Làm sao để đổi mới căn bản giáo dục, phát triển nguồn nhân lực?
Nhiều hạn chế trong giáo dục Việt Nam, vấn đề cần đặt ra: Vì sao chúng ta đầu tư cho giáo dục không nhỏ (20% GDP) nhưng lại chưa có hiệu quả?
Trong Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII TS. Nguyễn Tùng Lâm – Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội có nêu lên những phần hạn chế của Giáo dục Việt Nam trong những năm qua như chất lượng giáo dục, giáo dục đạo đức lối sống, phương pháp giáo dục, thi cử, kiểm tra đánh giá, cơ chế chính sách,…
Những hạn chế trên của giáo dục là có thật, đặc biệt là vấn đề đầu tư cho GD – ĐT chưa hiệu quả.
Chia sẻ với Phapluatplus, TS. Nguyễn Tùng Lâm cho rằng: “Các vấn đề giáo dục cần xem xét lại, cần được đặt ra là: vì sao chúng ta đầu tư cho giáo dục không nhỏ (20% GDP) nhưng lại chưa có hiệu quả?”.
Đầu tư 20% GDP, và những hạn chế…có thật!
Trước sự “lạc hậu” của nền Giáo dục Việt Nam, TS Nguyễn Tùng Lâm đã có những đóng góp cho Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng XII.
Trong những năm qua, giáo dục Việt Nam đã tạo “uy tín của Việt Nam” trước các nhà đầu tư nước ngoài, vì giáo dục Việt Nam đã làm “cao hơn nhiều nước khác, kể cả những nước giàu hơn Việt Nam”.
TS. Nguyễn Tùng Lâm – Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội. Ảnh: Internet.
Tuy nhiên, những phần hạn chế như vấn đề chất lượng giáo dục, vấn đề giáo dục đạo đức lối sống, phương pháp giáo dục, thi cử, kiểm tra đánh giá, vấn đề đội ngũ, vấn đề cơ chế chính sách, đầu tư cho giáo dục đào tạo chưa có hiệu quả,… là có thật.
Trên thực tế, giáo dục Việt Nam vẫn chỉ đạo theo hướng tập trung thời kỳ bao cấp, thả nổi để những mặt trái kinh tế thị trường tác động, tác oai tác quái.
Video đang HOT
Các nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng, nhà nước và Bộ GD – ĐT cần nhận rõ việc để giáo dục đào tạo Việt Nam phát triển trong quy luật tích cực của kinh tế thị trường là một nhu cầu cấp bách hiện nay. Nghĩa là sản phẩm đào tạo của giáo dục phải có giá trị sử dụng cao; chất lượng giáo dục của ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai phải tốt hơn hôm nay.
Khách hàng là người học và các cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nguồn nhân lực do giáo dục Việt Nam đào tạo, thực sự họ phải là “Thượng đế”, GD – ĐT phải đáp ứng nhu cầu thật, ngày càng cao của xã hội chứ không phải giáo dục chỉ đưa ra những cái mình có từ thế kỷ 20.
Muốn đáp ứng được yêu cầu này, bản dự thảo phải ghi rõ hạn chế của giáo dục đào tạo trong thời gian qua là “Đã không để giáo dục đào tạo phát triển đúng theo quy luật tích cực kinh tế thị trường, không tạo cho giáo dục đào tạo một cơ chế phát triển hợp lý, đó là vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội về kết quả đào tạo của các cơ sở giáo dục đào tạo từ mầm non đến đại học và dạy nghề”.
Chỉ có các cơ sở GD – ĐT mới tạo ra chất lượng giáo dục thật. Các cơ sở GD – ĐT cũng phải được tự chủ như các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
Tập trung đầu tư cho…thầy?
Với khoa học giáo dục, chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu xã hội, vai trò của người học, giáo dục gia đình chưa được đề cập đến.
Về phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của ngành giáo dục, cần tập trung đồng bộ 3 khâu của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên của các cấp học.
Thứ nhất, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tất cả các cấp học theo đúng yêu cầu đổi mới giáo dục của từng cấp, đảm bảo họ có đủ năng lực để thực hiện đổi mới, nhất là giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học không được hạ thấp chuẩn đào tạo bồi dưỡng.
Chúng ta nên mạnh dạn, quyết tâm giải quyết nhanh chóng 3 khâu đột phá cho giáo dục đào tạo hiện nay. Ảnh: Internet.
Thứ hai, các cơ sở GD – ĐT phải sử dụng hết khả năng sáng tạo của những giáo viên giỏi tâm huyết với nghề và mạnh dạn tuyển chọn, không để giáo viên không đủ năng lực phẩm chất thực hiện yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện theo đúng tinh thần Nghị quyết 29 TW phải cho số cán bộ giáo viên không đạt chuẩn phải chuyển ngành.
Thứ ba, phải đãi ngộ thỏa đáng để giáo viên yên tâm sống bằng nghề của mình. Đây là vấn đề cốt lõi để tạo động lực giáo viên yên tâm với nghề. Chúng ta mắc nợ giáo viên các cấp học quá lâu vấn đề này.
Đầu tư cho giáo dục có lẽ trước hết phải đầu tư cho ông thầy. Không giải quyết tốt, đồng bộ mặt thứ 3 “Đãi ngộ – thỏa đáng – giáo viên” chắc chắn, đổi mới giáo dục không thể làm triệt để, không thể đạt những mục tiêu mong muốn.
Vấn đề cốt lõi là cơ sở giáo dục từ mầm non đến Đại học, dạy nghề đều phải được áp dụng cơ chế quản lý “Dân chủ, thống nhất, tăng quyền tự chủ trách nhiệm xã hội và coi trọng quản lý chất lượng”.
Giải pháp để phát triển nguồn nhân lực!?
Để phát triển nguồn nhân lực, trước hết phải “Bồi dưỡng nhân tài”, là phải đổi mới phương thức tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh ở các trường chuyên của các tỉnh hiện nay.
Chúng ta nên mạnh dạn, quyết tâm giải quyết nhanh chóng 3 khâu đột phá cho giáo dục đào tạo hiện nay, cụ thể:
Xây dựng cơ chế dân chủ, tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội cho các cơ sở giáo dục đào tạo từ mầm non đến đại học, dạy nghề.
Đào tạo bồi dưỡng, sử dụng tuyển chọn và đãi ngộ thỏa đáng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, thu hút được người tài làm giáo dục.
Nâng cao chất lượng hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt khoa học giáo dục và khoa học quản lý.
Theo phapluatplus.vn
Nhà giáo sốc vụ ép học sinh súc miệng bằng nước xà phòng
Nhiều chuyên gia, nhà quản lý giáo dục cảm thấy sốc trước việc cô giáo chủ nhiệm lớp 6C của trường THCS Nhân Đạo phạt học sinh bằng cách phải súc miệng bằng nước xà phòng.
Cho rằng 7 học sinh trong lớp nói tục nhiều lần, cô giáo Lê Thị Mỹ Hạnh (chủ nhiệm lớp 6C Trường THCS Nhân Đạo, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) đã "ép" những em này phải súc miệng bằng nước xà phòng trong giờ sinh hoạt trước sự chứng kiến của nhiều học sinh khác.
Hình phạt phản cảm của cô giáo này đã khiến dư luận bức xúc, lên án.
Trường THCS Nhân Đạo, Vĩnh Phúc, nơi xảy ra sự việc giáo viên ép học sinh súc miệng bằng xà phòng. Ảnh: Gia Đình & Xã Hội.
Cho rằng giáo viên đã liều lĩnh, không nghĩ tới tính mạng học trò khi đưa ra hình thức kỷ luật nặng nề như thế, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội khoa học Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho biết, giáo viên răn đe học trò không được thì có thể đưa ra hình thức kỷ luật theo quy định. Nhưng nếu bắt học sinh súc miệng bằng xà phòng thì hậu quả rất nghiêm trọng.
Ai cũng biết nước xà phòng rất độc, khi uống vào có thể gây sặc, nguy hiểm đến tính mạng. Nên xử phạt để học sinh rút ra bài học chứ không phải để các em thêm ác cảm.
TS Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ thêm: "Ngành giáo dục Vĩnh Phúc cần vào cuộc một cách nghiêm túc, đánh giá đúng tính chất của sự việc cũng như hệ quả của việc làm nói trên gây ra. Theo tôi, việc đưa ra hình phạt kiểm điểm cần dựa vào bản chất diễn ra hàng ngày của cô giáo này, tùy thuộc vào số lần sai sót để đánh giá. Nếu cô đã từng sai sót nhiều lần, hoặc việc bắt học sinh súc miệng bằng xà phòng nhiều lần thì cần xử phạt nặng".
Cảm thấy ngạc nhiên, thậm chí là sốc trước hình phạt của giáo viên Vĩnh Phúc đối với học sinh, PGS Văn Như Cương(Chủ tịch trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) cho rằng, giáo viên mà có hành vi đánh, mắng học sinh đã là không được.
Dù không đánh đập vào thân thể nhưng phương pháp kỷ luật của cô giáo là không chấp nhận được. Đây là hình thức xâm hại đối với thân thể, sức khỏe của học sinh.
"Trường nào cũng có hội đồng kỷ luật và nếu có hiện tượng gì thì cô giáo phải báo cáo để nhà trường xem xét, xử lý, giải quyết. Giáo viên chỉ có quyền cho học sinh nghỉ 1 ngày để xem xét, viết bản kiểm điểm. Hiệu trưởng mới có quyền yêu cầu họp hội đồng xem xét kỷ luật, đình chỉ học của học sinh 3 ngày. Chứ không phải tùy tiện mà phạt học sinh như thế. Nếu cô giáo này ở trường của tôi, với mức vi phạm như thế chắc chắn tôi sẽ sa thải" - PGS Cương nhận định.
Hiện, trường THCS Nhân Đạo cùng ngành GD&ĐT Vĩnh Phúc cũng đang tiến hành làm rõ và có hình thức kỷ luật đối với giáo viên này. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ GD&ĐT giáo viên tuyệt đối không được xúc phạm nhân phẩm, thân thể của học trò. Các trường hợp vi phạm tùy mức độ có thể tiến hành xử phạt hành chính, kỷ luật giáo viên.
Theo T.Hằng/Gia đình & Xã hội
Điều gì xảy ra nếu người ta đồng loạt đứng đường cầm biển "xin giúp đỡ"? Hình ảnh thanh niên cầm biển đứng giữa đường, xin được giúp đỡ không còn là chuyện hiếm. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu điều đó trở thành hiện tượng phổ biến... Hiện tượng lạ? Chắc hẳn độc giả còn nhớ câu chuyện chàng cử nhân Phùng Đức Ninh (sinh năm 1990, quê Lương Tài, Bắc Ninh) tốt nghiệp trường Đại học...