Làm sao để đạt điểm cao phần nghị luận xã hội?
Hỏi: Em thấy như trong các đề thi, phần nghị luận xã hội (NLXH) có yêu cầu không làm quá 600 từ. Nhưng nếu viết hơn 600 từ thì có bị trừ điểm không? Cụ thể là khi em đi thi thử thì em thường viết tầm 800 từ, có khi đến gần 1000 từ, trong 1 vài sách tham khảo Văn phần NLXH em cũng thấy họ viết khoảng gần 1000 từ. Em cũng xin hỏi ban tư vấn những cách làm bài để có thể đạt điểm cao phần NLXH này. ( do.tran.phuong.ly@gmail.com )
*Trả lời:
Theo cấu trúc đề thi ĐH, CĐ thì ở phần Nghị luận xã hội không viết quá 600 từ. Tuy nhiên đây không phải là quy định quá cứng nhắc bởi tùy thuộc vào cách diễn đạt, ý tưởng của người viết mà người chấm thi phải “mềm dẻo” theo.
Theo Ban tư vấn thì với chương trình phổ thông hiện nay viết một bài nghị luận từ 800-1000 từ là hơi khó. Sở dĩ nhiều thí sinh viết quá 600 từ chủ yếu là do lặp ý, hoặc định hướng sai so với câu hỏi.
Để làm một bài nghị luận xã hội tốt thì sau khi mở bài ở phần thân bài em đi thẳng vào giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tư tưởng, đạo lí này).
Phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh; bác bỏ, phê phán những sai lệch (nếu có). Khẳng định chung, nêu ý nghĩa, liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động. Lấy dẫn chứng minh họa (ngắn gọn, tiêu biểu, dễ hiểu).
Ở phần kết bài thì em tóm tắt các ý, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đầu bài nhằm chốt lại bài viết hoặc dẫn thơ, văn để mở rộng, gợi ý thêm cho người đọc về vấn đề đang bàn luận.
Em xin hỏi ban tư vấn năm nay em học lớp 12. Trong kỳ thi đại học tới em muốn thi vào trường Học viện cảnh sát. Ban tư vấn cho em biết em phải đăng ký thủ tục sơ tuyển như thế nào? ở đâu? và khi nào thì đăng ký? (thuynga.hadico@yahoo.com.vn)
Theo quy định của Bộ công an thì thí sinh muốn dự thi vào khối các trường công an thì bắt buộc phải tham gia sơ tuyển tại công an tỉnh/thành phố nơi mình đăng ký hộ khẩu thường trú.
Theo Ban tư vấn được biết thì thí sinh muốn tham gia sơ tuyển thì trước tiên phải liên hệ với công an Huyện nơi mình đăng ký hộ khẩu thường trú để nắm thông tin và ghi danh tham gia sơ tuyển. Sau đó đi mới xuống công an tỉnh/thành phố sơ tuyển.
Thời gian đăng ký sơ tuyển thì tùy thuộc vào từng địa phương. Tuy nhiên thời gian đăng ký sơ tuyển thường bắt đầu vào đầu tháng 3 hàng năm. Để có thông tin chính xác nhất em nên liên hệ trực tiếp với công an quận/huyện nơi mình đăng ký hộ khẩu thường trú nhé.
Ảnh: Việt Hưng
Em đang là sinh viên đại học nhưng muốn thi lại đại học. Trong trường hợp em chưa có bằng tốt nghiệp thì có thể sử dụng giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời của năm vừa rồi không? Nếu đến gần ngày thi mà em mất CMTND thì phải làm sao? Có giấy tờ pháp lý nào có thể thay thế không? (giangphongs@gmail.com)
Đến thời điểm này mà em chưa có bằng tốt nghiệp cũng là vấn đề cần quan tâm. Em nên chủ động liên hệ với trường THPT trước đó để tìm hiểu nguyên nhân vì sao đến thời điểm này chưa có bằng (theo quy định thì giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời có giá trị tối đa là 6 tháng).
Nếu việc chưa có bằng xuất phát từ phía Sở GD-ĐT địa phương thì khi dự thi ĐH em phải có xác nhận của Sở về việc chưa cấp bằng. Sau khi có giấy này em đến làm thủ tục và dự thi bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình làm thủ tục dự thi em bắt buộc phải viết giấy cam đoan.
Đối với kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ thì giấy chứng minh thư nhân dân không phải là bắt buộc. Chỉ trong các trường hợp đặc biệt thì mới yêu cầu xuất trình CMT để đối chiếu kiểm tra. Nếu em bị mất CMT thì hoàn toàn có thể dùng các giấy tờ có dán ảnh hợp lệ khác để thay thế.
Video đang HOT
Em hiện là sinh viên đại học, năm nay em có nguyện vọng thi lại. Cho em hỏi trong hồ sơ tuyển sinh của em có cần xác nhận của địa phương hay không? Hay chỉ cần xác nhận của trường mình đang theo học? (chem_love91@yahoo.com)
Việc xác nhận trên hồ sơ ĐKDT nhằm cơ sở để thừa nhận những thông tin cá nhân khai trên hồ sơ là đúng sự thật. Khi có vấn đề xảy ra thì đơn vị xác nhận (đơn vị phải có tính pháp nhân ) phải có trách nhiệm để cùng giải quyết.
Chính vì thế việc em xin dấu xác nhận tại địa phương hay tại trường mình đang theo học thì đều được cả. Tuy nhiên theo Ban tư vấn được biết thì các trường ĐH, CĐ không bao giờ xác nhận hồ sơ dự thi cho sinh viên
Năm nay em học lớp 12, em dự định sẽ thi đại học ngoại ngữ ngành Tiếng anh Thương Mại. Em được biết tiếng anh nhân hệ số 2. Nếu em không đủ điểm vào ngành tiếng anh thương mại thì em có thể chuyển xuống ngành khác mà em đủ điểm được không? chẳng hạn khoa Tiếng trung, Tiếng Nhật? (trangkieumono92@gmail.com)
Do em không nói rõ trường ĐH Ngoại Ngữ nào đề rất khó để Ban tư vấn trả lời. Hiện nay có trường ĐH Ngoại Ngữ-ĐH Quốc gia HN; ĐH Ngoại Ngữ-ĐH Đà Nẵng; ĐH Ngoại Ngữ-ĐH Huế… Đối với mỗi trường như vậy thì có hình thức xây dựng điểm chuẩn khác nhau.
Về cơ bản em chỉ cần để ý điều này thì sẽ trả lời được câu hỏi của mình: Nếu trường nào lấy điểm chuẩn theo ngành thì thí sinh đăng ký vào ngành nào chỉ được xét tuyển vào ngành đó. Thí sinh trượt ngành ĐKDT đồng nghĩa với việc trượt NV1.
Nếu trường nào lấy điểm chuẩn theo sàn kết hợp với điểm chuẩn ngành thì khi em trượt ngành ĐKDT sẽ được chuyển xuống các ngành khác cùng khối thi, còn chỉ tiêu và có điểm chuẩn thấp hơn.
Em muốn hỏi: Những năm trước ĐH Sư phạm HN không nhân đôi môn Tiếng Anh, nhưng năm vừa rồi lại nhân.Vậy việc nhân đôi này có giúp giảm bớt về điểm đầu vào không? Vì nếu không nhân đôi thì mỗi môn phải tầm 8 điểm mới đỗ. Em muốn thi sư phạm Anh nhưng điểm khá cao. Vậy em có thể thi trường nào điểm không quá cao mà ra trường vẫn có thể dạy Anh cấp 3 (em thi thử được 20 điểm chưa nhân tiếng anh)? Nếu không đỗ SP Anh em có thể ghi nguyện vọng 2 sang SP Văn của ĐH Sư phạm hay không?(cobemuadong.1912@gmail.com)
Trước hết em nên nhớ điều này, sở dĩ các chuyên ngành ngoại ngữ nhân hệ số môn Tiếng Anh là muốn tuyển chọn thí sinh đầu vào có trình độ ngoại ngữ tốt. Cách làm này nhằm trách tình trạng thí sinh trúng tuyển vào trường nhưng lại có kỹ năng ngoại ngữ kém dẫn đến việc đào tạo không hiệu quả.
Để cho em hiểu bản chất vấn đề, Ban tư vấn xin đưa ra một ví dụ cụ thể:
Nếu hai thí sinh cùng dự thi khối D vào một ngành ngoại ngữ nào đó có điểm thi lần lượt là 10, 7, 3 (thí sinh 1) và 6, 5, 7 (thí sinh 2). Điểm các môn lần lượt là Toán, Văn, Anh.
Nhìn qua điểm thi này thì nếu chỉ tính hệ số một và điểm chuẩn vào trường là 19 thì rõ ràng thí sinh 1 sẽ trúng tuyển vào trường còn thí sinh 2 không trúng tuyển. Tuy nhiên do điểm thi đầu vào môn ngoại ngữ thấp nên chưa chắc thí sinh 1 đã học tốt ngành này.
Trường hợp ngược lại, môn ngoại ngữ nhân hệ số 2 và điểm chuẩn là 24 thì rõ ràng thí sinh 2 lại trúng tuyển (đạt 25 điểm) còn thí sinh 1 lại không trúng tuyển (đạt 23 điểm). Với việc thi đầu vào môn ngoại ngữ cao thì khả năng thí sinh 2 học ngành này sẽ hiệu quả hơn.
Qua đó cho thấy, mỗi ngành học cần có một năng khiếu nhất định. Chính vì thế mà các trường thường nhân đôi hệ số môn ngoại ngữ đối với các chuyên ngành ngoại ngữ nhằm tuyển được những thí sinh thực sự phù hợp với ngành học.
Do đó khi xác định dự thi vào ngành ngoại ngữ em cần phải đánh giá lại môn ngoại ngữ của mình như thế nào để tránh tình trạng điểm 2 môn Toán, Văn cao nhưng vẫn trượt.
- Trên thực tế để trở thành giáo viên thì không nhất thiết em phải học ở các trường sư phạm mà có thể học hệ cử nhân của các trường khác vừa với sức học của mình. Sau khi tốt nghiệp muốn tham gia hoạt động sư phạm thì em chỉ cần học thêm lớp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Tuy nhiên với cách thực hiện như vậy thì khả năng xin việc của em sẽ khó hơn một chút so với những bạn học sư phạm một cách bài bản.
- Em cũng cần lưu ý điểm này: để tham gia xét tuyển NV2 hay NV3 thì ngành lựa chọn phải có cùng khối em dự thi. Đối với các ngành ngoại ngữ thì thi tuyển đầu vào ở khối D, còn ngành Văn học lại thi đầu vào bằng khối C. Chính vì thế chuyện em nói ở trên là không thể xảy ra được.
Năm 2010 các trường có tuyển hệ ngoài ngân sách?
Hỏi: Năm nay em gái em muốn thi vào trường học viện hàng không và muốn sau này được làm bên ngành hàng không. Em không biết là trường có điều kiện xét tuyển gì không ạ? Như lý lịch hay ngoại hình? Cho em hỏi trường đào tạo ra để làm bên ngành hàng không hay khi ra trường mình có thể làm ở nơi khác không thuộc ngành hàng không. Em thấy có ngành quản trị kinh doanh mình học xong có thể làm cho bên ngoài hay bắt buộc phải làm cho ngành hàng không? Em gái em muốn sau này được làm bên khâu quản lý nhân sự, vậy phải học ngành nào? Cho em hỏi ngành quản trị kinh doanh là mình sẽ làm gì? Có liên quan gì đến quản lý nhân sự không ạ? Không biết trường này khi ra trường có dễ xin việc làm không? (hoangthientru@gmail.com)
Trả lời:
Đối với hệ ĐH, CĐ của Trường Học viện Hàng không thì không yêu cầu về sơ tuyển cũng như về lý lịch và ngoại hình. Chỉ có duy nhất hệ đào tạo ngắn hạn tiếp viên hàng không thì mới yêu cầu sơ tuyển trong đó ngoại hình, ngoại ngữ là yếu tố tiên phong.
Hầu hết các ngành đào tạo hiện nay của Trường HV Hàng Không chủ yếu đáp ứng cho các lĩnh vực thuộc hoạt động bay. Tuy nhiên nếu sinh viên năng động và có kiến thức tốt thì ngoài công tác trong lĩnh vực hàng không thì hoàn toàn có cơ hội tham gia vào các môi trường làm việc tương tự.
Theo ban tư vấn được biết thì ngành Quản trị kinh doanh của Trường HV Hàng không bao gồm các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh vận tải HK; Quản trị doanh nghiệp HK; Quản trị du lịch; Quản trị cảng HK.
Sau khi tốt nghiệp ngành cử nhân QTKD thì sinh viên sẽ có trình độ và năng lực tham gia vào công tác quản lý các hoạt động khai thác thương mại và dịch vụ; làm việc tại các cảng hàng không, sân bay trong và ngoài nước, các hãng hàng không, các cơ quan quản lý nhà nước về hàng không dân dụng, các công ty, đại lý du lịch và các doanh nghiệp khác.
Việc có được giao trọng trách quản lý nhân sự hay không còn phụ thuộc vào môi trường và tính chất công việc. Nếu nhìn theo chuẩn đầu ra mà trường công bố thì sinh viên hoàn toàn có thể thành người quản lý nhân sự của một phòng/ban thuộc lĩnh vực hàng không.
Hiện nay khóa I sinh viên Trường HV Hàng không vẫn chưa tốt nghiệp ra trường nên chưa thể có đánh giá về mức độ xin việc dễ hay khó. Tuy nhiên theo Ban tư vấn thì lĩnh vực này khá mới nên giai đoạn đầu sinh viên sẽ dễ có việc làm nhưng về sau trong khi đó số lượng các công ty có liên quan đến lĩnh vực hàng không hạn chế mà lượng đào tạo lại nhiều thì dẫn đến sẽ gặp một phần nào đó khó khăn.
Năm nay em muốn thi lại, hiện nay em đăng kí tạm trú tạm vắng tại Hà Nội, vậy khi làm hồ sơ đăng kí dự thi em có thể xin dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi em đang tạm trú tạm vắng được hay không hay em phải về địa phương xin dấu của công an xã, chính quyền địa phương ở quê em. Và khi đi thi em chỉ có bằng tốt nghiệp THPT (bản sao photo đã công chứng) liệu em có được thi không? (tye_td@yahoo.com.vn)
Theo quy định thì đối với thí sinh tự do thì bắt buộc phải có dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Trong trường hợp bất khả kháng thì có thể xin dấu tại nơi mình đăng ký tạm trú tạm vắng.
Tuy nhiên em nên lưu ý điều này, khi xin dấu tại nơi đăng ký tạm trú thì bắt buộc em phải có giấy tờ gốc để kiểm tra đối chiếu nên rất phức tạp. Chính vì thế em nên chủ động xin dấu tại nơi mình đăng ký hộ khẩu thường trú.
- Như Ban tư vấn đã trả lời nhiều lần, khi tham dự kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ thì thí sinh bắt buộc phải xuất trình bản gốc hoặc bản sao bằng tốt nghiệp THPT.
Bản sao bằng tốt nghiệp THPT không phải là photo bản chính sau đó đi công chứng mà bản sao do đơn vị Sở GD-ĐT địa phương (nơi em tốt nghiệp THPT) đối chiếu và cấp phát.
Để có thể làm được bản sao em nên chủ động liên hệ với Sở GD-ĐT địa phương để được hướng dẫn chi tiết.
Năm nay em dự định thi NV1 ĐH Thương mại hoặc ĐH Kinh tế TPHCM nhưng nếu em trượt mà em không đủ điểm vào trường (cả NV2, NV3) Nhưng em vẫn muốn học trường này. Nhiều người cho em biết là trong những trường ĐH Chính quy cũng mở thêm hệ ĐH (hệ dân lập) học tài trường đó và bằng cũng do trường đấy cấp nhưng tiền học đắt hơn. Cho em hỏi ban tư vấn những điều trên có đúng không? Nếu đúng thì cho em hỏi cách tuyển sinh để vào được hệ ĐH (hệ dân lập) đó như thế nào? Tiền học trung bình của hệ ĐH đó đắt lên bao nhiêu lần so với hệ ĐH chính quy? Và có bao nhiêu trường có hệ ĐH như vậy? (emxinh_emkieu_anhcangyeu24@yahoo.com)
Em đã hiểu sai bản chất của vấn đề. Không có khái niệm mở thêm hệ ĐH thuộc hệ dân lập.
Các năm trước đây, do nhu cầu của thí sinh có điểm cao nhưng vẫn trượt NV1 vào trường đăng ký thì các trường này xin phép Bộ GD-ĐT mở thêm hệ ngoài ngân sách. Để được vào hệ này thí sinh phải có điểm thi thấp hơn điểm chuẩn vào trường từ 0,5-2 điểm.
Khi theo học hệ này thì quyền lợi của sinh viên vẫn đảm bao như đối với sinh viên trúng tuyển theo diện ngân sách. Tuy nhiên khi học hệ này thì sinh viên không được nhà nước hỗ trợ ngân sách đào tạo nên phải đóng mức học phí cao hơn với hệ ngân sách khoảng từ 5-7 triệu/ năm, bên cạnh đó cũng sẽ không được hưởng chế độ miễn giảm học phí (nếu thuộc diện miễn giảm).
Khi sinh viên theo học hệ ngoài ngân sách thì bằng tốt nghiệp có giá trị như hệ ngân sách.
Việc trường nào có tuyển sinh hệ ngoài ngân sách thì tùy vào tình hình thực tế tuyển sinh hàng năm. Bên cạnh đó còn phụ thuộc rất lớn vào sự đồng ý của Bộ GD-ĐT.
Tuy nhiên năm 2010, để xác định quy mô tuyển sinh hợp lý, đảm bảo chất lượng tuyển sinh, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường cần đặc biệt lưu ý đến các điều kiện bảo đảm chất lượng: tỷ lệ sinh viên tính trên 1 giảng viên quy đổi, cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, thực hành, thực tập, nhu cầu của xã hội đối với các ngành nghề đào tạo của trường.
Theo đó, các trường đại học cần xác định rõ số lượng chỉ tiêu (hệ chính qui) dành để đào tạo theo địa chỉ sử dụng; các ngành Sư phạm, Y Dược, Nông lâm trong tổng số chỉ tiêu xác định.
Đặc biệt, chỉ có duy nhất một loại chỉ tiêu do các trường tự xác định và báo cáo Bộ, không có khái niệm chỉ tiêu ngoài ngân sách. Những trường tuyển sinh và xác định điểm trúng tuyển theo ngành, nhất thiết phải xác định ngay chỉ tiêu cho từng ngành.
Em hiện đang là học sinh lớp 12. Em muốn hỏi trường ĐH Ngoại Thương có ngành nào nhân đôi hệ số môn tiếng Anh không? Năm ngoái em thấy hệ cao đẳng của trường thông báo điểm chuẩn là 17 điểm. Em muốn hỏi 17 điểm này là lấy từ kì thi đại học hay là của kì thi cao đẳng. Nếu em đăng kí thi vào 1 trường đại học khác và đăng kí cả trường cao đẳng ngoại thương có được không? (meteor_764@yahoo.com)
Các năm trước 2009 thì trường ĐH Ngoại Thương không đào tạo các chuyên ngành ngoại ngữ nên điểm chuẩn vào các ngành đều tính hệ số 1 đối với các môn thi.
Bắt đầu từ năm 2009 thì trường mở thêm một số chuyên ngành ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung và Tiếng Nhật) thì các ngành này tính hệ số 2 đối với môn ngoại ngữ, các ngành khác vẫn tính hệ số 1.
Theo thông tin từ phía Nhà trường thì chủ trương năm nay vẫn không có gì thay đổi so với năm 2009. Nghĩa là, các chuyên ngành ngoài các chuyên ngành ngoại ngữ đều tính hệ số 1, các ngành ngoại ngữ tính hệ số 2.
Hệ CĐ của trường ĐH Ngoại Thương chỉ xét tuyển từ những thí sinh tham dự kì thi ĐH không xét tuyển từ kết quả kì thi CĐ. Do là hệ xét tuyển nên em hoàn toàn có thể dự thi trường khác sau đó nếu không trúng tuyển NV1 thì có thể làm hồ sơ xét tuyển NV2 vào hệ CĐ trường ĐH Ngoại Thương (nếu đáp ứng được điều kiện điểm sàn)
Bằng tốt nghiệp cấp 3 của em không may bị nước rơi vào làm nhòe ảnh trong bằng. Các thông tin trên bằng vẫn còn nhìn được khá rõ. Vậy em xin hỏi em muốn cấp lại bản gốc có được không? Và nếu được cấp thì phải liên hệ ở cơ quan nào? (ntd_ebk@yahoo.com)
Theo quy định thì bằng gốc tốt nghiệp THPT chỉ cấp duy nhất một lần. Nếu người học bị mất bằng hoặc bằng bị hỏng thì liên hệ trực tiếp với Sở GD-ĐT địa phương để đối chiếu kiểm tra và sẽ được cấp lại bản sao.
Để được cấp bản sao, theo qui định của Bộ GD-ĐT, người đứng tên trong bằng tốt nghiệp THCS, THPT phải trực tiếp đến đề nghị hoặc có thể gửi đề nghị đến sở GD-ĐT qua đường bưu điện kèm theo lệ phí qui định và cước phí bưu điện. Người có văn bằng cũng có thể ủy quyền người khác đến xin cấp bản sao. Đối với những trường hợp đề nghị cấp bản sao do mất bản chính, sẽ phải ghi đầy đủ các nội dung đã có trên bản chính của bằng tốt nghiệp, đồng thời phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ hợp lệ khác.
Bộ GD-ĐT qui định rõ: đối với yêu cầu trực tiếp, nếu thấy đủ điều kiện hợp lệ, việc cấp bản sao có thể được thực hiện ngay trong ngày hoặc tùy thuộc điều kiện cụ thể nhưng cũng không quá ba ngày làm việc. Đối với yêu cầu gửi qua bưu điện, việc cấp bản sao bằng tốt nghiệp được thực hiện trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị và lệ phí, nếu thấy đủ điều kiện hợp lệ.
Theo Ban tư vấn thì do phôi bằng gốc của em chỉ hư ảnh thì em có thể liên hệ trực tiếp với Sở GD-ĐT địa phương để làm thủ tục thay ảnh trên văn bằng (trước kia là dán ảnh vào văn bằng còn hiện tại là scan ảnh vào văn bằng)
Có được phép nộp nhiều bộ hồ sơ ĐKDT? Hỏi: Trong hô khâu thương tru cua em thi co ghi em thuôc dân tôc Mương, ma em lai thuôc xa Ngoc Lương - Yên Thủy - Hòa Binh. Nhưng khi hoc câp 3 em lai hoc ơ khu vưc khac la huyên Nho Quan cua tinh Ninh Binh. Vây em muôn hoi ban tư vân la vơi trương hơp cua em thi...