Làm rõ điểm mới của sách giáo khoa lớp 1
Theo bà Nguyễn Thị Tâm – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đại Từ, bộ sách giáo khoa Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục bảo đảm khả thi, phù hợp với đặc điểm vùng miền, trình độ phát triển của giáo viên và học sinh.
Năm học 2020 – 2021, Trường Tiểu học Đại Từ chọn sách các môn học: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm, Mĩ thuật, Âm nhạc thuộc bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục và sách môn Tự nhiên và Xã hội, Giáo dục thể chất thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Cán bộ quản lý, giáo viên Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ tham gia tập huấn trực tuyến.
Theo bà Nguyễn Thị Tâm – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đại Từ, bộ sách giáo khoa Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục bảo đảm khả thi, phù hợp với đặc điểm vùng miền, trình độ phát triển của giáo viên và học sinh. Bộ sách cũng chú trọng đến việc tăng cường sự trải nghiệm của học sinh trong các chủ đề giúp các em tự chủ, tự lực khám phá và chiếm lĩnh kiến thức.
Các buổi tập huấn được tổ chức linh hoạt với nhiều hoạt động phong phú như nghiên cứu cấu trúc bài học, điểm mới của SGK lớp 1; phân tích sách giáo viên, sách bài tập, thiết bị dạy học; thảo luận, tìm hiểu phương pháp dạy học và cách thức đánh giá kết quả học tập; nghiên cứu video tiết dạy minh họa; thiết kế kế hoạch bài học; thực hành tập dạy theo hướng dẫn, nhằm giúp giáo viên nắm chắc phương pháp, kĩ thuật dạy học các bộ SGK lớp 1.
Là một trong nhiều trường lựa chọn sách Cánh diều, Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai, Hà Nội) có 2 cán bộ quản lý và các giáo viên dự kiến dạy lớp 1 tham dự tập huấn. Bà Trịnh Thị Bích Hảo – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Mặc dù đã được tiếp xúc với bộ sách Cánh diều từ trước đó nhưng bản thân giáo viên của trường vẫn rất nóng lòng được tham gia buổi tập huấn để nghe trực tiếp tác giả nói về ý tưởng soạn, trình bày của sách để nắm được tinh thần của tác giả muốn gửi gắm trong những cuốn sách lớp 1 năm nay.
Qua các buổi tập huấn, các giáo viên nhà trường nhận rõ vấn đề: Muốn thực hiện tốt việc dạy học, người thầy không chỉ dạy kiến thức mà mỗi bài học phải hướng đến việc tăng cường tổ chức cho học sinh trải nghiệm để hình thành và rèn luyện cho học sinh có năng lực, phẩm chất như mục tiêu của chương trình đề ra.
Ngoài ra, các giáo viên Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ được xem giờ dạy minh họa để nắm rõ hơn quy trình các tiết dạy. Phần thảo luận sau mỗi tiết dạy đều rất sôi nổi, những ý kiến băn khoăn, thắc mắc nhằm tìm ra con đường, phương pháp dạy học hiệu quả được tất cả các giáo viên chăm chú lắng nghe và trao đổi.
Ông Phạm Xuân Tiến – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Sở đã triển khai công tác tổ chức tập huấn cho GV theo đúng tiến độ, đồng thời chỉ đạo các trường ưu tiên chuẩn bị các điều kiện thực hiện chương trình, SGK mới. Toàn bộ 772 trường tiểu học và trường phổ thông có cấp tiểu học của Hà Nội đã phối hợp với các NXB tập huấn cho GV tất cả các môn, bảo đảm 100% GV dạy lớp 1 năm học mới 2020 – 2021 đáp ứng tốt yêu cầu về giảng dạy SGK mới.
Video đang HOT
Sở Giáo dục Đà Nẵng nói gì về việc lựa chọn sách giáo khoa mới?
Trước những ý kiến cho rằng việc lựa chọn sách giáo khoa mới theo hướng dẫn của Bộ gây lãng phí, bất cập, ngành giáo dục Đà Nẵng đã có những phản hồi.
Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khoá IX, nhiệm kỳ 2016-2020 vừa qua, có nhiều ý kiến của cử tri bày tỏ lo lắng trong việc chọn sách giáo khoa mới.
Theo đó, cử tri cho rằng việc lựa chọn nhiều bộ sách giáo khoa ở các trường là không phù hợp, gây lãng phí khi Luật giáo dục mới có hiệu lực từ ngày 1/7.
Chọn sách trước khi Luật Giáo dục mới có hiệu lực
Liên quan đến vấn đề này, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho hay, theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, khung chương trình là pháp lệnh, sách giáo khoa chỉ nhằm thực hiện khung chương trình.
Ảnh minh họa: TT.
Vì vậy, sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau phục vụ cho chương trình đã được phê duyệt.
Ngoài bộ sách giáo khoa đã được lựa chọn để giảng dạy trong các cơ sở giáo dục, giáo viên có thể tham khảo các bộ sách khác để phục vụ quá trình giảng dạy.
Còn theo Điều 32, Luật Giáo dục 2019, có hiệu lực từ ngày 1/7, " Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo".
Điều này có nghĩa, tuy có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau, địa phương có thể chọn sách của mỗi môn ở các bộ sách khác nhau để tổng hợp lại thành một bộ sách giáo khoa dùng chung cho cả địa phương trên cơ sở hướng dẫn và quy định của Bộ.
Việc làm này sẽ đảm bảo nguyên tắc xã hội hóa xuất bản sách giáo khoa, đồng thời tạo sự thống nhất và thuận lợi cho ngành giáo dục khi chỉ đạo về mặt chuyên môn.
Tuy nhiên, để các nhà xuất bản in ấn và phát hành kịp thời theo số lượng các địa phương đăng kí; Phụ huynh và học sinh có thời gian chuẩn bị và tiếp cận sách giáo khoa; Ngành giáo dục có thời gian tiến hành tập huấn sử dụng sách giáo khoa cho giáo viên và cán bộ quản lí.... thì Bộ yêu cầu việc lựa chọn sách giáo khoa phải hoàn thành và công bố trước thời điểm bắt đầu năm học mới ít nhất 4 tháng.
Để chuẩn bị cho việc lựa chọn sách giáo khoa phục vụ năm học 2020-2021 sắp đến, Bộ đã căn cứ theo Nghị quyết 88 và ban hành Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT ngày 30/1/2020, có hiệu lực từ ngày 15/3/2020 về hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo đó, Bộ yêu cầu việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 cho năm học 2020-2021 thuộc quyền lựa chọn của các cơ sở giáo dục (trường học) và phải được công bố trước khi bắt đầu năm học mới ít nhất là 4 tháng;
Các địa phương không được can thiệp, tác động đến quá trình lựa chọn sách giáo khoa tại các trường học.
Song song với việc thực hiện lựa chọn sách giáo khoa theo Thông tư 01, hiện nay, Bộ cũng đã có văn bản đề nghị các địa phương cho ý kiến về dự thảo Thông tư mới;
Hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa theo Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/7) để phục vụ việc lựa chọn sách giáo khoa bắt đầu từ năm học 2021-2022 về sau thay cho Thông tư 01.
Sau khi ban hành Thông tư 01, Bộ cũng liên tục có các văn bản hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Thông tư 01.
Trong đó, quy định các cơ sở giáo dục phải hoàn thành việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021 và công khai kết quả lựa chọn trước ngày 15/5.
Đà Nẵng thực hiện ra sao?
Để thực hiện việc chọn sách giáo khoa mới thì Sở Giáo dục Đà Nẵng cho hay, đã phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức hội nghị giới thiệu 5 bộ sách sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới được Bộ phê duyệt cho 100% cán bộ quản lí, giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021.
Đồng thời, Sở cũng đã tham mưu Ủy ban nhân dân phê duyệt và ban hành bộ tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông phù hợp với điều kiện địa phương.
Sở cũng đã tổ chức để tổ chuyên môn nghiệp vụ cấp Tiểu học nghiên cứu, đánh giá các bộ sách giáo khoa làm căn cứ để các cơ sở giáo dục tham khảo lựa chọn.
Chỉ đạo các đơn vị, trường học tổ chức cho giáo viên đọc, nghiên cứu sách giáo khoa, thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa, thực hiện các bước lựa chọn sách giáo khoa theo quy định;
Chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lí giáo dục, học sinh, cha mẹ học sinh về quyết định lựa chọn sách giáo khoa của trường.
Đến giữa tháng 5/2020, các trường đã hoàn thành việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1, công bố công khai danh mục sách giáo khoa được lựa chọn.
Sở đã tổng hợp kết quả lựa chọn sách, báo cáo Bộ Giáo dục, Ủy ban nhân dân thành phố và thông tin đến các nhà xuất bản theo quy định.
Từ ngày 16/7/2020, phối hợp với các nhà xuất bản tiến hành tổ chức các lớp tập huấn sử dụng sách giáo khoa (theo các bộ sách giáo khoa các trường đã lựa chọn) cho 100% giáo viên lớp 1, cán bộ quản lý các trường tiểu học. Hoàn thành việc tập huấn sử dụng sách giáo khoa trước 15/8/2020.
Trước đó, Sở cũng đã tiến hành tập huấn chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho 100% cán bộ quản lí và giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021.
Bảo đảm chất lượng dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới Nhằm bảo đảm việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông năm học 2020-2021, ngay từ đầu năm học, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Kon Tum đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới hướng đến mục tiêu đạt hiệu quả cao và phù hợp với tình...