Làm sao để có giấc ngủ ngon?
Bạn đọc Kim Thanh (TP HCM) hỏi: “Tôi làm công việc điều hành vận tải nên áp lực công việc khá căng thẳng. Tôi thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ, ngủ không yên. Làm sao để cải thiện tình trạng này?”.
Ảnh minh họa
ThS BS Hoàng Đình Hữu Hạnh, Đơn vị Rối loạn giấc ngủ, Khoa Thăm dò chức năng hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, trả lời: Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc hồi phục thể chất, tái tạo năng lượng, loại bỏ và bài tiết các chất có hại, giúp các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi sau khoảng thời gian dài hoạt động. Công việc áp lực có thể gián tiếp gây ra những ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Việc mất ngủ liên tục sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, từ đó dễ kéo theo suy kiệt, trầm cảm.
Để có sức khỏe tốt và tinh thần minh mẫn, bạn cần bảo đảm chất lượng giấc ngủ mỗi ngày. Thời gian ngủ tùy thuộc từng lứa tuổi, người trưởng thành (độ tuổi 18-60) cần ngủ 8 giờ/ngày. Giấc ngủ được chia làm 2 giai đoạn là ngủ lơ mơ và ngủ sâu. Thời gian của giai đoạn ngủ sâu càng kéo dài thì chất lượng giấc ngủ càng tốt.
Video đang HOT
Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả có nhiều vitamin, khoáng chất, uống sữa nóng trước khi ngủ và hạn chế các chất kích thích như bia rượu, cà phê. Duy trì tập thể dục mỗi ngày 10 – 15 phút, không nên tập luyện trong vòng 2 giờ trước khi ngủ. Bố trí phòng ngủ yên tĩnh, ánh sáng vừa phải và tạo thói quen đi ngủ, thức dậy vào một giờ cố định. Trước khi ngủ nên ngâm chân bằng nước ấm, không nên sử dụng điện thoại di động trong vòng 1 giờ trước khi ngủ, không nên xem các chương trình truyền hình hoặc bộ phim gây cảm giác sợ hãi. Không nên ngủ trưa quá lâu, chỉ nên ngủ 15 – 20 phút để tránh mất ngủ vào ban đêm.
Nếu đã thực hiện những hướng dẫn như trên nhưng vẫn bị mất ngủ, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời nhằm sớm có được giấc ngủ ngon, bảo đảm sức khỏe cho công việc, sinh hoạt hằng ngày.
Xuân Thu ghi
Mất ngủ rất có hại đối với vóc dáng của phụ nữ
Theo các chuyên gia Mỹ, phụ nữ bị thiếu ngủ mạn tính, thường ăn và thích loại thực phẩm không lành mạnh, hậu quả là bị thừa cân và béo phì. Đây là một vòng luẩn quẩn, vì ăn quá nhiều cũng gây ra chứng mất ngủ.
Mối liên hệ giữa chất lượng giấc ngủ kém và lượng thức ăn quá mức rất có thể là do kích thích tín hiệu đói hoặc ức chế tín hiệu no trong não - Ảnh: iStock
Theo cuimc.columbia.edu, phụ nữ thiếu ngủ mạn tính có thiên hướng ăn quá nhiều, thích thực phẩm có hại và do đó, bị thừa cân. Tuy nhiên, cũng có mối liên hệ ngược khi ăn quá nhiều sẽ gây ra chứng mất ngủ và khiến chất lượng giấc ngủ kém.
Đây là kết quả nghiên cứu của các bác sĩ tại Đại học Columbia (Mỹ) khi họ tìm kiếm các biện pháp cải thiện công tác phòng chống bệnh tật do thiếu ngủ đêm và chế độ ăn uống kém. Theo các nhà khoa học, công trình khoa học trước đây có liên quan đến lợi ích hoặc tác hại của việc tiêu thụ những loại thực phẩm cụ thể và chỉ xem xét thời lượng chứ không phải chất lượng giấc ngủ. Bây giờ họ thu được một bức tranh đầy đủ hơn có tính đến nhiều khía cạnh. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ phụ nữ, vì họ gặp nhiều nguy cơ hơn nam giới bị chứng mất ngủ và béo phì hơn nam giới.
Phái đẹp đặc biệt dễ bị rối loạn giấc ngủ trong suốt cuộc đời, bởi vì thông thường phụ nữ thường đảm nhận trách nhiệm chăm sóc trẻ em và gia đình. Ngoài ra còn có sự phụ thuộc vào các giai đoạn hormone, nhà nghiên cứu Brooke Aggarwal giải thích.
Các bác sĩ đã phân tích thói quen ngủ và ăn uống của một nhóm gồm 495 phụ nữ có quốc tịch khác nhau ở độ tuổi từ 20 đến 76. Những người tham gia đã báo cáo về loại thực phẩm và số lượng thực phẩm họ đã tiêu thụ trong 12 tháng cũng như chất lượng giấc ngủ, thời gian để ngủ và tình trạng mất ngủ.
Kết quả nghiên cứu dữ liệu cho thấy những phụ nữ thức dậy vào giữa đêm, thường ăn nhiều hơn 143 calo so với định mức hằng ngày. Tuy nhiên, họ thường chọn sản phẩm có thêm đường. Những người tham gia trằn trọc hơn 1 tiếng đồng hồ mới ngủ được thường tiêu thụ trung bình thêm 426 calo. Người bị mất ngủ thường ăn thêm 216 calo. Hơn nữa, tất cả phụ nữ bị rối loạn giấc ngủ đều thích những khẩu phần ăn lớn, nhiều hơn từ 100 - 150gr so với bình thường. Tức là, những người có giấc ngủ kém thường ăn quá nhiều trong mỗi bữa ăn và chọn đồ ăn không lành mạnh.
Một tác giả khác của công trình nghiên cứu, tiến sĩ Faris Zuraikat, nói thêm rằng mối liên hệ giữa chất lượng giấc ngủ kém và lượng thức ăn quá mức rất có thể là do kích thích tín hiệu đói hoặc ức chế tín hiệu no trong não.
Còn tình trạng béo phần lớn phụ thuộc vào khối lượng thực phẩm tiêu thụ và phụ nữ bị mất ngủ có thể phải tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn để cảm thấy no. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều thực phẩm cũng có thể gây khó ngủ, đặc biệt là do các quá trình tiêu hóa thức ăn, nhà khoa học Faris Zuraikat giải thích.
Vũ Trung Hương
Theo Một thế giới
Làm ngay những việc này để có giấc ngủ ngon dịp Tết Giấc ngủ được đánh giá là có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người. Nó giúp hỗ trợ việc hồi phục thể chất, tái tạo năng lượng, loại bỏ và bài tiết các chất có hại, giúp các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi sau khoảng thời gian dài hoạt động. Ảnh minh họa. Trong những...