Làm sao để học sinh… ghét Sử?
Đó là cái tựa lạ lùng của một bài viết bằng tiếng Anh “How to: Make sure your students hate history”, mà chỉ đọc 1, 2 đoạn là tôi hiểu ra được là vì sao học sinh của Việt Nam ghét học môn Sử. Xin phỏng dịch (theo kiểu phóng tác) bài viết đó dưới đây.
1. Hãy bắt học sinh học thuộc lòng. Đừng để cho học sinh suy nghĩ và vận dụng kiến thức vào thực tế làm gì vì phức tạp, mất thời gian. Cứ bắt các em học thuộc lòng và trả bài thì đơn giản và nhanh hơn nhiều.
2. Tuyệt đối không nên tìm tòi thông tin từ nhiều nguồn tư liệu, chỉ làm học trò rối rắm. Chắc chắn bạn sẽ không muốn bị học trò đặt ra những câu hỏi mà chính bạn cũng không trả lời được phải không? Gợi ý của tôi: Cứ bám sát theo sách giáo khoa thôi!
3. Khi giảng bài môn Sử, cứ đều đều mà nói. Nói về lịch sử mà biểu lộ cảm xúc thì chẳng phù hợp chút nào.
4. Nếu bạn định cho học sinh xem phim lịch sử, hãy chọn những phim dài lê thê 3, 4 tiếng và phải xem trọn bộ. Bởi cho xem trích đoạn sẽ làm cho học sinh thiếu cái nhìn toàn cảnh. Cũng đừng cho chúng bất kỳ câu hỏi gợi ý nào cả, mà chỉ cần cung cấp cho các em một tờ giấy và yêu cầu chúng điền vào những chi tiết đại khái là có mấy chiếc xe tăng đã bị phá hủy. Nhớ là đừng bắt các em suy nghĩ về bất kỳ sự kiện lịch sử nào cả, chỉ mất thời gian.
Video đang HOT
5. Nhớ đừng bao giờ yêu cầu học sinh làm bài viết. Trao đổi trong lớp là tốt rồi. Vả lại, khi bạn giao bài viết cho học sinh làm tức là bạn sẽ phải đọc và chấm, tự làm khổ mình đấy.
6. Luôn để cho học sinh làm việc riêng lẻ. Chẳng nên cho các em làm việc theo nhóm làm gì, sẽ mất thì giờ lắm.
7. Hãy cung cấp sẵn cho các em câu trả lời, chứ không phải là gợi ra cho các em những câu hỏi quan trọng. Tuyệt đối không nên đề cập đến những vấn đề lịch sử có tính tranh cãi.
8. Hãy nhớ hai từ “tuyệt diệu” này: Trắc nghiệm! Đó là cách đánh giá tuyệt vời, vì bạn sẽ chẳng cần suy nghĩ gì hết.
9. Đừng đọc thêm bất kỳ tài liệu nào viết về lịch sử. Những thông tin mà bạn cần để dạy Sử cho học sinh sẽ chẳng có trong mấy tài liệu đó đâu. Đọc chỉ mất thì giờ thôi.
Và cuối cùng
10. Tuyệt đối không dùng bất kỳ ứng dụng công nghệ giảng dạy nào. Không sử dụng các trò chơi giáo dục, các mô phỏng, hoặc trang web. Trường học là để học, chứ không phải để chơi.
Ngoài 10 nguyên nhân kể trên khiến học sinh ghét môn Sử, theo nhiều nhà giáo, nhà sử học, còn có một nguyên nhân quan trọng hàng đầu, đó là các SGK môn Lịch sử của chúng ta từ nhiều năm nay đã được biên soạn theo quan điểm, phương pháp và thái độ giáo điều.
Theo Vũ Thị Phương Anh
Tia Sáng
GS.Ngô Bảo Châu: SGK Toán không có lỗi
Chiều 31/8, tại Hội trường Viện trao đổi văn hóa với Pháp (IDECAF- TPHCM), giáo sư Ngô Bảo Châu đã có cuộc giao lưu với bạn trẻ TPHCM. Cuộc giao lưu kéo dài tới 6 giờ tối mà vẫn không dứt. Rất nhiều câu hỏi được gởi đến giáo sư nhưng rất tiếc, giáo sư không có thời gian để trả lời hết.
Trả lời một bạn sinh viên đến từ Đại học Kinh tế TPHCM yêu cầu giáo sư đánh giá về tình hình sách giáo khoa ở Việt Nam hiện nay, giáo sư cho rằng, ông đã từng xem những cuốn sách giáo khoa về Toán hiện nay và nhận thấy những cuốn sách giáo khoa đó được viết khá tốt.
Vì vậy, theo giáo sư, muốn thay đổi cách học Toán thì cần thay đổi ở cách dạy chứ sách giáo khoa toán không có lỗi.
Giáo sư cũng từng xem qua sách giáo khoa và môn sử và băn khoăn: "Tôi cho rằng những người viết sách giáo khoa Sử hình như rất sợ phê bình thì phải. Cuốn sách toàn những con số, số liệu lịch sử mà ít có lời bình luận, đánh giá, liên kết nhau giữa các sự kiện lịch sử. Môn học Sử là môn học hay nếu biết liên hệ, kết nối các tư liệu lịch sử chứ không chỉ bằng các con số khô khan. Lịch sử không có đáp số, trên cơ sở dữ liệu cần có cách đánh giá, nhận xét riêng của mình thì mới tạo được sự hấp dẫn thú vị với người học".
Trả lời câu hỏi vai trò của trí thức ở đâu trong việc đưa đất nước vươn lên thóat khỏi ...Thế giới thứ 3, giáo sư thẳng thắn: "Trí thức không phải dùng trình độ của mình để dạy dỗ, chỉ bảo mà cần dùng những nhận thức, tư duy của mình để chỉ ra những lựa chọn những cái đúng, cái hay giúp cho nhiều người khác thực hiện được sự lựa cho đúng đắn nhất".
Theo tiền phong
Nỗi niềm giáo viên dạy sử Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, môn sử có ưu thế nhất trong các bộ môn về việc kết hợp dạy chữ với dạy người. Nhưng trên thực tế, nhiều giáo viên phải nghẹn ngào khi chia sẻ về những suy nghĩ lệch lạc mà xã hội đang dành cho môn sử. Trong khi đó, chất lượng đào tạo thấp càng...