Lạm phát của Mỹ vẫn ở mức cao nhất trong 40 năm
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, giá hàng tiêu dùng của Mỹ trong tháng 7 đã không tăng so với tháng trước nhờ giá xăng giảm, dấu hiệu đầu tiên giúp người Mỹ được giải tỏa sau thời gian chứng kiến lạm phát leo thang chóng mặt trong 2 năm qua.
Người dân mua thực phẩm trong siêu thị tại Glendale, California, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bộ Lao động Mỹ ngày 10/8 cho biết Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 7 không tăng so với tháng 6. Mức tăng trong tháng 6 là 1,3% so với tháng 5, lên 9,1%, cao nhất trong 40 năm. Kết quả này có thể cho phép Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) giảm mức tăng lãi suất dự kiến vào tháng 9 tới.
Mức tăng CPI trong tháng 7 là nhỏ nhất tính theo tháng kể từ năm 1973, và thấp hơn dự báo. Trong một cuộc thăm dò do hãng Reuters thực hiện các chuyên gia đã dự báo mức tăng 0,2% trong tháng 7. Kết quả này là nhờ giá xăng đã giảm 20%. Trước đó trong nửa đầu năm nay, do xung đột tại Ukraine, giá xăng đã tăng lên mức cao kỷ lục trung bình hơn 5 USD/gallon vào giữa tháng 6.
Trước cuộc họp chính sách vào tháng tới, FED đã bóng gió rằng CPI cần tăng chậm lại thì mới có thể từ bỏ chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát vốn đang ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ qua. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế trưởng của Capital Economics, Paul Ashworth nhận định: “Đây vẫn chưa phải là mức giảm lạm phát đáng kể mà FED mong muốn. Nhưng đây là sự khởi đầu và chúng tôi hy vọng chứng kiến nhiều dấu hiệu giảm sức ép giá hơn nữa trong những tháng tới”.
Chỉ số CPI thấp hơn dự báo đã tạo sức bật cho các thị trường tài chính. Chỉ số S&P 500 tăng 1,7% trong phiên giao dịch sớm.
Mỹ: Giá xăng tăng thúc đẩy lạm phát
Ngày 29/7, Cơ quan Phân tích Kinh tế (BEA) của Mỹ công bố số liệu cho thấy giá xăng tăng trong tháng 6 đã thúc đẩy lạm phát tăng cao và làm giảm sức mua của các hộ gia đình ở nước này.
Người tiêu dùng mua hàng hoá trong siêu thị ở Glendale, California (Mỹ). Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, tính trên cơ sở hằng năm, Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) - một thước đo chính của lạm phát, đã tăng 1% trong tháng 6 và tăng 6,8% trong tháng 5. Tỷ lệ lạm phát hằng tháng đã tăng từ 0,6% vào tháng 5 và tỷ lệ lạm phát hằng năm tăng từ 6,3% trong tháng đó.
Chỉ số giá PCE là thước đo lạm phát quan trọng của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) và ảnh hưởng nặng nề đến kế hoạch tăng lãi suất của ngân hàng trung ương này. FED đặt mục tiêu duy trì lạm phát hằng năm ở mức dưới 2% và đang tăng lãi suất nhanh chóng để đưa tăng trưởng giá trở lại mức đó. Các nhà kinh tế dự báo chỉ số giá PCE sẽ cho thấy một bước nhảy vọt khác về lạm phát vào tháng 6, khi giá trung bình của một gallon xăng (tương đương 3,78 lít) ở Mỹ tăng trên 5 USD.
Cuộc xung đột ở Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga đã hạn chế nguồn cung dầu và khí đốt tự nhiên trên toàn cầu, cùng với lương thực và các mặt hàng khác, khiến giá cả ngày càng tăng cao và biến động. Giá năng lượng đã tăng 7,5% và giá thực phẩm tăng 1% trong tháng 6. Giá năng lượng và thực phẩm cao cũng có nguy cơ thúc đẩy lạm phát khi các công ty cố gắng trang trải chi phí vận chuyển, sản xuất và nguyên liệu cao hơn. Theo chỉ số giá PCE, giá năng lượng đã tăng 43,5% và giá thực phẩm tăng 11,2% hằng năm vào tháng 6. Nếu không có giá thực phẩm và năng lượng, chỉ số giá PCE đã tăng 0,6% trong tháng và 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 6, cả hai đều tăng cao hơn so với mức tháng 5 lần lượt là 0,3% và 4,7%.
Giá dầu giảm gần đây có thể sẽ đẩy lạm phát đi xuống trong tháng 7. Tuy nhiên, dữ liệu tháng 6 cũng cho thấy lạm phát gia tăng ở các khu vực ngoài những khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cuộc xung đột ở Ukraine. Mức tăng hằng tháng của chỉ số giá PCE không có thực phẩm và năng lượng giữ ở mức 0,3% trong mỗi tháng từ tháng 2 đến tháng 5, nhưng đã tăng gấp đôi lên mức tăng 0,6% vào tháng 6. Lạm phát PCE hằng năm không bao gồm lương thực hoặc năng lượng cũng tăng lần đầu tiên kể từ tháng 2. FED và các nhà kinh tế đã chú ý nhiều hơn đến lạm phát mà không tính đến giá thực phẩm và năng lượng, còn được gọi là lạm phát "lõi", vì thị trường thực phẩm và năng lượng biến động nhiều hơn và thường không phản ánh các lực đẩy giá lớn hơn.
Lạm phát cơ bản cao hơn có thể là một dấu hiệu cho thấy việc tăng lãi suất của FED vẫn chưa làm nền kinh tế chậm lại, đủ để tạo ra sự sụt giảm trong tăng trưởng giá cả. Lạm phát gia tăng là một trong những thách thức lớn nhất mà nền kinh tế Mỹ phải đối mặt, mặc dù vẫn có khả năng phục hồi và tăng thêm 2,7 triệu việc làm trong năm nay ngay cả khi các nhà kinh tế nhận thấy quốc gia này đang tiến gần đến suy thoái.
Mỹ cân nhắc dỡ bỏ thuế quan đối với một số mặt hàng Trung Quốc Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo ngày 5/6 cho biết Tổng thống Joe Biden đã yêu cầu đội ngũ cố vấn xem xét lựa chọn việc dỡ bỏ một số thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc nhằm đối phó với tình hình lạm phát cao. Người tiêu dùng mua hàng hoá trong siêu thị ở Glendale, California (Mỹ). Ảnh tư...