Làm rõ thuyết công chúa Ngọc Hân yêu vua Gia Long
Có thuyết cho rằng công chúa Ngọc Hân và vua Gia Long kết hôn.Thực chất của chuyện này là gì.
Có thuyết cho rằng công chúa Ngọc Hân và vua Gia Long kết hôn.Thực chất của chuyện này là gì?
Sau khi Nguyễn Huệ tức vua Quang Trung băng hà thì Nguyễn Ánh tức vua Gia Long đã đánh bại được quân Tây Sơn, chiếm lại thành Phú Xuân (tức kinh đô Huế). Số phận của công chúa Ngọc Hân trở thành đề tài tranh cãi của hậu thế.
Tranh vẽ công chúa Ngọc Hân.
Có thuyết cho rằng Ngọc Hân công chúa và vua Gia Long kết hôn. Thuyết này nêu: Năm Nhâm Tuất (1802), Gia Long bắt được công chúa Ngọc Hân. Thấy nàng có nhan sắc kiều diễm nên không kìm được xúc động trong buổi sơ ngộ tại Phú Xuân.
Gia Long truyền đưa công chúa vào cung. Tả quân Lê Văn Duyệt can “không nên lấy vợ thừa của giặc”. Nhà vua không nghe, nói: “Tất cả giang sơn này, cái gì lại không lấy từ trong tay giặc, cứ gì một người đàn bà”. Vào cung, Ngọc Hân sinh cùng vua Gia Long 2 con là Hoàng tử Thường Tín và Quảng Oai.
Thậm chí, thuyết này còn được củng cố thêm bằng câu ca dao của người Huế là
“Số đâu có số lạ đời
Con vua mà lại hai đời chồng vua”
Sau người Pháp có mặt ở Huế lại còn có câu phỏng theo nội dung trên là
“Quel rare destin que celui de cette femme
Fille de Roi, elle épouse sucessivement deux Rois”.
Nhiều người tin rằng câu ca dao này ám chỉ Ngọc Hân vì bà là con vua Lê Hiển Tông rồi lại lấy Nguyễn Huệ và sau đó là Nguyễn Ánh.
Tập san Đô Thành Hiếu Cổ (BAVH), số ra tháng 10 – tháng 12.1941, đăng bài viết “Les caprices du genie des mariages ou extraordinaire destinée de la princesse Ngoc Han” của ông Phạm Việt Thường (thư ký ở Tòa sứ Pháp) được dịch ra tiếng Việt là “Những oái oăm của ông Tơ bà Nguyệt hay là số phận lạ lùng của công chúa Ngọc Hân”. Do BAVH lại là một tập san có uy tín hàng đầu bấy giờ nên từ đây, câu chuyện được nhiều người trích dẫn trở thành nguồn cơn của lời đồn Ngọc Hân lấy hai vua họ Nguyễn không đội trời chung với nhau.
Bằng lối viết đầy kiểu truyện kiếm hiệp, ông Thường viết:
Video đang HOT
“Một đêm dưới ánh trăng sáng lờ mờ của ngọn đèn ở trong một căn phòng âm u, Ngọc Hân thấy một người đàn ông tráng kiện và uy nghi chậm chạp tiến về phía mình rồi cúi chào.
Ngọc Hân run lên và đánh liều hỏi: – Này võ tướng Nguyễn Quân, người muốn gì ở ta?
Người kia cười đáp: – Không can chi mô. Bà đừng sợ, võ tướng Nguyễn Quân cũng là một người mà có lẽ còn nhân từ hơn cả võ tướng Tây Sơn.
… Trong cơn đau khổ, Ngọc Hân càng làm cho võ tướng thêm xao xuyến và càng yêu quý nhan sắc tuyệt vời của bà hơn. Để tỏ lòng tôn kính Ngọc Hân, vị võ tướng nói mấy lời an ủi rồi rút lui.
Sau một đêm thao thức không ngủ được, Ngọc Hân ngồi dậy uể oải cả người giữa những tiếng chim kêu êm vui và hình như còn nghe những tiếng gào thét của quân lính đang tấn công vào kinh thành. Nàng buồn phiền không muốn trang điểm gì cả! Bỗng nàng thấy một người trong trang phục hoàng gia đang tiến lại gần. Bà nhận ra đó là người quân nhân lạ mặt đêm qua. Chính là Nguyễn Ánh.
Bà đứng lên xin lỗi về sự nhầm lẫn hôm trước. Gia Long mỉm cười nói: “Hôm nay lệnh bà dậy sớm quá”. Ngọc Hân đáp: “Thưa chúa thượng, suốt đêm qua tôi không hề ngủ được chút nào cả”. “Lệnh bà quả là một vị hoàng hậu dũng cảm. Xin lệnh bà biết cho rằng dù có gì thay đổi đi nữa, đất nước An Nam vẫn chẳng đổi thay. Xin lệnh bà khuây khỏa, đừng buồn nữa. Cung điện này vẫn thuộc về lệnh bà mà”…
Chính vì những câu chuyện diễm tình và cả ca dao không được cắt nghĩa rõ ràng nên có người đời sau vẫn tin là Ngọc Hân lấy Gia Long và trách công chúa bội bạc với Quang Trung. Sự thật thì không thể có chuyện công chúa Ngọc Hân lấy vua Gia Long vì khi Nguyễn Ánh đánh chiếm Phú Xuân là chuyện đầu thế kỷ 19 thì công chúa đã là người thiên cổ từ thế kỷ trước đó.
Ngọc Hân qua đời năm Kỷ Mùi 1799 và Phan Huy Ích đã soạn 5 bài văn tế chữ Nôm, có ghi chú rõ là Văn tế Vũ hoàng hậu (tức công chúa Ngọc Hân). Hai nhà nghiên cứu sử sau này là Lê Thước và Lê Tư Lành đều xác định Lê Ngọc Hân mất vào ngày 8 tháng 11 năm Kỷ Tỵ (1799).
Bariay (?), một sĩ quan Pháp theo chân Nguyễn Ánh vào ngay Phú Xuân khi vừa chiếm được từ tay Tây Sơn cũng nói rằng ông được Gia Long cho đi xem mặt các công chúa của vua Quang Trung và không ghi nhận sự xuất hiện của công chúa Ngọc Hân.
Cũng có một số thuyết khác nữa về cái chết của công chúa Ngọc Hân nhưng không thuyết nào đề cập đến việc công chúa Ngọc Hân kết hôn với Gia Long. Chẳng hạn Ngô Tất Tố trong “Lược sử công chúa Ngọc Hân” (Thi văn bình chú, Hà Nội 1952) viết: sau khi nhà Tây Sơn thất bại, Ngọc Hân và các con đều đổi tên họ lẻn vào một làng thuộc tỉnh Quảng Nam. Nhưng chẳng bao lâu thì bị phát giác. Ngọc Hân phải uống thuốc độc tự tử, còn hai con đều bị thắt cổ chết.
Mộ Ngọc Hân Công Chúa hiện ở xã Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội).
Tác giả Nhất Thanh (1971) thì cho rằng khi triều Tây Sơn sụp đổ, Lê Ngọc Hân có bị bắt cùng với hai con hoặc ở Huế hoặc ở nơi khác. Vua Gia Long đã sai giết hai con bà một cách kín đáo, còn riêng Lê Ngọc Hân thì cho về quê mẹ.
Vậy thì người trong ca dao “Số đâu có số lạ đời/Con vua mà lại hai đời chồng vua” mà dân chúng truyền là ai?
Người đó có thật và chúng tôi sẽ đề cập trong phần tiếp.
Theo Anh Tú/Một thế giới
Tận mục ngôi mộ cổ bị xiềng bí ẩn nhất Việt Nam
Khu mộ cổ bị xiềng bí ẩn này được xây dựng bằng chất liệu vôi và ô dước, "hợp chất huyền thoại" nổi tiếng về độ vững bền.
Trên địa bàn xã Long Khánh, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang ngay nay vẫn tồn tại một khu mộ cổ vợ chồng phú nông Lê Phước Tang, thường được gọi là mộ ông Tang. Tuy vậy, ngôi mộ này cũng được biết đến bằng một cái tên khác: Ngôi mộ cổ bị xiềng xích.
Quanh câu chuyện về ngôi mộ bị xiềng có nhiều giai thoại, nhưng phổ biến nhất chính là câu chuyện con trai ông Tang mặc áo vua đi thăm ruộng, khiến cả dòng họ bị tru di tam tộc.
Theo giai thoại này, lúc chúa Nguyễn Phúc Ánh bị nhà Tây Sơn truy đuổi qua vùng đất này đã cùng đoàn người chạy loạn tìm đến nhà ông Tang xin tá túc. Ông Tang không những sẵn lòng giúp đỡ mà còn tận tụy nuôi giấu khiến chúa Nguyễn Phúc Ánh hết lòng tin cẩn. Đến lúc rời đi, chúa Nguyễn đã giao lại một số hành lý nhờ Lê Phước Tang trông giữ.
Khi sắp qua đời do lâm bệnh, ông Lê Phước Tang có kể lại với con cháu việc chúa Nguyễn gửi lại hành lý cho gia đình. Hai con trai ông là Lê Phước Tánh và Lê Phước Khỏa (tục gọi là cậu Gương và cậu Sen) liền tò mò mở ra xem thì thấy bên trong có triều phục của chúa. Do chúa Nguyễn đang bị nhà Tây Sơn đánh tan tác, nên Gương và Sen tỏ ý coi thường triều phục của Nguyễn Ánh. Họ còn lấy áo của nhà vua mặc vào rồi ngang nhiên ra khỏi nhà đi thăm ruộng.
Người dân nhìn thấy thì thất kinh, kẻ hầu người hạ lo sợ nên cũng hết mực khuyên can, rằng "nếu sau này chúa Nguyễn phục quốc, hai cậu sẽ mang trọng tội". Nhưng Gương và Sen chỉ cười lớn, ví von bằng những lời tục tĩu, và cho rằng chúa Nguyễn sẽ không bao giờ đánh bại được nhà Tây Sơn. Sau này, khi ông Tang mất, hai cậu Gương và Sen còn dùng triều phục của chúa Nguyễn để khâm liệm cho cha.
Điều mà Gương và Sen không thể ngờ là Nguyễn Ánh lại đủ sức đánh bại được Tây Sơn và lên ngôi vua. Nhớ ơn xưa, vua Gia Long liền ban chiếu chỉ sai đi tìm gia đình Lê Phước Tang để đền ơn. Biết tin Lê Phước Tang qua đời, vua định phong tước hầu cho các con trai của ông Tang. Nhưng một số kẻ ganh ghét đã tâu lên nhà vua hành động hỗn xược, khi quân phạm thượng của Lê Phước Tánh và Lê Phước Khỏa.
Ngay lập tức, vua Gia Long nổi trận lôi đình. Quá giận, nhà vua không còn coi trọng những ân tình ngày trước. Ông đã ban hình phạt nặng nề và tàn nhẫn nhất dành cho gia tộc họ Lê: lệnh tru di tam tộc, tịch thu toàn bộ gia sản của dòng họ Lê Phước. Cả dòng họ tưởng chừng đến thời vinh hiển, phút chốc bị xóa sổ.
Về phần vợ chồng ông Lê Phước Tang, những tưởng đã chết sẽ được yên, nào ngờ vua còn truy tội "dưỡng bất giáo", nghĩa là nuôi con mà không dạy dỗ, để chúng làm chuyện đại nghịch. Con dại cái mang, vua phạt đánh roi và xiềng xích cả khu mộ nơi chôn cất vợ chồng ông Lê Phước Tang. Dân gian còn kể lại, hai cây thị to trong khu mộ ông Tang chính là thị do vua trồng mang hàm ý miệt thị đến muôn đời về sau.
Ngày nay, khu mộ của vợ chồng ông Lê Phước Tang tuy đã trải qua hàng trăm năm nhưng hiện vẫn còn khá nguyên vẹn. Cạnh khu mộ có hai cây thị cổ thụ hình thù cổ quái. Mộ nằm trong khu đất 200 mét vuông, cây cối cỏ dại mọc um tùm, từ lâu đã bị bỏ hoang phế, không người coi sóc.
Về tổng quan, khu mộ được chôn theo nguyên tắc truyền đời từ xưa đến nay là nam tả, nữ hữu, có quynh thành bao quanh và 4 trụ hình búp sen, nhưng hiện đã bị gãy mất hai trụ. Ngoài ra còn có bình phong hậu và bình phong tiền. Các dấu tích cho thấy, trước kia các tấm bình phong này có thể được điêu khắc và vẽ hình rất tinh xảo, nhưng thời gian và thời tiết khắc nghiệt đã bào mòn đi.
Mộ phần xây hình kiều ngựa, vốn chỉ dành cho giới quý tộc xưa. Trên mộ phần trang trí hình đường gân lá sen úp.
Đặc biệt, khu mộ được xây dựng bằng chất liệu vôi và ô dước, "hợp chất huyền thoại" nổi tiếng về độ vững bền.
Sau hơn 200 năm tồn tại, giai thoại về ngôi mộ cổ bị xiềng đang nhận nhiều nghi vấn từ giới nghiên cứu lịch sử.
Theo một số chuyên gia, chuyện "mặc áo vua đi thăm ruộng" của hai con trai nhà Lê Phước Tang chỉ là giai thoại dân gian, chứ chưa có gì gọi là xác thực. Việc gia đình ông Tang bị vua trị tội, một vài tư liệu lịch sử có ghi chép, nhưng giải thích nguyên nhân vì đâu thì chưa rõ ràng.
Nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường phân tích, rất có thể gia đình Lê Phước Tang bị trị tội là do Lê Phước Tánh và Lê Phước Khỏa có mối liên hệ mật thiết với nhà Tây Sơn, đã hỗ trợ hoặc cung cấp lúa gạo cho quân Tây Sơn. Việc làm của hai người con ông Tang đối với chúa Nguyễn Ánh là hành động bất trung, khiến ông Tang bị vua Gia Long kết tội dưỡng bất giáo...
Một số bậc cao niên sống gần khu mộ cũng cho rằng, chuyện vua cho trồng cây thị với hàm ý miệt thị là không chính xác. Vì trước đây, khu mộ được bảo vệ bằng một hàng rào cây ăn trái. Sau đó do thời gian, lũ lụt, đa phần cây ăn trái trong hàng rào bảo vệ chết hết, chỉ còn lại cây thị có sức sống mãnh liệt đến bây giờ.
Theo_Kiến Thức
Taxi truyền thống lo phá sản Cho rằng Uber taxi và Grab taxi cạnh tranh không lành mạnh, Hiệp hội Vận tải Hà Nội đề nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng cần quản chặt loại hình taxi mới này. Gần đây, nhiều người tiêu dùng nước ta đã bắt đầu sử dụng dịch vụ taxi mới và khác biệt gần như hoàn toàn so với các...