Làm rõ sai phạm Phòng GD&ĐT ở Huế huy động tiền các trường tiếp ‘hụt’ đoàn kiểm tra Bộ
Cơ quan chức năng huyện Phú Lộc đang làm rõ tố cáo những sai phạm của Phòng GD&ĐT huyện này thu tiền từ các trường tiếp “hụt” đoàn kiểm tra Bộ GD&ĐT.
Ngày 12/7, Thượng tá Trần Đăng Điền, Phó Trưởng Công an huyện Phú Lộc (Thừa Thiên – Huế) xác nhận với báo chí thông tin, Cơ quan CSĐT Công an huyện này vừa báo cáo với Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên-Huế, UBND huyện Phú Lộc xử lý, chấn chỉnh các vi phạm của tập thể, cá nhân thuộc Phòng GD&ĐT huyện Phú Lộc liên quan đến tố cáo bất minh trong việc huy động tiền từ các trường học để đón tiếp đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT.
Trước đó, ông Trần Văn Thủy (trú đường Lý Thái Tông, thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc) có đơn thư tố cáo gửi cơ quan công an về những bất minh liên quan sự việc nêu trên.
Theo tìm hiểu, ngày 22/6/2018, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên – Huế có công văn thông báo về việc chuẩn bị đón tiếp đoàn kiểm tra phổ cập giáo dục tiểu học của Bộ GD&ĐT.
Phòng GD&ĐT huyện Phú Lộc nơi xảy ra sự việc. (Ảnh: C.T)
Tiếp đó, ngày 3/7 và 10/7/2018, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức các cuộc họp để triển khai các nội dung công việc liên quan phục vụ công tác kiểm tra. Ngoài việc chính, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng chỉ đạo do kinh phí khó khăn nên cần sự tham hỗ trợ từ cơ sở.
Ngày 12/7/2018, Phòng GD&ĐT huyện Phú Lộc tham mưu cho UBND huyện Phú Lộc tổ chức cuộc họp bàn về công tác chuẩn bị đón tiếp đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT.
Video đang HOT
Cuộc họp này do ông Lê Văn Thông, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc, Trưởng ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục – Xóa mù chữ và Xây dựng xã hội học tập huyện chủ trì.
Sau khi cuộc họp kết thúc, ông Trần Minh Khôi, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phú Lộc thay mặt lãnh đạo phòng “động viên tinh thần đóng góp kinh phí” để đón đoàn của Bộ tại huyện cũng như hỗ trợ cho Sở. Cuộc họp bàn đi đến thống nhất, mỗi trường sẽ đóng 1 triệu đồng và đầu mối thu, chi giao cho bà Huỳnh Thị Thanh Nga, Hiệu trưởng trường Tiểu học Trung Chánh (xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc).
Tuy nhiên, do bà Nga ở xa, bất tiện trong việc nộp tiền nên nhờ ông Nguyễn Cao Lãnh, chuyên viên phòng GD&ĐT huyện Phú Lộc thu giúp với “tinh thần gần đâu nộp đó”.
Trong thời gian này, ông Lãnh đang theo học lớp Trung cấp lý luận chính trị, ít có mặt ở cơ quan nên nhờ bà Lê Thị Hồng Nhung, cũng là chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện Phú Lộc thu hộ. Từ ngày 20/7 đến 30/7/2018, có 28/29 trường Tiểu học, THCS trên địa bàn huyện Phú Lộc nộp khoản tiền này.
Sau khi tập hợp đầy đủ, ông Lãnh chuyển tiền cho bà Cái Thị Thêm, Thủ quỹ Phòng GD&ĐT huyện Phú Lộc giữ chờ chi tiêu khi đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT về làm việc.
Đến hơn nửa năm sau, tức khoảng tháng 3/2019, mãi không thấy Đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐTvề kiểm tra, Phòng GD&ĐT huyện Phú Lộc mời tất cả các trường lên nhận lại số tiền đóng góp. 27/28 trường đóng tiền lên nhận lại. Tuy nhiên, có một trường dù được thông báo nhiều lần vẫn không lên nhận lại.
Theo ông Trần Văn Thủy (người tố cáo), kinh phí để đón tiếp các đoàn kiểm tra về làm việc ở địa phương đã có trong thu chi ngân sách mỗi đơn vị, tại sao còn huy động từ các trường học? Sau hơn nửa năm giữ số tiền huy động để tiếp khách ấy, chỉ khi nhận được đơn thư tố cáo, Phòng GD&ĐT huyện Phú Lộc mới tức tốc trả lại tiền cho các trường.
Ngoài ra, ông Trần Văn Thủy còn đệ đơn tố cáo nhiều sai phạm của lãnh đạo phòng GD&ĐT huyện Phú Lộc gồm bà Cái Thị Cẩm Hương, Trưởng phòng và ông Trần Minh Khôi, Phó Trưởng phòng như: Lập quỹ khuyến học không đúng quy định, bất thường việc cung ứng thực phẩm cho các trường mầm non trên địa bàn, để “lộ bí mật” người tố cáo…
Theo VTC
Đại biểu hơn 100 nước dự diễn đàn giáo dục toàn cầu
Các đại biểu sẽ tìm hiểu kết quả nghiên cứu của UNESCO, thảo luận về việc dạy và học vì một xã hội hòa bình, bền vững.
Ngày 2-3/7, tại Hà Nội, diễn đàn "Giáo dục vì sự phát triển bền vững và công dân toàn cầu" của UNESCO năm 2019 diễn ra với sự tham dự của hơn 350 lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục đến từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là lần đầu tiên diễn đàn được tổ chức tại Việt Nam nhằm hưởng ứng chủ đề "Học tập và giảng dạy vì một xã hội hòa bình và bền vững: từ bậc giáo dục mầm non đến giáo dục tiểu học và trung học".
Các đại biểu tham dự phiên khai mạc diễn đàn sáng 2/7. Ảnh: D.T
Ông Lê Hoài Trung, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, cho biết những thành tựu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua chỉ ra rằng chính con người chứ không phải tài nguyên thiên nhiên, mới là yếu tố quyết định, tạo ra phát triển bền vững cho mỗi quốc gia.
"Vì vậy, không ngừng cải cách, đổi mới giáo dục là phương cách hữu hiệu để tạo ra con người mới, đủ bản lĩnh và tầm vóc trí tuệ để vượt qua thách thức toàn cầu", ông Trung nói và hy vọng diễn đàn sẽ là nơi gặp gỡ, hội tụ tư duy và ý tưởng về giáo dục.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cũng nhận định giáo dục là giải pháp, con đường để thay đổi các giá trị và hành vi của cộng đồng, giúp mọi người lựa chọn một cách sống bền vững.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại phiên khai mạc sáng 2/7. Ảnh: D.T
Ông Nhạ thông tin kể từ năm 2013, Việt Nam cải cách giáo dục một cách căn bản và toàn diện. Một trong những cột mốc quan trọng là chương trình giáo dục phổ thông quốc gia được phê duyệt vào tháng 12/2018, dựa trên phát triển phẩm chất và năng lực của người học, hướng tới việc giúp học sinh có được kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 21.
"Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là tích hợp phát triển bền vững vào giáo dục mà còn xem giáo dục như một phương tiện thực hiện toàn diện cho tất cả mục tiêu phát triển bền vững", ông Nhạ nói.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều câu hỏi trong triển khai chương trình này. Đó là làm thế nào giáo dục tiếp cận và phục vụ tất cả, làm sao để cập nhật chương trình giảng dạy và các tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai, hay để biến việc học tập thành một hành trình suốt đời?
Cho rằng những câu hỏi này không chỉ dành cho Việt Nam mà còn cho các quốc gia khác, ông Nhạ hy vọng diễn đàn giáo dục của UNESCO sẽ là nơi chia sẻ nhiều kinh nghiệm và sáng kiến, mở ra những hiểu biết, cách tiếp cận mới và mở rộng mối quan hệ giữa các bên.
Dương Tâm
Theo VNE
Trường tiểu học công lập đầu tiên tại TP.HCM tuyển sinh không theo hộ khẩu Ngày 28/6, trường tiểu học Thực hành ĐH Sài Gòn chính thức nhận quyết định thành lập từ UBND TP.HCM. Đây là trường tiểu học công lập trực thuộc trường đại học đầu tiên tại TP.HCM đặc biệt tuyển sinh không theo phân tuyến quận huyện. Cũng trong ngày này, TS Phạm Thị Thanh Tú, Trưởng khoa Giáo dục tiểu học của trường...