Làm sao để giáo viên ở Thành phố Hồ Chí Minh có thể sống bằng lương?
Nhiều thầy cô giáo tham dự buổi gặp gỡ đã có cùng chung câu hỏi rằng, làm sao để giáo viên Thành phố Hồ Chí Minh có thể sống bằng lương?
Ngày 17/11, kỷ niệm 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi gặp gỡ với 300 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu qua các thời kỳ trên địa bàn thành phố.
90% học sinh tiểu học của thành phố học tiếng Anh ngay từ lớp 1
Tại buổi gặp gỡ,Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố – ông Lê Hồng Sơn cho biết, trong thời gian vừa qua, ngành giáo dục của thành phố đã tăng cường công tác giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra và đánh giá ở tất cả các cấp học.
Trong năm học vừa qua, thành phố đã có hơn 4.200 học sinh giỏi cấp thành phố, 435 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp quốc gia, 1 học sinh đạt huy chương Bạc kỳ thi Olympic Tin học Châu Á – Thái Bình Dương.
Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông của thành phố trong năm vừa qua đạt hơn 98%, cao hơn khoảng 6% so với năm học trước nữa.
Buổi gặp gỡ của lãnh đạo thành phố với 300 nhà giáo tiêu biểu vào ngày 17/11 (ảnh: P.L)
Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã triển khai hiệu quả Đề án phổ cập, nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông, chuyên nghiệp của thành phố. Cho đến nay, khoảng 90% học sinh tiểu học của thành phố đã được học tiếng Anh ngay từ lớp 1.
Hiện thành phố có 3 trường trung học phổ thông hoạt động theo mô hình trường tiên tiến, hiện đại, hội nhập với khu vực. Có 14 dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng các trường mầm non phục vụ con các công nhân đang làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp.
Làm sao để nhà giáo sống được bằng đồng lương?
Phát biểu ý kiến tại buổi gặp gỡ, rất nhiều ý kiến của các đại biểu là các nhà giáo lão thành, nhà quản lý giáo dục cũng như các giáo viên đặt ra vấn đề: Làm sao để các nhà giáo sống được bằng đồng lương?
Video đang HOT
Tiến sĩ Huỳnh Công Minh – nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố cho rằng, muốn cho giáo dục phát triển được bền vững, cần có chế độ, chính sách lương hợp lý cho đội ngũ giáo viên.
Theo thầy Huỳnh Công Minh, giáo viên không thể nào toàn tâm, toàn ý đóng góp được cho nghềm khi mà đứng trên bục giảng bài, nhưng đầu óc thì phải lo nghĩ đến nhiều chuyện khác, luôn tất bật với cuộc sống hàng ngày, do thu nhập còn nhiều hạn chế.
Thạc sĩ Phan Văn Quang – Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình nêu ý kiến (Ảnh: P.L)
Giống với quan điểm này, Tiến sĩ Hồ Thiệu Hùng – nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố nói, tương lai của một quốc gia phụ thuộc vào sự quan tâm của Nhà nước dành cho ngành giáo dục, còn tương lai của nền giáo dục thể hiện qua sự đối xử với các nhà giáo.
Một vấn đề bất cập, mà Thạc sĩ Phan Văn Quang – Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình nêu lên tại buổi gặp gỡ, đó là việc trả lương theo bậc học, không tương xứng với năng lực và trình độ đào tạo của giáo viên.
“Đó là chưa tính tới chuyện nếu giáo viên giỏi, được chuyển về làm quản lý tại Phòng, Sở thì bị cắt hết phụ cấp, gây thiệt thòi cho người thầy cô giáo” – Thạc sĩ Phan Văn Quang chia sẻ.
Việc trung ương đang bàn cơ chế tự chủ cho Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Giáo sư Võ Văn Sen – Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nêu, đây chính là cơ hội giúp thành phố có thể thực hiện chế độ cải cách tiền lương, giúp giáo viên thực hiện được ước mơ là sống bằng nghề.
Kết luận buổi gặp gỡ, Phó Bí thư thường trực Thành ủy thành phố – ông Tất Thành Cang thừa nhận: Giáo dục của thành phố đang đứng trước rất nhiều thử thách, do dân số cơ học không ngừng tăng cao, kinh phí dành cho ngành còn nhiều hạn chế, cơ chế đầu tư chưa thực sự tối ưu, chế độ tiền lương không thu hút…
Lãnh đạo thành phố sẽ tiếp thu hết tất cả các ý kiến đóng góp tại buổi gặp gỡ này, nhằm sớm nghiên cứu những chính sách tháo gỡ, động viên cả về tinh thần lẫn vật chất đối với đội ngũ nhà giáo, giúp các thầy cô yên tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.
Theo GDVN
Cô giáo có 33 năm kinh nghiệm khuyên học sinh tiểu học không cần học thêm
Thừa nhận có chuyện số ít giáo viên vi phạm quy định, cô Xuân khẳng định rằng, học sinh tiểu học không cần phải đi học thêm làm gì cả, mà học ở trường cũng đủ.
Năm 1984, cô Huỳnh Thị Xuân (Hiệu phó Trường trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm thành phố.
Cô được chuyển về dạy tại Trường trung học cơ sở Bà Điểm, huyện Hóc Môn, một vùng sâu vùng xa, cách trung tâm thành phố hàng chục km. Hàng ngày đến lớp phải đi xe đạp.
Cô Xuân vẫn còn nhớ rất rõ cơ duyên đã đưa đẩy mình đến với nghề giáo cao quý.
Cô Huỳnh Thị Xuân cho biết: "Tôi yêu nghề giáo khi còn tấm bé, chỉ là một học sinh ngang với cấp trung học cơ sở bây giờ. Hình ảnh thầy cô giáo khi đó đối với tôi y như là một thần tượng, luôn thương yêu và chăm lo cho học sinh từng chút một. Tôi thương thầy cô lúc đó giống như ba mẹ ở nhà của mình".
Gia đình không ai theo ngành Sư phạm, nhưng khi biết được nguyện vọng muốn theo nghề giáo của cô Xuân, ba mẹ cô đã động viên rất nhiều, và luôn nhắc nhở rằng "nghề giáo luôn là một nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý".
Cô Huỳnh Thị Xuân - Hiệu phó Trường trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình (ảnh: NVCC)
Thời đó, cô Xuân nói rằng, nhà ai có con theo ngành Sư phạm thì gia đình, người thân rất hãnh diện, nên quan điểm và động lực này càng thôi thúc cô theo nghề giáo nhiều hơn nữa.
Lớn lên, khi đã trở thành một giáo viên bậc trung học cơ sở, bằng một tình yêu nghề, yêu học trò, cô Xuân đã vượt qua rất nhiều khó khăn, gian khổ, để làm sao mang đến cho học sinh nhiều bài học thật hay, tiếp sức cho các em hoàn thành được những ước mơ của mình.
Nói về những kỷ niệm ngày xưa, khi còn dạy ở những vùng khó khăn, xa trung tâm thành phố, cô Huỳnh Thị Xuân nhớ lại: Học sinh ở vùng nông thôn lúc nào cũng còn rất nhiều khó khăn. Thế nhưng, các em lúc nào cũng yêu và quý mến thầy cô.
"Các em rất hay mời thầy cô về nhà, thậm chí là dẫn về mình để biết. Có những lúc, về nhà các em mà đến cái ghế cũng không có cái để ngồi. Như thế mà tình thầy trò khi đó lúc nào cũng đong đầy tình cảm. Phụ huynh thì lúc nào cũng quý trọng người thầy, cô giáo" - cô Xuân bồi hồi nhớ lại.
Ngoài ra, khi trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 14/11, cô Xuân còn nói luôn nhớ rõ mồn một về một học sinh nữ rất cá tính ở huyện Hóc Môn.
Học sinh này không có cố gắng học, trong lớp thì hay phá phách, mất trật tự. Bằng một tình yêu nghề, yêu học trò vô bờ bến, từng ngày từng ngày trôi qua, chính cô Xuân đã tận tình giúp, cảm hóa học sinh này học ngày càng tiến bộ rõ rệt.
Cuối cùng, học sinh này cũng đã thay đổi. Sức học tốt lên , em đã biết thích học hơn.
Vào cái ngày mà cô Huỳnh Thị Xuân cầm quyết định chuyển đi quận khác giảng dạy, cũng chính em học sinh này đã đến bên cô, khóc nức nở, khiến cho cô giáo này vô cùng cảm động, và biết rằng mình đã thành công trong việc cảm hóa thành công học sinh.
"Nghề giáo như là một người đưa đò. Không phải ai qua sông cũng quay mặt đi, mà vẫn có những người "khách" quay trở lại tìm người đưa đò".
Chính vì vậy, Ngày Nhà giáo Việt Nam hàng năm luôn là những thời gian mà tôi bồi hồi, nhớ lại quãng đường 33 năm kinh nghiệm giảng dạy của mình" - nữ giáo viên nói tiếp.
Trong cuộc trò chuyện, cô Huỳnh Thị Xuân chia sẻ: Trong bất cứ hoàn cảnh, thời điểm nào, "Tôn sư trọng đạo" luôn có giá trị trường tồn mãi mãi.
Cho dù, ngày nay, khi nền kinh tế của đất nước đã hội nhập sâu hơn với thế giới, cuộc sống của giáo viên vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng vẫn còn rất đông những người theo ngành Sư phạm sẵn sàng làm thêm mọi thứ để có thể bám trường, bám lớp, bám nghề, truyền đạt kiến thức đến với học sinh.
Ví dụ như tại Trường trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình, nơi cô Xuân đang làm công tác lãnh đạo, giáo viên nào thu nhập eo hẹp, nhà trường sẽ sẵn sàng tạo mọi điều kiện tốt nhất, hết sức giúp đỡ để cải thiện đời sống anh em, nhằm giúp giáo viên có thể yên tâm bám trụ với nghề.
Bày tỏ quan điểm quan điểm của mình về tình trạng giáo viên dạy thêm tràn lan, không đúng quy định để có thêm thu nhập, cô Huỳnh Thị Xuân bày tỏ quan điểm: Đúng là có một bộ phận nhỏ giáo viên như vậy, giống như hiện tượng "con sâu làm rầu nồi canh", nên mới có chuyện phải siết chặt việc này.
Dưới góc độ của một nhà quản lý giáo dục, cô Huỳnh Thị Xuân khuyên: "Học sinh tiểu học hoàn toàn không cần phải đi học thêm, khi mà các em đã học 2 buổi ở trường. Phụ huynh không cần phải chạy theo xu hướng, tâm lý chung mà bắt các em học quá nhiều, không cần biết kết quả như thế nào".
Cô giáo đoạt giải thưởng Võ Trường Toản (một giải thưởng tôn vinh nhà giáo tiêu biểu) năm 2017 của Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, có lẽ do tâm lý phụ huynh bận rộn nhiều việc, nên nhiều khi nghĩ cứ gửi các em cho giáo viên dạy là sẽ yên tâm, nhưng như vậy là không cần thiết chút nào.
Theo GDVN
Ngày hội "Toán học và thực tiễn" ở trường Trưng Vương Qua ngày hội, học sinh Trường Trưng Vương sẽ thấy được sự vận dụng những kiến thức hữu ích của Toán học vào nghiên cứu khoa học, vận dụng lý thuyết vào thực tế Ngày 13/11, Trường trung học phổ thông Trưng Vương, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức ngày hội "Toán học và thực tiễn", với sự tham...