ý muốn của nhà cầm quyền, của người trả lương. Vì thế, tôi cho rằng, ngay cái gọi là chính sử cũng phiến diện. Nếu nhìn nhận như thế thì môn sử là môn có sức hấp dẫn, học môn sử là khám phá để tiệm cận đến lịch sử chân thật – lịch sử đích thực.
- Thế thì tại sao học sinh lại chán học môn lịch sử?
Đây là một câu hỏi khó, để trả lời phải đề cập đến nhiều vấn đề. Trước hết nói về học sinh. Con người sinh ra, lớn lên, rồi bước vào đời nói chung ai ai cũng đều phải qua cửa trường học. Trường học trang bị cho người ta kiến thức: kiến thức về tự nhiên, về xã hội, về lịch sử. Nhà trường giúp học sinh tự phát hiện ra mình, khơi dậy khả năng sáng tạo và hoàn thiện nhân cách.
Trong nhà trường, lịch sử chỉ là một trong nhiều môn mà học sinh được học tập. Do áp lực về nghề nghiệp kiếm sống thì việc học lệch là không thể tránh khỏi. Nhìn theo con mắt vụ lợi thì toán, lí, hóa… mới quan trọng.
Nhưng những người vụ lợi đâu có biết, môn lịch sử quan trọng đến như thế nào, tôi cho là nó giúp con người có được tầm nhìn thế giới, giúp tìm thấy chỗ đứng không chỉ cho mình mà còn cho cộng đồng, cung cấp cho chiếc thang để đạt đến tầm cao.
- Thế thì phải có nguyên do…
Phải có nguyên do chứ! Có thể là do nội dung mà sách giáo khoa hoặc giáo trình cung cấp cho học sinh. Nội dung nếu là một chiều, bị cắt xén, áp đặt, không kích thích được trí tò mò, ham hiểu biết, khao khát sự tìm hiểu sẽ gây cho học sinh chán. Có thể là do người dạy.
Giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức, mà cái chính phải là người giúp đỡ, vun vén khả năng tìm tòi phản biện cho học sinh, truyền cảm hứng, nỗi say mê cho học sinh. Nếu giáo viên không thấy được thiên chức đó, không làm được việc đó, chắc chắn học sinh sẽ thất vọng, sẽ chán học.
Nội dung sách giáo khoa, chương trình đào tạo dính đến triết lí giáo dục, đường lối giáo dục. Người ta kì vọng gì ở lớp học sinh sẽ ra trường ngày mai, các em sẽ trở thành những người chủ sáng tạo, thiết kế ra một cuộc sống hàm chứa được những giá trị phổ cập của nhân loại, hay chỉ là những con ong thợ hoạt động theo chương trình đã được cài đặt sẵn. Cái đó mới là chính, mới là điều quyết định.
- Có một thực tế là nhiều người Việt mình lại biết về lịch sử Trung Quốc nhiều hơn lịch sử nước nhà, phải chăng vì Trung Quốc có một nền điện ảnh tiên tiến và họ làm những bộ phim lịch sử hay?
Tôi cho ý kiến đó không hoàn toàn đúng. Lịch sử Trung Quốc mà chúng ta thấy qua điện ảnh và truyền hình là thứ lịch sử được dựng nên bởi các nhà biên kịch và đạo diễn tài năng, có nghề. Điện ảnh với những đại cảnh và kĩ xảo, những nhân vật lịch sử được các diễn viên ngôi sao khắc họa tính cách sinh động có khả năng cuốn hút người xem, đủ sức khiến người xem tiếp nhận.
Người Việt Nam ngày nay có thể kể lại vanh vách các triều đại Trung Quốc, các nhân vật anh hùng hảo hán, rõ ràng là do phim ảnh Trung Quốc mang lại. Đó là thành công của nghệ thuật, nó giúp mở rộng khuếch trương sức mạnh văn hóa của một quốc gia. Nên về mặt nào đó, cũng có thể coi đó như một sự “xâm lăng văn hóa”.
Nhưng tôi xin nhắc lại, lịch sử Trung Quốc mà người xem Việt Nam ngộ nhận là lịch sử được trình bày qua cái nhìn của các nhà “truyền giáo điện ảnh”. Thật sự đó không hoàn toàn là lịch sử Trung Quốc.
Lấy một ví dụ. Chính sử Trung Quốc viết về thời đại từ phong kiến cát cứ lên phong kiến tập quyền, thời nhà Tần, trong “Sử kí của Tư Mã Thiên”, một cuốn chính sử được xem là tin cậy nhất, chỉ vỏn vẹn trên dưới một ngàn từ, nhưng phim ảnh về thời đại mà đứng đầu là Tần Thủy Hoàng có vô số, mỗi phim có một Tần Thủy Hoàng khác nhau, theo hình dung của các nhà làm phim khác nhau.
- Theo ông điều kiện cần và đủ để có một bộ phim lịch sử hay?
Có nhiều loại phim làm về đề tài lịch sử. Chẳng hạn, loại phim điện ảnh hóa lịch sử. Loại phim này dựa hoàn toàn vào chính sử, rồi dùng nghệ thuật biên kịch, nghệ thuật dàn dựng… để làm ra bộ phim. Tôi cho đó là thứ điện ảnh minh họa, dù đổ rất nhiều tiền, dù mời các diễn viên ngôi sao thủ vai, cũng không thu hút được người xem. Một loại khác là lịch sử hóa điện ảnh.
Lịch sử ở đây được các nhà làm phim thiết kế nên, trên cơ sở hiểu biết, khám phá và lí giải lịch sử. Nói một cách khác là giải mã lịch sử. Những phim loại này cần phải do những tác giả lớn thực hiện. Tôi nghiêng về khuynh hướng làm phim này.
Lẽ dĩ nhiên, điện ảnh về đề tài lịch sử không đơn thuần chỉ để minh họa hay giải mã đối tượng, mà điện ảnh nhắm tới là người đương thời, vì thế nó phải giải đáp được những khao khát hiểu biết, thậm chí nói thay ước vọng của người xem.
Ngoài những yếu tố như tôi trình bày, để có được bộ phim hay, do nó là một nền công nghiệp giải trí, nên đầu tư phải lớn. Phải có tiền. Điện ảnh Việt Nam phải trở thành một nền công nghiệp điện ảnh.
- Hãng phim Hội Nhà văn đã từng làm những bộ phim nào về đề tài lịch sử? Ông có thể cho biết những thuận lợi và khó khăn trong việc làm phim lịch sử?
Chúng tôi đã làm một số phim tài liệu và điện ảnh về đề tài lịch sử, phim tài liệu “Bác Hồ ở Vân Nam”; “Nguyễn Thái Học”, phim truyện điện ảnh “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông”; “Vượt qua bến Thượng Hải”, và phim truyền hình nhiều tập “Ý chí độc lập” (nhân vật chính các phim truyện đều là lãnh tụ Hồ Chí Minh)…
Thuận lợi là những phim này đều làm về thời kì cận đại, tư liệu phong phú, được người xem đón chờ. Nhưng vì nhân vật chính của phim là vị lãnh tụ mà toàn dân kính trọng, nên áp lực về dư luận là rất lớn. Về mặt nghề nghiệp, chúng ta còn lạc hậu nhiều so với điện ảnh châu Á như Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc.
Hơn nữa điện ảnh, xét về bản chất là một nền công nghiệp giải trí, muốn phát triển cần phải có nguồn đầu tư tài chính và một thị trường đủ lớn. Cả hai thứ đó chúng ta đều thiếu. Thêm nữa, muốn nền điện ảnh phát triển, không thể không hợp tác quốc tế. Phim điện ảnh chúng tôi làm có sự hợp tác với Trung Quốc và diễn viên nhiều quốc tịch khác nhau, để thành công không thể không ra sức nâng cao trình độ của mình.
- Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện.
Theo Văn nghệ Công an
Bạn đọc viết: Làm thế nào để môn Sử "hồi sinh"?
Để làm sống lại môn Lịch sử, điều đơn giản là bồi đắp tình yêu môn Sử cho học sinh. Các em phải được học sử thông qua các câu chuyện bổ ích, các chuyến tham quan, thực tế ý nghĩa, các buổi sinh hoạt ngoại khóa lịch sử thú vị...
Ảnh minh họa
Đọc bài viết "Lịch sử khó hay chúng ta thực dụng với lịch sử" của tác giả Minh Thu trên báo Dân trí, tôi rất đồng cảm với nỗi lòng cả một người yêu sử. Học Lịch sử không khó, quan trọng nhất vẫn là niềm yêu thích bộ môn vun bồi niềm hăng say đọc sách sử, nhớ sự kiện sử. Và tôi chợt nhớ về cô cháu gái của mình đã tỉ tê khóc vì không được học lớp chuyên sử yêu thích vào hai năm trước.
Số là cô bé cực kì yêu thích môn Lịch sử và tất nhiên khi thi vào trường chuyên của tỉnh, cháu phải đăng ký hai môn chuyên là Ngữ văn và Lịch sử. Thế rồi kết quả thi ở hai môn đều cao và cháu được nhà trường ưu tiên xếp vào lớp chuyên văn. Vậy là suốt mấy tuần cháu đầm đìa nước mắt, mếu máo "Con muốn học chuyên Sử...".
Bao nhiêu người vẫn mơ ước vào lớp chuyên Văn thay vì Sử, cháu thì ngược lại. Môn Sử có một sức hút kỳ lạ với cháu đến mức cháu có thể nói suốt cả buổi về một đề tài lịch sử nào đó nếu mọi người "rà trúng đài".
Và trong khi tôi chứng kiến những giọt nước mắt rơi vì không được vào lớp chuyên Sử của cháu thì ngoài kia cả xã hội đang trăn trở về sự tụt dốc thảm hại của môn lịch sử.
Câu chuyện này không mới, nó đã lên tiếng đánh động từ mấy năm trước. Nhiều hội thảo, chuyên đề, giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn đã được đề ra nhằm cứu chất lượng môn học. Bộ GD-ĐT cũng đã khẳng định đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách kiểm tra thi cử, tránh nhồi nhét kiến thức cũng như hướng đến kiểm tra năng lực thông hiểu sự kiện, lý giải ý nghĩa và vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn.
Nhưng kết quả kỳ thi THPT quốc 2019 với điểm trung bình môn Sử "đội sổ" dường như đã minh chứng điều ngược lại, môn Sử đã và đang tiếp tục bị ngó lơ.
Bên cạnh nhiều góc nhìn lý giải về sự tụt dốc của môn Sử so với các môn học khác như: học lệch vì... thị trường lao động, chọn môn thi để xét tuyển tốt nghiệp, cách dạy và học chưa hấp dẫn..., tôi quan tâm nhiều hơn đến việc bồi dưỡng niềm yêu thích môn học cho học sinh.
Quá khó để học sinh bồi đắp tình yêu môn học khi mà khối lượng kiến thức quá nhiều, quá dài. Từng là một thí sinh chọn khối C thi đại học với 3 môn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý, thú thật tôi vẫn sợ nhất là môn sử. Nếu môn Văn cần nhiều hơn năng lực cảm thụ và kỹ năng viết bài, Địa lý với kiến thức có hạn và một phần điểm dành cho việc vẽ biểu đồ thì Lịch sử lại tràn lan kiến thức.
Dẫu siêng "gạo" bài thế nào đi nữa thì tôi cũng thật sự rối với hàng loạt sự kiện, ngày tháng, con số,... Càng cố nhớ lại càng lẫn lộn sự kiện này với sự kiện khác nhưng không thể bỏ qua bất cứ trang sách nào bởi kiến thức thi không giới hạn. Học sử vì nhiệm vụ thi đại học chứ soi kỹ lòng mình, hồi ấy tôi không hề yêu thích môn Sử chút nào.
Tuy nhiên, khi theo học chuyên ngành Sư phạm Văn, có dịp tiếp xúc với lịch sử ở một góc cạnh khác, tôi lại thấy yêu thích hơn những câu chuyện quá khứ. Trong chuyến đi thực tế đến địa danh ngã ba Đồng Lộc, lắng nghe lời thuyết trình của hướng dẫn viên, chúng tôi đã khóc ròng vì thương, vì tự hào trước sự hy sinh quả cảm của mười bông hoa bất tử.
Rồi những chuyến tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh, viếng thăm đền Huyền Trân Công Chúa, khám phá khu di tích Chín Hầm... đã đọng lại trong tôi nhiều rung cảm và dư âm khó phai về lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông. Lịch sử được tái hiện ở đây không phải bằng những sự kiện, con số khô khan mà thông qua những câu chuyện cảm động.
Và những câu chuyện ấy được tôi lồng ghép, tích hợp khéo léo trong giờ giảng văn đã đem lại hiệu quả bất ngờ. Các em chăm chú lắng nghe, phản biện và ghi nhớ một cách tự nguyện những câu chuyện lịch sử được nghe. Rồi chính các em yêu cầu cô giáo kể chuyện lịch sử mỗi lúc rảnh rỗi.
Tôi nghĩ làm sống lại môn Lịch sử không nhất thiết phải là nâng cao vị thế môn học để học sinh tranh đua chọn lịch sử làm môn xét tuyển đại học. Bởi thực tế thị trường lao động đã chuyển hướng ưu tiên các môn khoa học tự nhiên, chúng ta không thể đi ngược lại xu thế hiện đại.
Để làm sống lại môn Lịch sử, điều đơn giản là bồi đắp tình yêu môn Sử cho học sinh. Các em phải được học sử thông qua các câu chuyện bổ ích, các chuyến tham quan, thực tế ý nghĩa, các buổi sinh hoạt ngoại khóa lịch sử thú vị... Có hứng thú với môn học làm nền tảng, hiểu biết lịch sử trong thế hệ trẻ sẽ tự nhiên nâng cao!
Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được khi mà chương trình giáo dục phổ thông mới đang dần hoàn thiện và các nhà biên soạn sách giáo khoa chú trọng nhiều hơn đến việc bồi đắp tình yêu môn sử cho học sinh. Để những giọt nước mắt vì lỡ nguyện vọng chuyên sử như cháu tôi không còn là cá biệt...
Nguyễn Thùy
Theo Dân trí
Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, giáo viên cần tăng cường giao lưu với giáo viên nước ngoài, nâng cao kỹ năng, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy. "Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt môn tiếng Anh là việc không thể chậm trễ hơn nữa", Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh tại tọa...






Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Triệu tập đối tượng đánh gãy mũi nam sinh lớp 11
Pháp luật
4 giờ trước
Tử vi 12 con giáp hôm nay 19/2: Ngọ công việc rắc rối, Mùi tiến triển thuận lợi
Trắc nghiệm
4 giờ trước
Siêu phẩm ngôn tình vừa chiếu đã phá kỷ lục 21 năm mới có 1 lần, nam chính nghe tên ai cũng ghét nhưng đẹp trai xuất chúng
Phim châu á
5 giờ trước
Captain America: Brave New World - Chris Evans chỉ còn là dĩ vãng
Phim âu mỹ
5 giờ trước
Vì sao Cha Tôi Người Ở Lại gây tranh cãi ngay tập 1, "Đàm Tùng Vận bản Việt" diễn xuất thế nào?
Phim việt
5 giờ trước
Thêm 1 tượng đài sụp đổ trước cơn lốc Na Tra 2: Sự khủng khiếp này còn kéo dài đến bao giờ đây?
Hậu trường phim
5 giờ trước
Mỹ, Hàn, Nhật ra tuyên bố chung về Triều Tiên
Thế giới
5 giờ trước
Cindy Lư đáp trả khi bị nói ngoại tình, là nguyên nhân khiến Hoài Lâm tụt dốc không phanh
Sao việt
5 giờ trước
Điểm lại những tuyên bố chia tay đầy hoa mỹ của nghệ sĩ showbiz: Những cái tên như Triệu Lệ Dĩnh, Angelababy góp mặt
Sao châu á
5 giờ trước
Nữ bác sĩ thú y làm mẹ đơn thân bị kỹ sư điện từ chối hẹn hò
Tv show
6 giờ trước