Lạm phát – thách thức lớn đối với Tổng thống đắc cử Donald Trump
Theo cuộc khảo sát của Reuters/Ipsos công bố ngày 19/11, người dân Mỹ cho rằng lạm phát là vấn đề hàng đầu mà Tổng thống đắc cử Donald Trump nên tập trung giải quyết trong 100 ngày đầu tiên tại nhiệm.
Người dân mua sắm tại một chợ tại Chicago, Illinois, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Khoảng 35% số người tham gia khảo sát cho biết lạm phát là vấn đề mà ông Trump nên ưu tiên. Trong khi đó, 30% người được hỏi cho rằng ông Trump nên tập trung vào vấn đề di cư và 27% đưa ra vấn đề việc làm và các vấn đề kinh tế nói chung.
Ngoài ra, 23% người tham gia khảo sát cho rằng ông Trump, người sẽ chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2025, nên tập trung vào việc đoàn kết đất nước. Các vấn đề khác như thuế, tội phạm hoặc xung đột quốc tế nhận được tỷ lệ quan tâm thấp hơn.
Ông Trump, thuộc đảng Cộng hòa, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 5/11. Đảng của ông cũng giành quyền kiểm soát Thượng viện Mỹ và duy trì thế đa số tại Hạ viện. Ông Trump đã cam kết sẽ sử dụng chiến thắng này để thực hiện các thay đổi chính sách lớn, bao gồm áp thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu, cắt giảm thuế trong nước và siết chặt chính sách nhập cư.
Các nhà kinh tế cảnh báo rằng việc áp đặt thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có thể làm tăng giá cả, khi các công ty chuyển chi phí thuế quan cho người tiêu dùng. Điều này có thể khiến lạm phát tăng cao trở lại, tương tự như tình trạng mà chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã phải đối mặt. Lạm phát tại Mỹ đã tăng mạnh trong năm 2021 và 2022 khi đại dịch COVID-19 gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo kết quả khảo sát, chỉ có 1% số người tham gia cho rằng ông Trump nên tập trung vào vấn đề thương mại quốc tế và thuế quan.
Trong cuộc khảo sát, các đảng viên Cộng hòa có xu hướng quan tâm nhất đến vấn đề di cư, với 56% người chọn lựa vấn đề này, so với chỉ 11% đảng viên Dân chủ.
Cuộc khảo sát cho thấy tâm lý lạc quan giữa các đảng viên Cộng hòa kể từ khi ông Trump giành chiến thắng. Khoảng 30% đảng viên Cộng hòa cho rằng đất nước đang đi đúng hướng, so với chỉ 3% trong cuộc khảo sát của Reuters/Ipsos vào cuối tháng 10, ngay trước cuộc bầu cử. Trong khi đó, chỉ 8% đảng viên Dân chủ cho rằng đất nước đang đi đúng hướng, giảm mạnh từ mức 29% trong tháng 10.
Khoảng 44% số người tham gia khảo sát cho biết họ có quan điểm tích cực về ông Trump, trong khi 51% có quan điểm tiêu cực về ông.
Dự báo về những thay đổi lớn trong ngành y tế Mỹ khi ông Kennedy trở thành bộ trưởng
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã bổ nhiệm nhà hoạt động chống vaccine và luật sư môi trường Robert F.
Video đang HOT
Kennedy Jr. làm Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh. Dự báo ông Kennedy sẽ có những động thái tác động lớn tới ngành y tế Mỹ.
Ông Robert F. Kennedy Jr. phát biểu tại Walker, bang Michigan (Mỹ), ngày 27/9/2024. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Theo tờ Politico, nếu Thượng viện phê chuẩn ông Kennedy, điều này sẽ báo hiệu thay đổi lớn nhất từ trước đến nay trong hệ thống y tế công cộng của Mỹ. Bộ Y tế và các cơ quan trực thuộc giám sát quá trình phê duyệt thuố.c, an toàn thực phẩm và giám sát dịch bệnh, ngoài ra còn quản lý chương trình Medicare và Medicaid.
Là hậu duệ của một trong những gia tộc thuộc đảng Dân chủ nổi tiếng nhất của Mỹ, ông Kennedy và phong trào "Làm nước Mỹ khỏe mạnh trở lại" (MAHA) cho rằng sức khỏe yếu kém của người Mỹ một phần do liên minh tham nhũng giữa các ngành thực phẩm và dược phẩm với các cơ quan quản lý chịu trách nhiệm giám sát. Phong trào này muốn thay thế các quan chức quan liêu và cải tổ hệ thống giám sát thuố.c trừ sâu, phụ gia thực phẩm và vaccine.
Nhiều thành viên đảng Cộng hòa tại Quốc hội cho biết họ sẵn sàng ủng hộ ý tưởng của ông Kennedy.
Loại bỏ ảnh hưởng của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng quy định
Ông Kennedy từng nói với kênh MSNBC rằng ông muốn cắt giảm toàn bộ các bộ phận tại Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), đặc biệt là bộ phận quản lý dinh dưỡng. FDA đang đảm nhận công việc việc đưa ra hướng dẫn dinh dưỡng, giám sát nhãn mác và an toàn thực phẩm, cũng như giải quyết các vấn đề sức khỏe liên quan đến thực phẩm như béo phì và bệnh tim.
Mong muốn của ông Kennedy phù hợp với cam kết của ông Trump là "làm sạch vũng lầy" và kiềm chế "nhà nước ngầm".
Ông Jeff Hutt, phát ngôn viên của Ủy ban Hành động Chính trị MAHA, cho biết những người ủng hộ phong trào MAHA đang hỗ trợ chiến dịch của ông Trump trong rà soát các ứng viên cho các vị trí bổ nhiệm. Ông Kennedy thậm chí đã chia sẻ một trang web để tìm kiếm ứng viên cho các công việc trong chính phủ.
Ông Hutt nói: "Khi chúng ta nói về việc làm cho nước Mỹ khỏe mạnh, chúng ta thực sự phải bàn về vai trò chi phối của các tập đoàn lớn và cách các tập đoàn này đã nắm quyền kiểm soát các cơ quan chính phủ".
Tuy nhiên, công tác cải tổ như vậy có thể khó thực hiện nhanh chóng, khi nhân viên tại các cơ quan này có thể làm chậm các kế hoạch thay đổi lớn. Các công ty và tổ chức ngành có thể kiện chính quyền nếu họ tìm thấy lý do để cho rằng những hành động này là bất hợp pháp.
Sau đây là những gì ông Kennedy có thể thực hiện nếu được phê chuẩn trở thành Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh.
Cấm thuố.c trừ sâu và sinh vật biến đổi gien
Trong khi vận động cho ông Trump, ông Kennedy đã đứng trước trụ sở Bộ Nông nghiệp ở Washington và tuyên bố ông muốn cải tổ ngành sản xuất thực phẩm Mỹ, loại bỏ thuố.c trừ sâu và cây trồng biến đổi gien - những nguồn nguyên liệu đầu vào chính của nông dân Mỹ mà ông cho rằng đang làm người dân Mỹ bị bệnh. Trong sự nghiệp pháp lý của mình, ông Kennedy từng kiện các nhà sản xuất thuố.c trừ sâu, như Monsanto và sau đó là nhà sản xuất RoundUp tại Missouri.
Các nhóm vận động hành lang đại diện cho các công ty thực phẩm lớn và các loại cây trồng chủ lực đang âm thầm gặp gỡ các nhà lập pháp chủ chốt để ngăn cản ông Kennedy đảm nhận vị trí tại Bộ Y tế.
Ngay cả trước chiến thắng áp đảo của ông Trump, hàng chục tổ chức nông nghiệp lớn và có ảnh hưởng nhất của Mỹ đã gửi thư cho bốn lãnh đạo ủy ban Nông nghiệp của Hạ viện và Thượng viện, kêu gọi họ không nhượng bộ áp lực giảm sử dụng thuố.c trừ sâu hoặc hạn chế tiếp cận các sinh vật biến đổi gien.
Tuy nhiên, các tổ chức ngành đang thận trọng khi tỷ lệ nông dân ủng hộ ông Trump rất lớn.
Siết chặt hóa chất và phụ gia thực phẩm
Ông Kennedy cũng muốn kiểm soát chặt chẽ các hóa chất và phụ gia thực phẩm. Nhưng tương tự như thuố.c trừ sâu, ông sẽ phải đối mặt với một ngành có nguồn lực mạnh mẽ và quan hệ lâu dài tại Quốc hội.
Giống như ngành thuố.c trừ sâu vào diệt cỏ bảo vệ các công ty trong ngành này, các công ty thực phẩm cũng lập luận rằng các hóa chất và phụ gia thực phẩm khác đã được quản lý và an toàn.
Một người vận động hành lang trong ngành thực phẩm bình luận: "Đó là thao túng nỗi sợ hãi và khai thác những lo lắng của người tiêu dùng mà những lo lắng này không phải dựa trên khoa học".
Cùng lúc đó, mặc dù một số người thuộc phe cánh tả từ lâu đã cho rằng chính phủ cần thắt chặt quy định đối với các phụ gia thực phẩm và hóa chất, nhưng họ lại hoài nghi liệu lời nói của ông Kennedy có thể chuyển thành những thay đổi chính sách hay không.
Xem xét lại việc phê duyệt vaccine
Ông Kennedy từng nổi tiếng với tuyên bố rằng vaccine có thể gây ra tự kỷ - một tuyên bố đã bị bác bỏ. Trong đại dịch COVID-19, ông lập luận rằng các mũi tiêm ngừa COVID-19 không an toàn và cho rằng hệ thống phê duyệt vaccine của chính phủ bị bên ngoài chi phối.
Phần lớn các chuyên gia y tế và bác sĩ đều ủng hộ sử dụng vaccine, chỉ ra lịch sử lâu dài về các mũi tiêm an toàn và hiệu quả đã gần như xóa sổ nhiều bệnh ở Mỹ.
Cấm hóa chất độc hại
Ông Robert F. Kennedy Jr. phát biểu tại Washington, D.C., Mỹ, ngày 24/5/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Trong sự nghiệp của mình, ông Kennedy đã đấu tranh để siết chặt quy định về các hóa chất độc hại.
Chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử tháng 11, ông đưa một vấn đề khác thường liên quan đến fluorua trong nước uống. Ông nói trên mạng xã hội X rằng vào ngày nhậm chức, chính quyền ông Trump sẽ khuyến nghị tất cả các hệ thống nước uống của Mỹ ngừng sử dụng fluorua.
Mặc dù Hiệp hội Nha khoa Mỹ và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị sử dụng một lượng nhỏ fluorua trong nước uống để ngăn ngừa sâu răng, nhưng các nghiên cứu gần đây đã đặt ra mối lo ngại về tác động có thể xảy ra với não bộ của tr.ẻ e.m và trẻ sơ sinh.
Việc ông Kennedy muốn tăng cường quy định kiểm soát hóa chất hoàn toàn trái ngược với những gì chính quyền ông Trump thực hiện trong nhiệm kỳ đầu tiên tại Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA). Khi đó, ông Trump đã bổ nhiệm một nhân vật từng là người vận động hành lang của ngành hóa chất, Nancy Beck, để giám sát văn phòng các hóa chất độc hại của cơ quan này. Ngoài ra, ông David Dunlap, một quan chức chính sách trước đây của Koch Industries (tập đoàn công nghiệp có trụ sở tại Kansas), đã được chọn để giám sát văn phòng khoa học của EPA. EPA dưới thời ông Trump đã làm suy yếu quá trình quản lý các hóa chất độc hại.
Một người vận động hành lang của ngành hóa chất nói: "Tôi không biết ông Kennedy Jr. sẽ có tác động thế nào. Rất khó thay đổi các bộ máy quan liêu nếu không biết mình đang làm gì".
Tuy nhiên, vấn đề fluorua cho thấy ông Kennedy sẽ phá vỡ những liên minh chính trị truyền thống.
Mặc dù các tổ chức môi trường lớn vốn mạnh mẽ phản đối ông Trump không tham gia vào cuộc tranh luận về fluorua, nhưng những nhà khoa học và chuyên gia y tế cộng đồng có ảnh hưởng và liên kết với các tổ chức này đã bày tỏ lo ngại về việc cho fluorua vào nước giống như những gì ông Kennedy đã nêu ra. Vào tháng 9, một thẩm phán liên bang ở California đã ra phán quyết ủng hộ các nhà hoạt động chống fluorua và yêu cầu EPA phải quản lý hóa chất này theo luật các hóa chất độc hại chính ở Mỹ.
Thâm hụt ngân sách của Mỹ trong tháng 10 tăng gần gấp 4 lần Ngày 13/11, Bộ Tài chính Mỹ thông báo thâm hụt ngân sách của nước này trong tháng 10 vừa qua đã tăng vọt lên 257 tỷ USD, gấp gần 4 lần so với mức thâm hụt 67 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Đồng USD. Ảnh: THX/TTXVN Lý giải về tình trạng này, Bộ Tài chính Mỹ cho biết nguyên nhân phần lớn...