Làm phim ngắn về rác thải nhựa, hai học sinh giành huy chương Bạc quốc tế
Lê Hoàng Khang và Đinh Ngọc Gia Minh, học lớp 12, trường THPT Gia Định, TP.HCM xuất sắc giành huy chương Bạc ở lĩnh vực phim ngắn tại cuộc thi GENIUS Olympiad 2021.
GENIUS Olympiad 2021 với thông điệp “Hãy cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn” được tổ chức thường niên tại Mỹ. Cuộc thi với sự tham gia của học sinh trung học quốc tế về các vấn đề môi trường.
Biết đến cuộc thi GENIUS Olympiad từ những ngày đầu tiên bước chân vào trường Gia Định, nhưng mãi đến đầu năm lớp 11, khi được thầy Nguyễn Minh Trung – giáo viên hướng dẫn đồng thời là giáo viên bộ môn Sinh học của lớp cổ vũ tham gia thì Khang và Minh mới thật sự bắt đầu hành trình.
Mục đích chính của Minh và Khang là nâng cao nhận thức của mọi người về sự ảnh hưởng tiêu cực của rác thải nhựa đến đời sống con người, lan tỏa thông điệp “Reduce plastic to reverse its wave” nhằm giúp mọi người hiểu được sự cần thiết của việc giảm thiểu sử dụng sản phẩm từ nhựa để bảo vệ sức khỏe của mình cũng như môi trường sống. ” Chúng em không nghĩ nhiều về việc có được giải thưởng hay không, nên khi được xướng tên giành huy chương Bạc, chúng em đều vỡ òa trong hạnh phúc“, Đinh Ngọc Gia Minh chia sẻ.
Hoàng Khang (trái) và Gia Minh xuất sắc giành Huy chương Bạc cho phim ngắn “Plastic – a century threat”. (Ảnh: NVCC)
Video đang HOT
Theo Hoàng Khang, nhóm muốn làm đoạn phim mà mọi người xem vào sẽ thấy hậu quả của rác thải nhựa. Để đem câu chuyện trở nên gần gũi hơn, nhóm chọn hình ảnh một học sinh xử lý rác thải không đúng cách và việc đó xảy ra thường xuyên trong sinh hoạt hằng ngày.
Với tên gọi “Plastic – a century threat”, mở đầu phim là cảnh nam sinh đang đứng cầm một ly nước nhựa và ống hút, chuẩn bị băng qua đường. Cậu trải qua ngày sinh hoạt bình thường, xen kẽ là những lần sử dụng và xả rác thải nhựa bừa bãi. Tối hôm ấy, nam sinh gặp phải cơn ác mộng. Cậu bị các bao nhựa vây quanh. Cậu không thể di chuyển, không thể thở, cảm giác như bị trói buộc, không thể thoát ra. Giật mình thức dậy, cậu nhận ra mình phải thay đổi.
Ở phân cảnh tiếp theo, nam sinh lại xuất hiện với ly nước trên tay, ngay tại vị trí như lúc đầu phim nhưng ly nước lần này lại là bằng giấy và không ống hút nhựa nữa. Nam sinh chậm rãi bước qua đường và cuộc sống của cậu sau đó không còn sự tồn tại của rác thải nhựa nữa, không có ám ảnh, bị bao vậy bởi rác, môi trường sạch hơn, cuộc sống tốt hơn.
“Nhóm dựng hai khung cảnh ở cùng địa điểm nhưng đạo cụ được thay đổi (ly nhựa, bao nhựa lúc đầu, ly giấy, túi giấy lúc sau), thể hiện sự đối nghịch cùng với những hình ảnh tích cực khi không có rác thải nhựa. Phim ngắn nhưng chứa thông điệp “dài” rằng môi trường đang phải “đeo gông” rác thải nhựa, chỉ cần thay đổi nhận thức, thay đồ dùng nhựa bằng giấy, chúng ta sẽ có môi trường sạch cho chính cuộc sống của mình”, Hoàng Khang chia sẻ.
Trong quá trình làm phim, Minh và Khang luôn nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của thầy cô. (Ảnh: NVCC)
Gia Minh và Hoàng Khang thực hiện phim ngắn trong khoảng 2 tháng với sự hướng dẫn của giáo viên. Lần đầu làm phim ngắn nên nhóm gặp không ít khó khăn. Quá trình làm phim trải qua nhiều giai đoạn. Với Minh và Khang, giai đoạn chuẩn bị là vất vả nhất vì nhóm phải thực hiện nhiều công việc cùng lúc. Lên kịch bản, sắp xếp lịch quay, chọn địa điểm quay, chọn người diễn cho đến học cách quay, dựng bối cảnh, trong khi nhóm vẫn phải tập trung cân bằng với việc học ở trường. Đó là lý do khiến nhóm kéo dài 2 tháng làm phim.
Phim ngắn “Plastic – a century threat”, mang thông điệp rằng chúng ta hãy giảm thiểu việc sử dụng sản phẩm từ nhựa để bảo vệ môi trường, cũng như bảo vệ cuộc sống của chính bản thân. Tuy đây là thông điệp khá quen thuộc, nhưng đa số mọi người chưa thực sự quyết tâm để thực hiện nó. Vì thế, phim ngắn ra đời với mong muốn thực sự đưa hành động này vào thực tiễn, chứ không còn là những lời nói đơn thuần hay khẩu hiệu nữa.
Nhìn nhận đúng năng lực của bản thân
Không mấy người có thể xác định được mục tiêu của cuộc đời từ khi còn bé. Ngay cả khi đã 18 tuổi, thậm chí là lớn hơn, rất nhiều người vẫn không rõ thực sự mình muốn làm gì, công việc gì khiến mình yêu thích và có năng lực, trình độ phù hợp để theo đuổi ngành nghề đó.
Thí sinh dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ảnh: Quang Vinh.
Đối với những học sinh đang học lớp 12, sau khi tốt nghiệp sẽ là rất nhiều ngã rẽ khác nhau. Có bạn chọn học nghề, có bạn mong muốn thi vào đại học nhưng cũng có bạn lên kế hoạch đi làm ngay hoặc tự mình khởi nghiệp... Xuất phát từ nhận thức, hoàn cảnh gia đình và năng lực bản thân, trước hết là năng lực học tập mà mỗi người có những lựa chọn khác nhau.
Song dù là tiếp tục học lên cao hoặc đi làm ngay thì cũng đều hướng tới mục tiêu đó là tìm được công việc làm phù hợp với bản thân, khiến mình yêu thích và phấn đấu lâu dài với nó. Nếu như trước đây, nhà tuyển dụng có thể đánh giá cao về bằng cấp khi xin việc thì ngày nay, bằng cấp chỉ là một yếu tố còn năng lực làm việc thực sự mới là yếu tố quyết định mọi thứ.
Trên thực tế, sinh viên tốt nghiệp ngành A nhưng lại làm việc B là chuyện không hiếm gặp. Bên cạnh lý do khách quan về yêu cầu tuyển dụng, về thị trường lao động tại thời điểm xin việc... thì có nguyên nhân từ phía người học đó là chưa xác định đúng ngành nghề, đam mê của bản thân khi quyết định theo học ngành đó hoặc chưa có kiến thức rõ về nghề đó khi đặt bút điền nguyện vọng.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM cho rằng, một trong những kỹ năng quan trọng mà người học cần phải được học, được rèn luyện đó là kỹ năng hiểu biết về bản thân mình liên quan đến mọi phương diện khác nhau trong nhân cách, bao gồm điểm mạnh, điểm yếu, niềm tin, mối quan tâm, động lực và cảm xúc. Đó là quá trình giúp mỗi người hiểu rõ về bản thân mình và xác định nhu cầu nghề nghiệp một cách chính xác nhất.
Điều này không chỉ đúng với học sinh lớp 12 đang đứng trước ngưỡng cửa chọn ngành nghề để theo học và dự định gắn bó sau này mà với tất cả mọi người, đây là một kỹ năng không thể thiếu.
Ngày nay, có rất nhiều những bài trắc nghiệm về việc bạn có phù hợp với ngành nghề nào đó hay không. Đó cũng là một kênh tham khảo, tuy nhiên để tìm được một việc làm phù hợp là quá trình mất nhiều thời gian và diễn ra liên tục trong cuộc đời mỗi người, yêu cầu sự phân tích cẩn thận của chính bạn. Không thể chỉ đọc sách hay tham khảo những bài viết trên internet, thậm chí là một vài khóa học mà bạn có thể nắm bắt được tất cả. Cần liên tục học tập, làm việc và có ý thức quan sát mọi vật, mọi việc xung quanh để từ đó đánh giá đúng bản thân đang ở đâu, đang có gì và còn thiếu hụt gì, từ đó thận trọng khi đưa ra các quyết định quan trọng.
TP.HCM đề xuất học sinh lớp 9 và 12 trở lại trường từ tháng 12: Vui mừng xen lẫn băn khoăn Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết sẽ trình UBND TP.HCM phương án học sinh lớp 9 và 12 đi học lại từ đầu tháng 12. Nhiều phụ huynh và giáo viên ủng hộ, nhưng cũng có người cho rằng quá sớm. Học sinh lớp 12 tại huyện Củ Chi, TP.HCM đi tiêm vắc xin phòng COVID-19 - Ảnh: DUYÊN PHAN Sáng 29-10, trong hội...