Làm oan, xin lỗi dân khó lắm sao?
“Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”, người vô tội đã phải chịu bao đau khổ vì sai lầm của các cơ quan tố tụng, đến khi được minh oan thì quá trình yêu cầu bồi thường, khôi phục danh dự, quyền lợi hợp pháp sau đó cũng rất vất vả.
Trình tự, thủ tục yêu cầu bồi thường oan theo quy định hiện hành còn rườm rà, nhiêu khê, nhất là còn nặng tính quan liêu, làm cho người bị oan phải tốn nhiều thời gian, công sức. Về vấn đề này, PV đã trao đổi với luật sư Trương Trọng Nghĩa (đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam)
Nghị quyết 388 trước đây và Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hiện nay (LTNBTCNN) đều quy định việc bồi thường thiệt hại và khôi phục danh dự, quyền lợi hợp pháp cho người bị oan chỉ được thực hiện khi họ có yêu cầu bằng văn bản. Theo luật sư Trương Trọng Nghĩa, thực tiễn áp dụng cho thấy đã đến lúc cần phải sửa đổi quy định này.
Chủ động bồi thường, xin lỗi
Thưa ông, Điều 34 LTNBTCNN quy định người bị làm oan phải chuẩn bị đơn và hồ sơ yêu cầu bồi thường để cơ quan đã làm oan mình xem xét. Còn theo Điều 37 LTNBTCNN, nếu việc thương lượng bồi thường giữa các bên không thành thì người bị oan mới được khởi kiện để tòa thụ lý. Ông nhận xét gì về các quy định này?
Luật sư Trương Trọng Nghĩa: Mới nghe qua thì có cảm giác quy định như vậy là hợp lý vì các nhà làm luật cho rằng sẽ có trường hợp người bị thiệt hại không muốn khiếu nại, kiện tụng, thậm chí không yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên, việc luật quy định người bị oan phải trải qua một quy trình khá phức tạp mới được bồi thường, khôi phục danh dự sẽ khiến rất nhiều người dân ngần ngại hoặc không đủ điều kiện để thực hiện, trong khi cơ quan làm oan thì vẫn “bình chân như vại”.
Theo tôi, vì một nền tố tụng văn minh, dân chủ và để thể hiện tinh thần “công bộc của dân”, nên sửa đổi quy định theo hướng khi việc làm oan đã được xác định rõ ràng, cơ quan làm oan phải chủ động liên hệ thăm hỏi, nhận lỗi, đề xuất bồi thường nếu có thiệt hại trong một thời hạn nhất định. Làm như vậy sẽ có nhiều trường hợp người dân hài lòng và bỏ qua. Nếu có yêu cầu bồi thường thì họ cũng sẽ chấp nhận dễ dàng. Khi đó, cơ quan tố tụng vừa được lòng dân, vừa tránh được nhiều vụ khiếu kiện kéo dài.
Ông Nguyễn Thanh Chấn (thứ hai từ trái), người bị oan cùng vợ, luật sư và người thân sau buổi họp với đại diện TAND Tối cao về việc yêu cầu bồi thường oan.
Nhưng thực tế không phải cơ quan làm oan nào cũng tâm phục khẩu phục, họ thường có tâm lý “ấm ức” nên việc phải chủ động xin lỗi, bồi thường khiến họ khó chịu và tìm cách kéo dài. Lúc này đòi hỏi sự thành tâm chủ động từ phía họ thì e rằng hơi khó, thưa ông?
Video đang HOT
Nếu luật quy định việc chủ động xin lỗi, chủ động hòa giải như là một nghĩa vụ bắt buộc và là “tình tiết giảm nhẹ” khi xử lý trách nhiệm thì tôi tin rằng sẽ có nhiều cơ quan, cán bộ làm sai tích cực thực hiện.
Thưa ông, Điều 51 LTNBTCNN quy định người bị oan có quyền yêu cầu khôi phục danh dự nhưng chỉ được giải quyết sau khi có quyết định giải quyết về bồi thường có hiệu lực được ba tháng. Quy định này có gây khó cho người bị oan?
Quy định như Điều 51 rất quan liêu và bất công. Đã có quyết định giải quyết bồi thường rồi mà lại buộc người bị oan phải yêu cầu khôi phục danh dự bằng văn bản. Tại sao trong quyết định giải quyết không quy định rõ nghĩa vụ, thời hạn khôi phục danh dự cho người bị oan theo cách thức nhanh chóng, thuận tiện nhất cho họ?
Quyền hiến định
Người bị bắt, tam giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.
(Theo khoản 5 Điều 31 Hiến pháp 2013)
Xin lỗi phải thực chất
Thông thường trong buổi xin lỗi công khai chỉ có đại diện của cơ quan làm oan đến đọc lời xin lỗi mà không có các cá nhân trực tiếp làm oan tham dự (dù có thể họ đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác). Ông có nghĩ như vậy việc xin lỗi chỉ là hình thức?
Tôi cho rằng cần thiết phải có những cá nhân gây ra oan sai có mặt tại buổi xin lỗi công khai, trừ phi họ đang bị giam cứu hoặc đã bị sa thải. Có như vậy họ mới thấu hiểu và thực sự rút được kinh nghiệm trong nghiệp vụ của mình. Đây cũng là đạo lý của dân tộc ta. Ở nhiều nước khác, công chức sai phạm phải xin lỗi công khai, kể cả tổng thống.
Ông có đề xuất sửa đổi cụ thể gì để việc bồi thường, xin lỗi công khai người bị oan không nhiêu khê như hiện nay? Chẳng hạn như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, cơ quan làm oan là TAND Tối cao yêu cầu ông Chấn cung cấp quyết định khởi tố từ hơn 10 năm trước, trong khi quyết định đó có sẵn trong hồ sơ vụ án và TAND Tối cao có thể dễ dàng thu thập?
Có một thực tế chung, không chỉ ở Việt Nam, là tình trạng “phủ bênh phủ, huyện bênh huyện” trong các cơ quan nhà nước. Do vậy cần phải quy định sao cho thuận lợi nhất cho người bị oan và bảo đảm việc giải quyết, xét xử phải công bằng, khách quan, nhanh chóng. LTNBTCNN hiện nay, qua năm năm thực hiện, đã cho thấy nhiều bất cập.
Quyền được Nhà nước bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự là quyền con người được hiến định, đặc biệt được bổ sung và nhấn mạnh tại Điều 31 Hiến pháp 2013. Có những trường hợp bồi thường thiệt hại thần vtinhà phục hồi danh dự còn quan trọng hơn bù đắp thiệt hại vật chất. Việt Nam đã cam kết phải thể chế hóa và bảo đảm thi hành quyền này bằng luật pháp và cơ chế tố tụng cụ thể, có hiệu lực. Do đó, LTNBTCNN cần được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo tinh thần của Hiến pháp 2013, nhất là khi Việt Nam đang là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Xin cảm ơn ông!
Theo Vietbao
Kháng nghị giám đốc thẩm vụ phạt tù học sinh giật mũ
TAND Tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm bản án xử tù nhóm học sinh tại Tiên Lãng (Hải Phòng) giật mũ nữ sinh vì cho rằng bản án quá nghiêm khắc, đề nghị hủy án để xử lại từ đầu.
TAND Tối cao đã ban hành quyết định kháng nghị đối với bản án hình sự phúc thẩm của TAND TP Hải Phòng và bản án hình sự sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng xử phạt tù nhóm học sinh cướp giật mũ nữ sinh tại Tiên Lãng.
Quyết định kháng nghị do Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn ký.
Ba bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm.
Theo kháng nghị, sau khi nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án, TAND Tối cao xét thấy các bị cáo Vũ Văn Thành (19 tuổi), Nguyễn Bá Thịnh (17 tuổi), Vũ Thanh Hùng (18 tuổi) và Vũ Văn Lộc (18 tuổi), cùng trú tại xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng, đã có hành vi đi xe máy cướp giật mũ của học sinh.
Các bị cáo thực hiện hành vi cướp giật mũ bằng cách đi xe máy áp sát xe đạp của các em học sinh rồi giật mũ là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, nguy hiểm cho các em học sinh khi đang tham gia giao thông.
Hành vi này diễn ra trong thời điểm trên địa bàn huyện Tiên Lãng đang xảy ra nhiều vụ cướp giật mũ, nón và điện thoại của học sinh khiến phụ huynh, học sinh hoang mang, lo lắng cho sự an toàn của con em mình. Trước đó, ban giám hiệu một số trường đã có đơn đề nghị Công an huyện Tiên Lãng điều tra, xử lý nghiêm minh các vụ cướp giật để trấn an tâm lý và bảo vệ sự an toàn cho các em học sinh.
Theo kháng nghị của TAND Tối cao, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm kết án các bị cáo tội cướp giật tài sản là đúng. Tuy nhiên xét thấy tính chất, mức độ nguy hiểm, hậu quả của hành vi phạm tội mà các bị cáo đã thực hiện, cũng như các bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nên đối với bị cáo Lộc và Thịnh có thể áp dụng thêm điều 54 Bộ luật hình sự miễn hình phạt cho các bị cáo.
Bản kháng nghị cho rằng Tòa phúc thẩm tuyên phạt bị cáo Lộc bị 18 tháng tù nhưng cho hướng án treo, bị cáo Thịnh 22 tháng tù nhưng cho hưởng án treo là quá nghiêm khắc.
Trong vụ này, Thành là người khởi xướng đồng thời là người chuẩn bị phương tiện, trực tiếp giật mũ của các em học sinh, bên cạnh đó còn cùng với bị cáo Hùng bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Tiên Lãng khởi tố về hành vi Cố ý gây thương tích xảy ra ngày 23/6/2011.
Kháng nghị của TAND Tối cao cho rằng hai bị cáo này coi thường pháp luật nên cần xử phạt tù giam nhưng cũng chỉ nên phạt tù bị cáo Hùng bằng thời giam tạm giam và phạt bị cáo Thành dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà vẫn đảm bảo yêu cầu giáo dục và phòng ngừa tội phạm.
Bản kháng nghị đề nghị Tòa hình sự TAND Tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hủy, tuyên bản án hình sự phúc thẩm và sơ thẩm về quyết định hình phạt đối với cả 4 bị cáo, giao hồ sơ vụ án cho TAND huyện Tiên Lãng xét xử sơ thẩm lại từ đầu.
Trước đó, Tòa án nhân dân huyện Tiên Lãng xử sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Vũ Văn Thành (18 tuổi, tính ở thời điểm bị bắt) 36 tháng tù giam. Thành chấp nhận bản án sơ thẩm, không kháng cáo.
Ngày 8/7, Tòa án nhân dân TP Hải Phòng xử phúc thẩm tuyên giữ nguyên mức án sơ thẩm 18 tháng tù giam đối với bị cáo Vũ Thanh Hùng (tính đến ngày phạm tội là 17 tuổi, đang học lớp 9).
Đồng thời, Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng phạt các bị cáo Nguyễn Bá Thịnh (tính đến ngày phạm tội là 16 tuổi) từ 22 tháng tù giam xuống hưởng án treo và Vũ Văn Lộc (tính đến ngày phạm tội là 17 tuổi, đang học lớp 10) từ 18 tháng tù giam xuống hưởng án treo.
Theo báo Tuổi Trẻ
Phạt tù học sinh vì...giật mũ TAND Tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm bản án xử tù nhóm học sinh tại Tiên Lãng (Hải Phòng) giật mũ nữ sinh vì cho rằng bản án quá nghiêm khắc, đề nghị hủy án để xử lại từ đầu. Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành quyết định kháng nghị đối với bản án hình sự phúc thẩm...