Làm nông nghiệp kiểu… Quảng Ninh
Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ở Quảng Ninh cao, dẫn tới xu hướng ngày càng thu hẹp diện tích canh tác.
Trong bối cảnh đó, nông nghiệp Quảng Ninh đã và đang có bước đi phù hợp, theo lối riêng, gặt hái được những thành quả đáng khích lệ.
“Trái ngọt” của sự chuyển dịch này là những sản phẩm nông nghiệp đô thị có hàm lượng khoa học cao, xanh, sạch, có giá trị lớn. Ví như rau thủy canh, cây ăn quả trồng trong nhà màng, nhà lưới, nhà kính; tôm nuôi trên cạn, tôm nuôi trong nhà; nuôi trồng nấm ăn cao cấp các loại, sản xuất đông trùng hạ thảo…
Ở Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Phương Thùy (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), chỉ với không gian chưa đầy 30m2, doanh nghiệp này đã có thể cho xuất xưởng cả trăm hộp đông trùng hạ thảo tươi mỗi năm.
Sản phẩm đông trùng ngâm mật ong của Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Phương Thùy lọt vào top sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh năm 2021. Ảnh: Nguyễn Quý.
Vậy là đông trùng hạ thảo – thứ sản phẩm nông nghiệp tưởng khó canh tác được, thì nay người nông dân Quảng Ninh đã sản xuất ngay trong nhà, ngay trong lòng đô thị, đáp ứng số lượng và chất lượng, góp mặt vào thị trường một sản phẩm nông nghiệp cao cấp.
Có thể nói, những sản phẩm nông nghiệp kể trên chỉ là số ít trong hàng trăm sản phẩm nông nghiệp Quảng Ninh.
Qua quá trình phát triển, nhiều sản phẩm đã chuyển từ sản phẩm truyền thống có mặt ở chợ làng, chợ cóc lên sản phẩm hàng hóa có mặt ở các trung tâm thương mại lớn, các sàn giao dịch thương mại điện tử và cả xuất khẩu; chuyển từ sản xuất thủ công sang áp dụng công nghệ hiện đại.
Video đang HOT
Tất cả đã tạo nên những sản phẩm nông nghiệp Quảng Ninh có số lượng, chất lượng, có tính cạnh tranh cao để hội nhập thị trường.
Mô hình dưa lưới Hà Lan được trồng trong nhà màng tại trang trại của anh Nguyễn Hữu Nhượng (xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh). Ảnh: Nguyễn Quý.
Tại xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, ông chủ trang trại Nguyễn Hữu Nhượng giờ đây đang sở hữu 20.000m2 nhà màng chuyên trồng dưa lưới và rau thủy canh.
Từ chính sách hỗ trợ phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao, anh Nhượng đã phát triển thương hiệu rau sạch Quảng Tân, đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận là sản phẩm VietGAP.
“Để đáp ứng nhu cầu cung cấp rau sạch cho thị trường, chúng tôi đã lắp đặt hệ thống nhà màng. Đến nay, tổng diện tích nhà màng đạt 20.000m2.Dưa có thể trồng quanh năm gối vụ đạt sản lượng 100 tấn/năm. Sắp tới, chúng tôi sẽ trồng xen canh thêm một số loại rau thủy canh như xà lách, cải xanh, rau muống và cây sung Mỹ” – anh Nhượng nói.
Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 2 khu ứng dụng công nghệ cao về nông nghiệp và thủy sản tại TX Đông Triều và huyện Đầm Hà đã đi vào hoạt động với hệ thống khu sản xuất đầu tư đồng bộ, hiện đại.
Ngoài ra, còn hàng chục mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong doanh nghiệp, nông hộ, hàng trăm nông sản có giá trị lớn…
Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định (đứng giữa) thăm mô hình trồng cây trà hoa vàng tại xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Quý.
Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh đã chủ động đổi mới, mạnh dạn áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất.
Tiêu biểu như Công ty CP Thủy sản và Thương mại Hạ Long (TP Hạ Long) đầu tư hệ thống nuôi tôm tuần hoàn trong nhà (ISPS), quản lý, kiểm soát chất lượng nước tự động hóa theo công nghệ Nhật Bản. Nhờ đó, cho năng suất thu hoạch đạt gần 200 tấn/ha/năm, tiết kiệm chi phí gần 30%.
Hay Công ty CP Phát triển Agritech (TP Hạ Long) sản xuất giống hoa lan cao cấp bằng công nghệ invitro và kiểm soát môi trường tự động của Đài Loan. Mỗi năm, công ty sản xuất đạt trên 1 triệu cây giống, tiết kiệm chi phí gần 15%…
Đến nay, một số vùng trồng trọt trong tỉnh đã thực hiện quy trình VietGAP đảm bảo VSATTP như: Na, vải thiều (TX Đông Triều), vải chín sớm Phương Nam (TP Uông Bí)…
Chăn nuôi đã chuyển từ nhỏ lẻ, phân tán sang mô hình trang trại, gia trại công nghiệp và công nghệ cao, đa dạng hóa các sản phẩm, đối tượng vật nuôi chủ lực, thứ tự ưu tiên là lợn, gà, bò thịt, bò sữa.
Chế biến hàu nguyên con và hàu tách vỏ bán cho các siêu thị lớn tại Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long. Ảnh: Công ty cung cấp.
Quảng Ninh cũng phát triển nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch, tập trung vào các đối tượng nuôi chủ lực, đặc biệt nuôi trồng thủy sản trên biển gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Thông qua việc đầu tư khoa học công nghệ, giá trị các mặt hàng nông sản đã nâng lên rõ rệt. Nhiều nông sản, nhất là sản phẩm OCOP ngày càng đứng vững, vươn ra các thị trường lớn nhờ đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về chế biến, bảo quản.
Theo Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Minh Sơn, để mở hướng phát triển nông nghiệp một cách hiệu quả, một trong những giải pháp cũng đang được ngành nông nghiệp tỉnh tăng cường thực hiện là thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản.
Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp đã và đang đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh chú trọng xây dựng, phát triển theo chuỗi chế biến để nâng cao giá trị cho sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
Đặc biệt, tỉnh Quảng Ninh định hướng đến năm 2030, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung.
Trong đó, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chế biến theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm, hạ giá thành sản phẩm.
Ngoài ra, gắn các vùng sản xuất nông nghiệp với phát triển du lịch, hình thành các điểm làm nông nghiệp trải nghiệm.
Bình Phước: Thả cá thể khỉ đuôi dài quý hiếm về rừng tự nhiên
Ngày 18/11, Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và Công ty TNHH sản xuất, thương mại, dịch vụ B58 đã thả một cá thể khỉ đuôi dài quý hiếm về với môi trường tự nhiên.
Cá thể khỉ đuôi dài được Hạt Kiểm lâm Đồng Phú thả về rừng tự nhiên. Ảnh: TTXVN phát
Cá thể khỉ đuôi dài có tên khoa học là Macaca fascicularis, cân nặng 3kg, thuộc nhóm 2B - nhóm nguy cấp quý hiếm, nghiêm cấm khai thác và sử dụng. Đây là cá thể khỉ đuôi dài được người dân tự nguyện giao nộp cho Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú.
Sau 2 tháng chăm sóc, nuôi dưỡng, sức khỏe khỉ đuôi dài đã ổn định và đảm bảo các điều kiện để thả về môi trường tự nhiên. Trước sự chứng kiến của đại diện các đơn vị liên quan, Hạt Kiểm lâm huyện đã thả cá thể khỉ đuôi dài về với môi trường tự nhiên tại khoảnh 6, Tiểu khu 379, thuộc ấp Đồng Tân, xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú.
Việc thả cá thể khỉ đuôi dài về với môi trường tự nhiên là hành động thiết thực, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại huyện Đồng Phú cũng như tỉnh Bình Phước.
TPHCM xin thí điểm không cách ly du khách nước ngoài từ tháng 12 TPHCM kiến nghị Thủ tướng cùng các bộ việc thí điểm cho khách quốc tế nhập cảnh không cần cách ly từ tháng 12. Du khách quốc tế cần đáp ứng các điều kiện về nhập cảnh và một số điều kiện khác. Bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, vừa ký văn bản khẩn gửi Thủ tướng cùng Bộ Văn...